550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để loại bỏ trứng của muỗi Aedes trong các dụng cụ chứa nước nhỏ, cần hướng dẫn cho cộng đồng thay nước, cọ rữa thành dụng cụ chứa nước:
A. 3 ngày 1 lần
B. 5 ngày 1 lần
C. 7 ngày 1 lần
D. 9 ngày 1 lần
-
Câu 2:
Nguồn truyền nhiễm của các bệnh lây qua đường máu (viêm gan B, C, nhiễm HIV) là:
A. Máu chứa tác nhân gây bệnh
B. Bơm kim tiêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh
C. Động vật mắc bệnh
D. Người mang trùng
-
Câu 3:
Đối với những nơi có nguy cơ cao xảy ra sốt xuất huyết dengue, việc giám sát véc tơ định kỳ được thực hiện ít nhất:
A. 1 tháng 1 lần
B. 2 tháng 1 lần
C. 3 tháng 1 lần
D. 4 tháng 1 lần
-
Câu 4:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng chống dịch sốt xuất huyết dengue là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly, điều trị
B. Diệt muỗi truyền bệnh
C. Loại bỏ các ổ bọ gậy muỗi
D. Diệt động vật mắc bệnh
-
Câu 5:
Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue là:
A. Điều trị triệt để cho người bệnh
B. Khai báo trường hợp bệnh đầu tiên
C. Diệt muỗi và loại trừ các ổ bọ gậy
D. Tiêm chủng
-
Câu 6:
Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường máu là:
A. Điều trị triệt để người mắc bệnh
B. Tiệt khuẩn dụng cụ tiêm truyền và diệt côn trùng hút máu tương ứng
C. Tiêm vắc xin
D. Uống thuốc phòng
-
Câu 7:
Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh sốt xuất huyết dengue khi chưa có dịch là:
A. Theo dõi các trường hợp sốt
B. Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng cách phòng bệnh.
C. Diệt muỗi và loại trừ ổ bọ gậy muỗi
D. Ngủ phải nằm màn
-
Câu 8:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:
A. Diệt động vật mắc bệnh
B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để.
D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền
-
Câu 9:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:
A. Diệt động vật mắc bệnh
B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để.
D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền
-
Câu 10:
Biện pháp tác động vào khối cảm thụ để phòng chống bệnh dengue xuất huyết là:
A. Phát hiện sớm các trường hợp bệnh
B. Giám sát huyết thanh học những trường hợp nghi ngờ
C. Uống thuốc dự phòng
D. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng cách phòng bệnh.
-
Câu 11:
Các bệnh lây qua đường máu là bệnh của người, không có bệnh truyền từ súc vật sang người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Một số bệnh lây qua đường máu có tình trạng người khỏi bệnh mang trùng và người lành mang trùng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết dengue, người khỏi bệnh còn mang virus dengue trong một thời gian.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết dengue, người bệnh có miễn dịch đối với typ virus đã gây bệnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Biện pháp có hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue là diệt muỗi trưởng thành bằng phun hóa chất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Bệnh lây qua đường da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:
A. Bệnh dịch hạch
B. Bệnh dại
C. Uốn ván
D. Thủy đậu
-
Câu 17:
Bệnh lây qua da, niêm mạc có nguồn truyền nhiễm từ vật vô sinh là:
A. Ghẻ
B. Đau mắt hột
C. Uốn ván
D. Leptospirosis
-
Câu 18:
Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là:
A. Chó nhà
B. Mèo
C. Bò
D. Lợn
-
Câu 19:
Nguồn dự trữ virut dại chủ yếu trong thiên nhiên là:
A. Dơi
B. Chó sói
C. Mèo rừng
D. Chim
-
Câu 20:
Người mắc bệnh dại là do tiếp xúc với:
A. Nước tiểu của súc vật
B. Phân của súc vật
C. Vật dụng bị nhiễm nước bọt của súc vật
D. Nước bọt của súc vật bị dại qua vết cắn, cào
-
Câu 21:
Chỉ định tiêm đồng thời cả văc xin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó cắn trong trường hợp:
A. Vết cắn nhẹ ở cẳng chân
B. Vết cắn nhẹ ở mặt và tại thời điểm cắn con vật khỏe mạnh.
C. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và con vật đã bị giết.
D. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con vật
-
Câu 22:
Trường hợp bị chó cắn, vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn con vật bình thường thì không cần tiêm vắc xin nếu theo dõi được chó khỏe mạnh trong vòng:
A. 3 ngày
B. 5 ngày
C. 5 - 10 ngày
D. 10 - 15 ngày
-
Câu 23:
Đối tượng nào sau đây được chỉ định tiêm vaccin phòng dại sau khi bị súc vật dại cắn:
A. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
B. Mọi người bị súc vật dại cắn
C. Thanh thiếu niên
D. Người già
-
Câu 24:
Súc vật bị dại bắt đầu bài xuất virus dại theo nước bọt khoảng................. trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
A. 4 ngày
B. 2 - 4 ngày
C. 4 - 6 ngày
D. 4 - 12 ngày
-
Câu 25:
Bệnh dại được truyền từ súc vật sang người qua đường:
A. Máu
B. Da, niêm mạc
C. Hô hấp
D. Tiêu hóa
-
Câu 26:
Biện pháp phòng chống bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người không đúng là:
A. Tiêm phòng cho súc vật
B. Giết mổ thịt các động vật ốm
C. Trang bị quần áo bảo hộ, tránh xây xát da cho người tiếp xúc nghề nghiệp với súc vật
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị
-
Câu 27:
Những người có thể mắc bệnh lây qua đường da, niêm mạc do súc vật truyền là:
A. Người chăn nuôi gia súc
B. Nông dân
C. Nhân viên thú y
D. Tất cả mọi người
-
Câu 28:
Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:
A. Diệt súc vật mắc bệnh hoặc cách ly, điều trị
B. Hạn chế tiếp xúc với súc vật ốm
C. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải súc vật
D. Vệ sinh chuồng trại
-
Câu 29:
Thời gian ủ bệnh của bệnh dại ở người ngắn hay dài phụ thuộc vào:
A. Tình trạng sức khỏe của người bị cắn
B. Tình trạng nặng nhẹ và vị trí vết thương
C. Loại súc vật cắn
D. Điều trị kháng sinh
-
Câu 30:
Biện pháp dự phòng cấp 2 đối với các bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:
A. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với động vật ốm
B. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị
C. Diệt động vật mắc bệnh
D. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải động vật
-
Câu 31:
Vi rut dại qua vết cắn vào cơ thể người sẽ:
A. Theo dây thần kinh đến hệ thần kinh
B. Phát triển tại vết thương sau đó theo dây thần kinh đến tuyến nước bọt
C. Theo máu vào cơ thể gây nhiễm độc
D. Theo dây thần kinh hướng tâm đến hệ thần kinh trung ương
-
Câu 32:
Tiêm huyết thanh kháng dại không nên chậm quá .......... sau khi bị cắn.
A. 3 ngày
B. 5 ngày
C. 7 ngày
D. 9 ngày
-
Câu 33:
Biện pháp phòng chống bệnh dại là:
A. Tiêm vắc xin phòng dại
B. Cách ly người bị súc vật nghi dại cắn
C. Tiêm vắc xin phòng dại cho người bị súc vật nghi dại cắn
D. Diệt động vật gậm nhấm mang mầm bệnh
-
Câu 34:
Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng chống bệnh dại là:
A. Tiêm huyết thanh kháng dại cho súc vật
B. Dùng kháng sinh cho người bị chó cắn
C. Diệt súc vật bị dại
D. Nhốt súc vật bị dại vào chuồng riêng
-
Câu 35:
Biện pháp để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người không phù hợp là:
A. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải động vật
B. Khử trùng tẩy uế các chất thải của người và động vật ốm.
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly, điều trị.
D. Diệt côn trùng tiết túc truyền bệnh
-
Câu 36:
Xử trí trường hợp bị chó cắn, vết cắn ở mặt và tại thời điểm cắn con chó khỏe mạnh là:
A. Tiêm vắc xin trừ dại
B. Tiêm huyết thanh kháng dại
C. Tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại
D. Theo dõi con chó
-
Câu 37:
Đối tượng nào sau đây có thể mắc bệnh dại:
A. Nhân viên thú y
B. Chăn nuôi gia súc chuyên nghiệp
C. Người ăn thịt súc vật ốm
D. Tất cả mọi người
-
Câu 38:
Để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người, biện pháp nào sau đây là không đúng:
A. Tiêm phòng cho súc vật
B. Phát hiện sớm động vật mắc bệnh, cách ly, điều trị
C. Dùng kháng sinh dự phòng cho người tiếp xúc nghề nghiệp với súc vật
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh và điều trị
-
Câu 39:
Trường hợp bị chó cắn, vết cắn nhẹ xa thần kinh trung ương và chó đã mất tích, sau khi điều trị tại chỗ vết thương cần phải:
A. Tiêm ngay vắc xin trừ dại
B. Tiêm ngay huyết thanh kháng dại
C. Tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại
D. Cách ly người bị chó cắn và cho kháng sinh dự phòng
-
Câu 40:
Cách xử trí trường hợp bị chó cắn, vết cắn nhẹ ở cổ chân và tại thời điểm cắn con vật bình thường là:
A. Tiêm vắc xin trừ dại
B. Tiêm huyết thanh kháng dại
C. Tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại
D. Không tiêm phòng nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn bình thường.