550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dự phòng cấp 1 để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là xử lý phân đúng qui cách.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Đa số bệnh lây qua đường hô hấp có miễn dịch bền vững, ngoại trừ bệnh:
A. Sởi
B. Đậu mùa
C. Ho gà
D. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
-
Câu 3:
Bệnh lây qua đường hô hấp có tình trạng người lành mang trùng là bệnh:
A. Sởi
B. Bạch hầu
C. Ho gà
D. Quai bị
-
Câu 4:
Bệnh lây qua đường hô hấp là nhóm bệnh chủ yếu của:
A. Trẻ em
B. Phụ nữ
C. Người già
D. Người suy giảm miễn dịch
-
Câu 5:
Nguồn truyền nhiễm của bệnh sởi là:
A. Virus sởi
B. Người bệnh
C. Người mang trùng
D. Động vật mắc bệnh
-
Câu 6:
Bệnh sởi lây truyền qua đường nào sau đây:
A. Tiêu hóa
B. Hô hấp
C. Máu
D. Da
-
Câu 7:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng chống bệnh lây qua đường hô hấp truyền từ súc vật là:
A. Xử lý không khí bị ô nhiễm
B. Khử trùng tốt chất thải của động vật
C. Khử trùng tốt chất thải và đồ dùng cá nhân của người bệnh.
D. Phát hiện sớm động vật mắc bệnh và xử lý kịp thời
-
Câu 8:
Biện pháp phòng chống bệnh sởi có hiệu quả nhất là:
A. Tiêm vắc xin sởi
B. Cách ly người bệnh từ khi mới sốt
C. Tránh tiếp xúc với người bệnh
D. Đeo khẩu trang
-
Câu 9:
Thời gian tiêm phòng vắc xin sởi tốt nhất cho trẻ là khi trẻ được:
A. 1 tháng
B. 3 tháng
C. 6 tháng
D. 9 tháng
-
Câu 10:
Biện pháp nhằm cắt đứt đường truyền để phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp là:
A. Xử lý không khí bị ô nhiễm
B. Khử trùng tốt đờm dãi và đồ dùng cá nhân của người bệnh
C. Quản lý người mang trùng
D. Phát hiện sớm động vật mắc bệnh và xử lý kịp thời
-
Câu 11:
Sởi là bệnh chủ yếu của:
A. Trẻ dưới 6 tháng
B. Trẻ em
C. Người suy giảm miễn dịch
D. Trẻ suy dinh dưỡng
-
Câu 12:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây qua đường hô hấp là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để
B. Khử trùng các đồ dùng của bệnh nhân
C. Khử trùng tốt đờm dãi, chất nôn của người bệnh
D. Tránh tiếp xúc với động vật ốm
-
Câu 13:
Bệnh sởi được lây truyền chủ yếu do:
A. Hít phải bụi chứa chất nhầy của người bệnh
B. Hít phải những giọt chất nhầy của người bệnh
C. Đồ dùng nhiễm virus sởi
D. Thức ăn nhiễm giọt chất nhầy của người bệnh
-
Câu 14:
Người mắc bệnh sởi truyền bệnh sớm nhất vào giai đoạn nào sau đây:
A. Cuối thời kỳ ủ bệnh
B. Từ khi mới sốt
C. Khi bắt đầu nổi ban
D. Khi sốt lên cao nhất
-
Câu 15:
Thời gian cách ly người mắc bệnh sởi:
A. Từ khi mới sốt đến khi hết sốt
B. Từ khi mới sốt đến khi nổi ban
C. Trong suốt thời kỳ mẫn ban
D. Từ khi mới sốt và trong suốt thời kỳ mẫn ban
-
Câu 16:
Bệnh lây qua đường hô hấp đã được thanh toán nhờ gây miễn dịch nhân tạo là:
A. Sởi
B. Đậu mùa
C. Ho gà
D. Lao
-
Câu 17:
Thời kỳ lây của bệnh sởi dài khoảng:
A. 2 - 3 ngày
B. 4 - 5 ngày
C. 5 - 7 ngày
D. 7 - 8 ngày
-
Câu 18:
Các biện pháp sau đây được thực hiện để phòng chống bệnh sởi, ngoại trừ:
A. Phát hiện sớm ngưòi mắc bệnh, cách ly, chăm sóc tốt
B. Tiêm phòng vaccin sởi
C. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
D. Dự phòng bằng kháng sinh sau khi tiếp xúc
-
Câu 19:
Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống bệnh sởi là:
A. Giám sát phát hiện người mang trùng
B. Tẩy uế không khí bị ô nhiễm
C. Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
D. Uống thuốc phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh
-
Câu 20:
Bệnh sởi hay lây nhất vào thời kỳ:
A. Cuối thời kỳ ủ bệnh
B. Viêm long
C. Ban bay
D. Phát ban
-
Câu 21:
Bệnh sởi xảy ra ở:
A. Vùng ven biển
