645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm).
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Người uống rượu bia say là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Tổ chức được thành lập hợp pháp là tổ chức có tư cách pháp nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Trong quan hệ pháp luật dân sự, Nhà nước và các chủ thể khác bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Cơ quan nào không có thẩm quyền đăng ký hộ tịch?
A. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
B. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương
C. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
D. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
-
Câu 19:
Việc đăng ký hộ tịch được thực hiện trên nguyên tắc nào?
A. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân
B. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do
C. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch
D. Tất cả các nguyên tắc trên
-
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không phải quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân?
A. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch
B. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con có thể được ủy quyền thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch
C. Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện
D. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật
-
Câu 21:
Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ bằng phương nào?
A. Trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch
B. Gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính
C. ửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
D. Cả 3 phương thức trên đều đúng.
-
Câu 22:
Việc đăng ký hộ tịch được miễn lệ phí trong những trường hợp nào?
A. Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo
B. Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước
C. Đăng ký hộ tịch cho người khuyết tật
D. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
-
Câu 23:
Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hộ tịch?
A. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch
B. Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch
C. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch
D. Cả 3 hành vi trên đều đúng