550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời kỳ lây lan quan trọng nhất trong đa số các bệnh nhiễm trùng là:
A. Thời kỳ ủ bệnh
B. Thời ký tiền triệu chứng
C. Thời ký toàn phát
D. Thời kỳ hạ sốt
-
Câu 2:
Người khỏi bệnh mang trùng:
A. Là người mang trùng nguy hiểm
B. Là nguồn truyền nhiễm đáng kể
C. Có ý nghĩa lớn về mặt dịch tễ học
D. Không lan truyền bệnh
-
Câu 3:
Người mang trùng không rõ ràng trong đa số trường hợp bệnh xãy ra đối với các loại tác nhân:
A. Virus thủy đậu, sởi, viêm gan B
B. Vi trùng bạch hầu, virus viêm gan B, các chủng Salmonella
C. Virus bại liệt, Não mô cầu, Virus viêm gan
D. Vi trùng thương hàn, virus viêm gan B
-
Câu 4:
Người nhiễm trùng không có triệu chứng cũng là một mắt xích của quá trình dịch, bệnh nào liệt kê sau đây lây truyền chủ yếu từ người nhiễm trùng không có triệu chứng:
A. Thủy đậu
B. Thương hàn
C. Sốt rét
D. Bại liệt
-
Câu 5:
Người mắc bệnh nhiễm trùng mãn tính là nguồn truyền nhiễm lâu dài cần phải phát hiện để đề phòng lây lan, thường gặp trong bệnh:
A. Thương hàn
B. Bạch hầu
C. Ho gà
D. Mắt hột
-
Câu 6:
Người mang trùng mãn tính xãy ra đối với những bệnh do các loại tác nhân:
A. Virus thủy đậu, sởi, viêm gan B
B. Vi trùng bạch hầu, virus viêm gan B, các chủng Salmonella
C. Virus bại liệt, Não mô cầu, Virus viêm gan
D. Vi trùng thương hàn, virus viêm gan B
-
Câu 7:
Người khỏi bệnh mang trùng xảy ra đối với những bệnh do các tác nhân gì:
A. Virus thuỷ đậu, sởi, sốt xuất huyết
B. Vi trùng bạch hầu, virus viêm gan B, các chủng Salmonella
C. Virus bại liệt, Não mô cầu, Virus viêm gan
D. Virus thủy đậu, sởi, viêm gan B
-
Câu 8:
Giải thích nào sau đây là không phù hợp: Người mang trùng có ý nghĩa lớn về mặt dịch tễ học vì:
A. Người mang trùng đặc biệt nguy hiểm khi làm việc ở cơ sở có liên quan đến cung cấp nước uống, thực phẩm, nhà trẻ, trường học.
B. Có khi đó là điểm khởi phát của nhiều vụ dịch
C. Người mang trùng thải ra môi trường một số lớn vi sinh vật gây bệnh
D. Đó là nguồn truyền nhiễm lâu dài
-
Câu 9:
Ký chủ cơ hội là từ được dùng để chỉ:
A. Người là ký chủ của tác nhân gây bệnh dịch hạch
B. Chó là ký chủ của tác nhân gây bệnh dại
C. Trâu bò là ký chủ của tác nhân gây bệnh xoắn khuẩn vàng da
D. Vịt là ký chủ của tác nhân gây bệnh cúm gia cầm
-
Câu 10:
Những bệnh truyền từ động vật sang người, quá trình dịch tự nhiên là ở động vật, tuy nhiên có nhiều khi cũng trở thành dịch bùng phát ở người vì:
A. Người cũng có thể có khả năng tiếp thụ bệnh cao đối với bệnh đó
B. Số lớn động vật mắc bệnh và người cũng có khả năng tiếp thụ bệnh cao đối với bệnh đó
C. Có sự biến động trong quần thể các loài thú
D. Người bệnh trở thành nguồn truyền nhiễm chủ yếu
-
Câu 11:
Đối với hầu hết các bệnh truyền từ động vật sang người thì:
A. Người là nguồn truyền nhiễm chủ yếu
B. Người và động vật đều là nguồn truyền nhiễm chủ yếu
C. Côn trùng là nguồn truyền nhiễm chủ yếu
D. Động vật là nguồn truyền nhiễm chủ yếu
-
Câu 12:
Một trong 3 khâu của quá trình dịch là các yếu tố truyền nhiễm, chi tiết nào sau đây không phải là yếu tố truyền nhiễm:
A. Đất, nước, không khí
B. Động vật tiết túc
C. Thức ăn
D. Chất thải của người hay động vật bị bệnh