B. Miền núi
C. Nông thôn
D. Khắp mọi nơi
-
Câu 22:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng chống bệnh sởi là:
A. Giám sát, phát hiện người mang trùng
B. Quản lý động vật mắc bệnh
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly, chăm sóc tốt
D. Điều trị kháng sinh đặc hiệu
-
Câu 23:
Các biện pháp sau đây được thực hiện để phòng bệnh lây qua đường hô hấp truyền từ động vật, ngoại trừ:
A. Khử trùng tốt dờm dãi và đồ dùng của người bệnh
B. Tiêm phòng cho súc vật
C. Phát hiện sớm động vật mắc bệnh và xử lý kịp thời
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly, điều trị
-
Câu 24:
Bệnh lây qua đường máu có nguồn truyền nhiễm từ động vật là:
A. Viêm não Nhật Bản
B. Viêm gan B
C. Bệnh dại
D. Sốt xuất huyết dengue
-
Câu 25:
Những người có thể mắc các bệnh lây qua đường máu là:
A. Nhân viên y tế
B. Phụ nữ
C. Trẻ em
D. Tất cả mọi người
-
Câu 26:
Ở Việt Nam, loài phụ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là muỗi:
A. Aedes aegypti
B. Aedes albopictus
C. Anopheles
D. Aedes nevius
-
Câu 27:
Bệnh lây qua đường máu không có nguồn truyền nhiễm từ động vật là:
A. Uốn ván
B. Bệnh than
C. Sốt rét
D. Viêm não Nhật Bản
-
Câu 28:
Bệnh sốt xuất huyết dengue lây truyền qua đường:
A. Hô hấp
B. Máu
C. Tiêu hóa
D. Da
-
Câu 29:
Bệnh sốt xuất huyết dengue được phân bố chủ yếu ở:
A. Vùng đồng bằng
B. Vùng ven biển
C. Vùng đồng bằng và ven biển
D. Vùng đồng bằng và miền núi
-
Câu 30:
Số mắc sốt xuất huyết dengue cao nhất vào các tháng:
A. 1 - 3
B. 3 - 6
C. 7 - 10
D. 9 - 11
-
Câu 31:
Nguồn truyền nhiễm của bệnh sốt xuất huyết dengue là:
A. Virus dengue
B. Muỗi mang virus dengue
C. Người bệnh
D. Người khỏi bệnh mang trùng
-
Câu 32:
Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue chủ yếu do muỗi:
A. Aedes aegypti
B. Aedes albopictus
C. Anopheles
D. Aedes nevius
-
Câu 33:
Thời điểm hút máu mạnh nhất của của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là:
A. Buổi sáng
B. Ban đêm
C. Cả ngày
D. Sáng sớm, chiều tối
-
Câu 34:
Khoảng cách xa nhất có thể tìm thấy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue xung quanh ổ dịch là:
A. 150 m
B. 100 m
C. 50 m
D. 200 m
-
Câu 35:
Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết dengue có hiệu quả nhất là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly
B. Dùng vắc xin
C. Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành
D. Làm giảm nguồn sinh sản, loại trừ ổ bọ gậy muỗi với sự tham gia của cộng đồng.
-
Câu 36:
Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue sinh sản và phát triển chủ yếu ở:
A. Sông, suối
B. Ao hồ
C. Cống rảnh và đầm lầy
D. Các dụng cụ chứa nước và các ổ đọng nước tự nhiên
-
Câu 37:
Bệnh lây qua đường máu được truyền từ động vật sang người qua trung gian bọ chét là:
A. Viêm não Nhật Bản
B. Bệnh dịch hạch
C. Sốt rét
D. Sốt xuất huyết dengue
-
Câu 38:
Khi có dịch dengue xuất huyết xảy ra, biện pháp đầu tiên để chống dịch là:
A. Bảo vệ cơ thể tránh bị muỗi đốt
B. Khai báo các trường hợp sốt
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly
D. Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành
-
Câu 39:
Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue không đúng là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly, điều trị
B. Khai báo các trường hợp bệnh
C. Uống thuốc phòng
D. Triệt phá các nơi muỗi trú ngụ và sinh sản, các ổ bọ gậy Aedes Aegypti.
-
Câu 40:
Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường máu không có tình trạng người mang trùng mạn tính là:
A. Viêm gan siêu vi B
B. Viêm gan siêu vi C
C. Nhiễm HIV/AIDS
D. Sốt xuất huyết dengue