550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hiện nay, dịch HIV /AIDS đang trong thời kỳ ổn định. Nếu như có một loại thuốc làm kéo dài thêm thời gian sống sót (nhưng không khỏi bệnh hoàn toàn) đối với những người bị AIDS được đưa vào sử dụng rộng rãi thì:
A. Làm giảm số hiện mắc AIDS;
B. Làm tăng số hiện mắc AIDS;
C. Làm giảm số mới mắc HIV;
D. Làm tăng số mới mắc HIV;
-
Câu 2:
Thành phố A có 100.000 dân; Trong năm 1995 đã ghi nhận được:
- 100 người chết do mọi nguyên nhân,
- 30 người bị lao (20 nam và 10 nữ),
- 6 người chết do lao (5 nam và 1 nữ).
Từ đó, có thể tính được tỷ lệ chết chung (thô) năm 1995 ở thành phố A là:
A. 30/ 100 000;
B. 100/ 100 000;
C. 6/ 100 000;
D. 1/ 1 000;
-
Câu 3:
Để có được số hiện mắc, tỷ lệ hiện mắc ta phải tiến hành:
A. Điều tra dọc;
B. Điều tra ngang;
C. Điều tra nửa dọc;
D. Nghiên cứu bệnh chứng;
-
Câu 4:
Năm 1970, tỷ lệ chết thô của Guyana (một nước chậm phát triển ở Nam Mỹ) là 6,8/ 1 000, và của Hoa Kỳ là 9,6/ 1 000. Người ta giải thích rằng, tỷ lệ đó của hoa Kỳ cao hơn Guyana vì:
A. Dân số Hoa Kỳ nhiều hơn dân số Guyana;
B. Quần thể người Hoa Kỳ già hơn quần thể người Guyana;
C. Tỷ lệ phát triển dân số của Hoa kỳ thấp hơn Guyana;
D. Tỷ lệ chết do tai nạn giao thông ở Hoa Kỳ cao hơn Guyana;
-
Câu 5:
Gọi là dịch khi hiện tượng đó xảy ra:
A. Bị giới hạn bởi thời gian, nhưng không bị giới hạn bởi không gian;
B. Bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian;
C. Không bị giới hạn bởi thời gian, nhưng bị giới hạn bởi không gian;
D. Không bị giới hạn bởi thời gian, không bị giới hạn bởi không gian;
-
Câu 6:
Một hiện tượng sức khỏe xảy ra bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian là:
A. Dịch;
B. Đại dịch
C. Dịch địa phương;
D. Dịch nhiễm trùng;
-
Câu 7:
Tỷ lệ hiện mắc là một phân số. Mẫu số của tỷ lệ hiện mắc là:
A. Tổng số quần thể;
B. Tổng số quần thể có nguy cơ;
C. Tổng số quần thể có nguy cơ giữa thời kỳ nghiên cứu;
D. Tổng số quần thể ở một độ tuổi nhất định;
-
Câu 8:
Điền và chỗ trống từ thích hợp: “Gọi là dịch khi xuất hiện nhiều trường hợp bị bệnh có cùng tính chất và nguyên nhân, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, .......... mắc bệnh cao hơn bình thường ở địa phương đó”.
A. Số
B. Tần số;
C. Tỷ số;
D. Tỷ lệ
-
Câu 9:
Điền và chỗ trống từ thích hợp: Đại dịch là hiện tượng xảy ra hàng loạt được giới hạn bởi thời gian nhưng không được giới hạn bởi ..........
A. Số mới mắc
B. Số hiện mắc;
C. Tỷ lệ mới mắc;
D. Không gian.
-
Câu 10:
Điền và chỗ trống từ thích hợp: Các bệnh thiếu dinh dưỡng, sốt rét, mắt hột là ........ở các nước chậm phát triển.