-
Câu 13:
Nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng lan truyền qua không khí vì:
A. Những tác nhân đó có khả năng đề kháng cao với ngoại cảnh
B. Môi trường không khí thuận lợi cho tác nhân
C. Tác nhân có lối ra khỏi cơ thể ký chủ là đường hô hấp
D. Miễn dịch tầp thể của cộng đồng thấp
-
Câu 14:
Đối với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa vai trò truyền nhiễm của nước:
A. Quan trọng hơn đất vì nước bảo tồn được các tác nhân lâu dài hơn
B. Quan trọng hơn đất vì người tiếp xúc với nước nhiều hơn đất
C. Không quan trọng bằng đất vì chất thải của người và động vật chủ yếu là ở trên đất
D. Không quan trọng bằng đất vì người sống chủ yếu ở trên đất
-
Câu 15:
Các vụ dịch bệnh nhiễm trùng đường ruột xảy ra hàng loạt trong một thời gian nhất định và không theo khu vực địa lý, thường lan truyền qua:
A. Nguồn nước
B. Thực phẩm
C. Đất bị nhiễm chất thải của người bệnh
D. Ruồi
-
Câu 16:
Đặc trưng của cơ chế truyền nhiễm qua đường không khí:
A. Ít quan trọng vì không khí không bảo tồn vi sinh vật lâu dài
B. Lây truyền nhanh giữa người này và người khác vì khó cách ly
C. Nguy hiểm vì có một số tác nhân có độc tính cao có thể xâm nhập cơ thể người qua đường không khí
D. Không kiểm soát được trong đièu kiện giao thông phát triển mạnh như hiện nay
-
Câu 17:
Đất là yếu tố truyền nhiễm độc lập trong trường hợp bệnh:
A. Sởi
B. Ho gà
C. Quai bị
D. Lao
-
Câu 18:
Đất là yếu tố truyền nhiễm bảo tồn một số tác nhân sau đây, ngoại trừ:
A. Trực khuẩn lao
B. Trực khuẩn uốn ván
C. Trực khuẩn hoại thư sinh hơi
D. Trực khuẩn Clostridium botulinum
-
Câu 19:
Thức ăn là yếu tố truyền nhiễm độc nhất trong nhóm bệnh:
A. Thương hàn
B. Lỵ tả
C. Cúm ở loài chim
D. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do các vi trùng gây bệnh là Salmonella, Staphylococci và Clostridium botulinum
-
Câu 20:
Các bệnh do tiết túc truyền có đặc điểm kết hợp với các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Hoạt động của ngành y tế
B. Điều kiện sống và trình độ văn hóa của cộng đồng
C. Khí hậu thời tiết
D. Điều kiện dinh dưỡng
-
Câu 21:
Tính miễn dịch của một tập thể đối với bệnh nhiễm trùng được đo bằng:
A. Số người miễn dịch / Toàn bộ bệnh nhân
B. Số người miễn dịch / Toàn bộ quần thể
C. Số người miễn dịch / Quần thể tiếp xúc
D. Số người miễn dịch / Số người tiếp thụ bệnh
-
Câu 22:
Mức độ miễn dịch tập thể đối với một bệnh nhiễm trùng có ý nghĩa:
A. Quan trọng vì có liên quan đến việc bảo vệ tập thể đó đề phòng sự phát triển một vụ dịch và người ta áp dụng lý thuyết nầy trong tiêm chủng
B. Không quan trọng vì dễ làm cho giới chức y tế chủ quan trong việc phòng chống dịch
C. Quan trọng vì vậy phải tiến hành tiêm chủng để gây miễn dịch toàn dân
D. Không quan trọng vì sự phát triển một vụ dịch tùy thuộc nhiều yếu tố
-
Câu 23:
Bệnh lưu hành (endemic) là:
A. Sự xuất hiện khác thường của một bệnh trong cộng đồng
B. Sự tái phát nhiều vụ dịch
C. Sự có mặt thường xuyên của một bệnh trong một cộng đồng
D. Sự di chuyển của một bệnh nhiễm trùng từ nơi này qua nơi khác
-
Câu 24:
Bệnh nhiểm trùng truyền từ động vật sang người, trong một số trường hợp có thể biến thành dịch lớn là do:
