550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thử nghiệm lâm sàng đồng nghĩa với:
A. Nghiên cứu sinh thái;
B. Nghiên cứu ngang;
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Thử nghiệm ngẫu nhiên;
-
Câu 2:
Đối tượng trong thử nghiệm ngẫu nhiên là:
A. Quần thể;
B. Cá thể;
C. Bệnh nhân;
D. Người khỏe;
-
Câu 3:
Đối tượng trong thử nghiệm lâm sàng là:
A. Quần thể;
B. Cá thể
C. Bệnh nhân;
D. Người khỏe;
-
Câu 4:
Nghiên cứu thực nghiệm đồng nghĩa với:
A. Nghiên cứu tương quan;
B. Nghiên cứu can thiệp;
C. Nghiên cứu theo dõi;
D. Nghiên cứu hồi cứu;
-
Câu 5:
Để thử nghiệm một vaccin (phòng một bệnh nhất định), người ta đã cho 1000 đúa trẻ 2 tuổi (được chọn ngẫu nhiên trong một quần thể), sử dụng loại vaccin nêu trên, và đã theo dõi 10 năm tiếp theo thấy 80% những đứa trẻ đó không bị bệnh tương ứng và kết luận:
A. Vaccin này rất tốt trong việc phòng bệnh đó;
B. Không nói được gì vì không theo dõi những đứa trẻ không dùng vaccin;
C. Chưa nói được gì vì chưa có test thống kê;
D. Vaccin đó chưa tốt lắm, có thể làm ra được loại vacxin khác có hiệu lực bảo vệ cao hơn.
-
Câu 6:
Bệnh nhiễm trùng chiếm vị trí quan trọng trong dịch tễ học hiện đại vì các lý do sau đây ngoại trừ lý do:
A. Bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật tử vong trên thế giới
B. Có những biến đổi mới về mặt chủng loại và độc lực của vi sinh vật gây bệnh
C. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh nhiễm trùng sẽ góp phần ngăn ngừa và tiêu diệt các bệnh này trong tương lai
D. Công tác phòng chống bệnh nhiễm trùng it có hiệu quả
-
Câu 7:
Nhiễm trùng là gì?
A. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể
B. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào bên trong một cơ thể ký chủ
C. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
D. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng cho một cơ thể ký chủ
-
Câu 8:
Truyền nhiễm là gì?
A. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
B. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể ký chủ
C. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan trong cơ thể
D. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng nào đó từ cơ thể này sang cơ thể khác
-
Câu 9:
Bệnh nhiễm trùng gọi là nhanh khi thời kỳ ủ bệnh ngắn.
A. < 2 ngày
B. < 2 tuần
C. < 1 tháng
D. < 2 tháng
-
Câu 10:
Trong công thức tính tỷ lệ tấn công sơ cấp = G x 100 thì:
A. A là số bệnh nhân được phát hiện đầu tiên, B là số người có thể tiếp thụ bệnh trong cộng đồng
B. A là số bệnh nhân được phát hiện đầu tiên, B là số người trong cộng đồng
C. A là tổng số người bị nhiễm, B là tổng số người mắc bệnh
D. A là số người bị bệnh, B là số người bị nhiễm
-
Câu 11:
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật được diễn tả bằng công thức =ĠX 100, trong đó:
A. E là số bệnh nhân được phát hiện ở một thời điểm, F là số người có thể tiếp thụ bệnh trong cộng đồng ở thời điểm đó
B. E là số bệnh nhân được phát hiện ở một thời điểm, F là số người trong cộng đồng ở thời điểm đó
C. E là tổng số người bị nhiễm và mắc bệnh, F là tổng số người bị nhiễm
D. E là tổng số người bị nhiễm, F là tổng số người có thể tiếp thụ bệnh trong cộng đồng
-
Câu 12:
Trong bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ tấn công được được dùng để đánh giá:
A. Khả năng lây lan của tác nhân gây bệnh
B. Độc tính của vi sinh vật
C. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật
D. Khả năng xâm nhiễm của vi sinh vật
-
Câu 13:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh sởi là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính cao
C. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
D. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 14:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh bại liệt là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
D. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 15:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh dại ở người là:
A. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính trung bình
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính cao
D. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 16:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh thủy đậu là:
A. Khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng gây bệnh thấp, độc tính thấp
D. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 17:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh lao là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh thấp, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc trung bình
D. Khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 18:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh phong là:
A. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh thấp, độc tính trung bình
D. Khả năng lây lan rất thấp, khả năng gây bệnh rất thấp, độc tính trung bình
-
Câu 19:
Đối với bệnh nhiễm trùng ở người, trong số những tác nhân liệt kê sau đây, tác nhân có khả năng lây lan thấp hơn cả là:
A. Trực khuẩn lao
B. Trực khuẩn thương hàn
C. Nảo mô cầu
D. Virus dại
-
Câu 20:
Những đặc trưng của môi trường có liên quan đến sự tồn tại và phát triển thuận lợi của tác nhân gồm các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Nhiệt độ, độ ẩm môi trường thích hợp
B. Sự có mặt của chất dinh dưỡng trong môi trường
C. Nước nhiễm mặn tạo thuận lợi cho vi khuẩn tả
D. Môi trường giàu oxy là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn Clostridium botulinu
-
Câu 21:
Thể bệnh không triệu chứng lâm sàng thường xảy ra trong trường hợp bệnh:
A. Thủy đậu
B. Sởi
C. Bại liệt
D. Ho gà
-
Câu 22:
Tỷ lệ tiếp xúc là một chỉ số để mô tả một vụ dịch, tỷ lệ tiếp xúc bằng:
A. Số người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh/ Số người mắc bệnh
B. Số người tiếp xúc với bệnh nhân/ Toàn bộ quần thể
C. Số người tiếp xúc / Số người miễn dịch
D. Số người tiếp xúc với tác nhân/ Toàn bộ quần thể
-
Câu 23:
Tỷ lệ miễn dịch bằng:
A. Số người miễn dịch / Toàn bộ bệnh nhân
B. Số người miễn dịch / Toàn bộ quần thể
C. Số người miễn dịch / Số người tiếp xúc
D. Số người miễn dịch / Số người mắc bệnh
-
Câu 24:
Hiện nay mới chỉ có bệnh thuỷ đậu là bệnh duy nhất bị tiêu diệt trên trái đất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của một vi sinh vật vào trong cơ thể một ký chủ nhưng chưa phải là đã mắc bệnh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Khi sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể ký chủ nhưng không dẫn đến hậu quả gây bệnh ngay cho ký chủ, mà chỉ xảy ra sau một thời gian dài với sự hiện diện vi sinh vật một cách thụ động trong cơ thể ký chủ: người ta gọi đó là nhiễm trùng nội sinh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Tỉ lệ bệnh dại ở người không cao là do khả năng gây bệnh của virus dại không cao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Độc tính của tác nhân quyết định mức độ lan tràn của vụ dịch:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Khả năng gây bệnh của tác nhân được được diễn tả trong dịch tễ học bằng tỉ lệ tấn công sơ cấp và tỉ lệ tấn công thứ cấp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Tỉ lệ mới mắc trong dịch tễ học nhiễm trùng còn gọi là tỉ lệ tấn công.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Hai yếu tố quan trọng của dịch tễ học bệnh truyền nhiễm có liên quan đến môi trường là: thời gian tồn tại và sinh sản của vi sinh vật trong môi trường và phương thức và phạm vi lan truyền trong môi trường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Người mang mầm bệnh hoạt động: gồm những người đang mắc bệnh trong thời kỳ toàn phát.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Người mang mầm bệnh tiềm ẩn: về mặt dịch tễ là những người mang mầm bệnh nhưng không đào thải tác nhân gây bệnh ra môi trường chung quanh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Công thức sau đây đúng hay sai: Tỉ lệ miễn dịch = Số người miễn dịch / Số người không miễn dịch.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Nguồn truyền nhiễm có ý nghĩa quan trọng về mặt dịch tễ học, vì có thể là điểm khởi đầu của một vụ dịch, là:
A. Người lành mang trùng
B. Người bệnh nhiễm trùng mãn tính
C. Người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh
D. Người khỏi bệnh mang trùng
-
Câu 36:
Nội dung nào được liệt kê sau đây không phải là nguồn truyền nhiễm.
A. Người bệnh
B. Người mang trùng
C. Ổ chứa động vật
D. Tiết túc
-
Câu 37:
Những nội dung nào sau đây không thuộc cơ chế lây lan của một bệnh nhiễm trùng.
A. Vi sinh vật lưu thông tự do trong cơ thể ký chủ và gây bệnh
B. Vi sinh vật ra khỏi cơ thể ký chủ
C. Tác nhân tồn tại ở môi trường bên ngoài
D. Tác nhân có thể phát triển ở môi trường bên ngoài
-
Câu 38:
Bệnh nào sau đây có thể được lây lan theo nhiều cơ chế hơn cả.
A. Dại
B. Thương hàn
C. Viêm gan siêu vi B
D. Cúm
-
Câu 39:
Bệnh nào sau đây chỉ lây lan theo một cơ chế:
A. Sốt do leptospira
B. Dịch hạch
C. Lậu
D. Than
-
Câu 40:
Có một vài trường hợp, cơ chế lan truyền chủ yếu của tác nhân không phải là không khí, nhưng do tác nhân có sức đề kháng cao với ngoại cảnh nên tác nhân có thể có trong bụi và gây bệnh qua đường hô hấp, đó là trường hợp của:
A. Trực khuẩn dịch hạch
B. Trực khuẩn lao
C. Nảo mô cầu
D. Trực khuẩn than