A. Dịch;
B. Dịch bệnh nhiễm trùng;
C. Dịch bệnh không nhiễm trùng;
D. Dịch địa phương;
-
Câu 11:
60/100 000 là tỷ lệ mới mắc ung thư trong một năm, thời gian trung bình của bệnh ung thư đó là 2 năm thì tỷ lệ hiện mắc điểm của bệnh ung thư đó là:
A. 30/100 000
B. 120/100 000
C. 12/100 000
D. 90/100 000
-
Câu 12:
100/100 000 là tỷ lệ hiện mắc mắc điểm của nhiễm HIV, thời gian phát triển trung bình của nhiễm HIV là 10 năm thì tỷ lệ mới mắc năm của nhiễm HIV là:
A. 5/100 000
B. 10/100 000
C. 20/100 000
D. 25/100 000
-
Câu 13:
Một bệnh bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện, hàng tháng có 100 trường hợp vào viện; số người thường xuyên được điều trị là 20 thì thời gian trung bình của bệnh sẽ là:
A. 5 ngày;
B. 6 ngày;
C. 7 ngày;
D. 8 ngày;
-
Câu 14:
Mẫu số của tỷ lệ chết chung (thô) là:
A. Tổng số quần thể;
B. Tổng số quần thể có nguy cơ;
C. Tổng sốngười bị bệnh;
D. Tổng số quần thể ở một độ tuổi nhất định;
-
Câu 15:
Mẫu số của tỷ lệ tử vong là:
A. Tổng số quần thể;
B. Tổng số quần thể có nguy cơ;
C. Tổng sốngười bị bệnh;
D. Tổng số quần thể ở một độ tuổi nhất định;
-
Câu 16:
Vào năm 1989, Hy vọng sống lúc sinh của người Mỹ là 71,6; hy vọng sống ở tuổi 45 của người Mỹ vào năm đó sẽ là:
A. 71,6 - 45,0 = 26,6
B. < 26,6
C. > 26,6
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Độ nhạy của một test là:
A. Khả năng nói lên sự không có bệnh của test đó;
B. Khả năng phát hiện bệnh của test đó;
C. Xác suất bị bệnh của một người có kết quả test (+)
D. Xác suất không bị bệnh của một người có kết quả test (();
-
Câu 18:
Giá trị tiên đoán của kết quả dương tính là:
A. Xác suất bị bệnh của một người có kết quả test (();
B. Xác suất bị bệnh của một người có kết quả test (+);
C. Xác suất không bị bệnh của một người có kết quả test (();
D. Xác suất không bị bệnh của một người có kết quả test (+);
-
Câu 19:
Giá trị tiên đoán của kết quả âm tính là:
A. Xác suất không bị bệnh ở người có kết quả test (();
B. Khả năng nói lên sự không bị bệnh của test.
C. Xác suất âm tính giả;
D. Xác suất dương tính giả;
-
Câu 20:
Các giá trị tiên đoán (các kết quả dương tính, âm tính) của một test phụ thuộc vào:
A. Độ nhạy, độ đặc hiệu của test và tỷ lệ mới mắc bệnh trong quần thể;
B. Độ nhạy, độ đặc hiệu của test và tỷ lệ hiện mắc bệnh trong quần thể;
C. Độ nhạy, độ đặc hiệu của test và thời gian phát triển trung bình của bệnh;
D. Độ nhạy, độ đặc hiệu của test và sự lặp lại của test;
-
Câu 21:
Dùng một test có độ nhạy Se = 100% , độ đặc hiệu Sp = 100% để phát hiện bệnh trong cộng đồng thì sẽ:
A. Không có dương tính giả;
B. Không có âm tính giả;
C. Không có dương tính giả và không có âm tính giả;
D. Tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả tùy thuộc vào P;
-
Câu 22:
Khi độ nhạy của test gần 100% thì giá trị tiên đoán kết quả dương tính chỉ phụ thuộc vào:
A. Se, Sp của test đó;
B. Se, và tỷ lệ hiện mắc trong quần thể;
C. p và xác suất kết quả dương tính sai;
D. Sp, và tỷ lệ mới mắc;
-
Câu 23:
Dùng một test có độ nhạy Se = 100% để phát hiện bệnh trong cộng đồng thì sẽ:
A. Bỏ sót nhiều (người bị bệnh);
B. Bỏ sót ít;
C. Không bỏ sót;
D. Sự bỏ sót còn tùy thuộc p;
-
Câu 24:
Khi tỷ lệ hiện mắc bệnh p trongquần thể là 0,10, xác suất của kết quả dương tính sai là: 1 - Sp = 0,08 thì xác suất bị bệnh khi test (+) là:
A. 0,53;
B. 0,58;
C. 0,67;
D. 0,79
-
Câu 25:
Khi tỷ lệ hiện mắc bệnh p trong quần thể là 0,08, xác suất của kết quả dương tính sai là: 1 - Sp = 0,08 thì xác suất bị bệnh khi test (+) là:
A. 0,47;
B. 0,53;
C. 0,64;
D. 0,75
-
Câu 26:
Tiến hành phát hiện sớm bệnh trong cộng đồng là thực hiện dự phòng:
A. Cấp III;
B. Cấp II;
C. Cấp I;
D. Ban đầu
-
Câu 27:
Một test có mức chính xác kém và ít tốn kém (rẻ hơn), test đó thuộc:
A. Test phát hiện bệnh;
B. Test chẩn đoán bệnh;
C. Test có độ nhậy cao;
D. Test có độ đặc hiệu cao;
-
Câu 28:
Một test có độ chính xác cao và thường tốn kém hơn (đắt hơn), test đó thuộc:
A. Test phát hiện bệnh;
B. Test chẩn đoán bệnh;
C. Test có độ nhậy cao;
D. Test có độ đặc hiệu cao;
-
Câu 29:
Kết quả của một tes là cơ sở của điều trị, test đó thuộc:
A. Test phát hiện bệnh;
B. Test chẩn đoán bệnh;
C. Test có độ nhậy cao;
D. Test có độ đặc hiệu cao;
-
Câu 30:
Kết quả của một tes chưa phải là cơ sở cho điều trị, test đó thuộc:
A. Test phát hiện bệnh;
B. Test chẩn đoán bệnh;
C. Test có độ nhậy cao;
D. Test có độ đặc hiệu cao;
-
Câu 31:
Đối với bệnh lao, xét nghiệm vi sinh vật trong đờm là test:
A. Phát hiện bệnh;
B. Chẩn đoán bệnh;
C. Có độ nhậy thấp;
D. Có độ đặc hiệu thấp;
-
Câu 32:
Đối với bệnh lao, chụp hình phổi (X quang) là test:
A. Phát hiện bệnh;
B. Chẩn đoán bệnh;
C. Có độ nhậy thấp;
D. Có độ đặc hiệu thấp;
-
Câu 33:
Đối với ung thư cổ tử cung, làm phiến đồ âm đạo là test:
A. Phát hiện bệnh;
B. Chẩn đoán bệnh;
C. Có độ đặc hiệu thấp;
D. Có độ nhậy thấp;
-
Câu 34:
Đối với ung thư cổ tử cung, làm sinh thiết vùng tổn thương là test:
A. Phát hiện bệnh;
B. Chẩn đoán bệnh;
C. Có độ nhậy thấp;
D. Có độ đặc hiệu thấp;
-
Câu 35:
Đối với ung thư đại tràng, làm sinh thiết vùng nghi ngờ là test:
A. Chẩn đoán bệnh;
B. Phát hiện bệnh;
C. Có độ nhậy thấp;
D. Có độ đặc hiệu thấp;
-
Câu 36:
Đối với ung thư đại tràng, tìm máu trong phân là test:
A. Phát hiện bệnh;
B. Chẩn đoán bệnh;
C. Có độ nhậy thấp;
D. Có độ đặc hiệu thấp;
-
Câu 37:
Theo Galem và Gambino, phải ưu tiên sử dụng test có độ nhậy cao đối với:
A. Một bệnh nặng, không thể không biết;
B. Một bệnh nặng nhưng khó điều trị hay nan y;
C. Khi cho họ hiết họ không có bệnh thì coa ý nghĩa quan trọng về tâm lý và sức khoẻ;
D. Kết quả dương tính sai gây thương tổn tâm lý/kinh tế cho người được khám nghiệm;
-
Câu 38:
Theo Galem và Gambino, phải ưu tiên sử dụng test giá trị tổng quát cao đối với:
A. Một bệnh nặng, không thể không biết;
B. Kết quả dương tính sai gây thương tổn tâm lý/kinh tế cho người được khám nghiệm;
C. Khi kết quả dương tính sai không gây thương tổn về tâm lý hoặc kinh tế cho người được khám nghiệm;
D. Kết quả dương tính sai và âm tính sai đếu gây thương tổn nặng nề;
-
Câu 39:
Khi lựa chọn chương trình phát hiện bệnh thì một trong những tiêu chuẩn cần phải dựa vào là:
A. Bệnh
B. Mẫu;
C. Xã hội;
D. Môi trường;
-
Câu 40:
Để phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng người ta phải sử dụng 2 test:
- a: tìm máu trong phân, tiến hành trước;
- b: sinh thiết vùng nghi ngờ, thực hiện sau;
Điều đó có nghĩa là:
A. Độ nhậy của test a thấp hơn độ nhậy của test b;
B. Độ đặc hiệu của test a thấp hơn độ đặc hiệu của test b;
C. Độ nhậy của 2 test a và b tương đưng nhau;
D. Độ đặc hiệu của 2 test a và b tương đương nhau;