A. Đến lượt người bệnh trở nên nguồn truyền nhiểm hoạt động
B. Mức độ miễn dịch tập thể của cộng đồng thấp, và có nhiều người bị lây bệnh từ động vật
C. Cơ chế truyền nhiễm dễ dàng hơn khi bệnh xảy ra ở người
D. Do biến động của yếu tố tự nhiên tạo thuận lợi cho tác nhân phát triển mạnh
-
Câu 25:
Khái niệm miễn dịch tập thể giúp giải thích một số hiện tượng sau đây, ngoại trừ:
A. Tại sao một dịch xảy ra theo mùa trong năm
B. Tại sao một vụ dịch không xảy ra cho một nhóm người
C. Tại sao một vụ dịch không xảy ra cho một cộng đồng nào đó
D. Tại sao có vụ dịch sởi chỉ xảy ra cho người lớn mà không xảy ra cho trẻ em
-
Câu 26:
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình dịch thông qua những điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Ảnh hưởng đến tác nhân gây bệnh
B. Ảnh hưởng đến nguồn truyền nhiễm là động vật
C. Ảnh hưởng đến nguồn truyền nhiễm là người
D. Ảnh hưởng đến yếu tố truyền nhiễm là tiết túc
-
Câu 27:
Trong các bệnh liệt kê sau đây, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình dịch của bệnh:
A. Bại liệt
B. Viêm gan virus
C. Dịch hạch
D. Sốt do leptospira
-
Câu 28:
Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến các mắt xích của quá trình dịch, trong bệnh sốt xuất huyết dengue, khâu đặc biệt quan trọng nhất trong công tác phòng chống dịch là:
A. Nguồn truyền nhiễm
B. Khối cảm thụ bệnh
C. Nguồn truyền nhiễm và khối cảm thụ bệnh
D. Môi trường trong nhà và chung quanh nhà
-
Câu 29:
Trong các bệnh liệt kê sau đây, yếu tố xã hội ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình dịch của bệnh:
A. Viêm gan virus
B. Dịch hạch
C. Cúm
D. Bại liệt
-
Câu 30:
Quá trình dịch của một bệnh nhiễm trùng không thay đổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, vì có thể giải phóng ra môi trường bên ngoài một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh đang có độc lực cao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà kéo dài lâu nhưng thời kỳ có thể lây bệnh kết thúc trước khi kết thúc biểu hiện lâm sàng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Đối với bệnh ho gà, chỉ có người khỏi bệnh mang trùng mà không có người lành mang trùng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Động vật tiết túc không phải là nguồn truyền nhiễm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 35:
Các bệnh truyền từ động vật sang người chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các bệnh nhiễm trùng ở người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Ở một thời điểm trong quá trình dịch của một bệnh nhiễm trùng, cơ thể tiếp thụ bệnh là người không được miễn dịch và không mắc bệnh đó.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 37:
Người lành mang trùng ít quan trọng về mặt dịch tễ học.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 38:
Một số bệnh nhiễm trùng như bệnh dịch tả gà và ở loài chim có thể lây cho người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Một tác nhân gây bệnh thường có nhiều đường ra khỏi cơ thể ký chủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Vi khuẩn thương hàn có nhiều đường ra khỏi cơ thể ký chủ.
A. Đúng
B. Sai