645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong các hàng thừa kế sau đâu là hàng thừa kế thứ nhất?
A. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
B. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
C. Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
-
Câu 2:
Các con của người chết được hưởng phần di sản như thế nào?
A. Bằng nhau.
B. Nam được hưởng cao hơn nữ.
C. Nữ hưởng cao hơn nam.
-
Câu 3:
Con nuôi có được thừa kế di sản của bố nuôi, mẹ nuôi hay không?
A. Không được hưởng.
B. Được hưởng như con đẻ.
C. Tùy từng trường hợp.
-
Câu 4:
Con riêng có được thừa kế di sản của cha dượng, mẹ kế hay không?
A. Không được hưởng.
B. Được hưởng.
C. Chỉ được hưởng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.
-
Câu 5:
Người nào dưới đây là người thành niên?
A. Người dưới 16 tuổi.
B. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. (khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 6:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có quyền:
A. Chỉ được thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
B. Tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự.
C. Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký. (khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 7:
Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự?
A. Bệnh viện tâm thần.
B. Chủ tịch UBND xã.
C. Tòa án. (Điều 22, 24 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 8:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp nào?
A. Thay đổi họ cho con theo họ của cha đẻ của con khi xác định cha cho con. (Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015)
B. Thay đổi họ theo sở thích của cá nhân
C. Khi họ quá xấu, khó đọc, không phổ biến.
-
Câu 9:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp nào?
A. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính.
B. Tên đó trùng với tên bà nội, gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
C. Thay đổi tên khi lấy chồng người nước ngoài.
D. Cả ba phương án trên (Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 10:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp nào?
A. Theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. (Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015).
B. Theo dân tộc của địa bàn nơi mình đang sinh sống.
C. Theo dân tộc ít người để được hưởng chính sách ưu tiên về tuyển sinh đại học.
-
Câu 11:
Trong trường hợp nào thì việc sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh?
A. Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động hội nghị, hội thảo. (Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015)
B. Hình ảnh được sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ.
C. Hình ảnh được sử dụng trong các tác phẩm báo chí.
-
Câu 12:
Khi xây dựng, chủ sở hữu nhà phải bảo đảm mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất:
A. Từ 2,5 mét trở lên. (Điều 178 Bộ luật dân sự năm 2015)
B. Từ 3 mét trở lên.
C. Từ 3,5 mét trở lên
-
Câu 13:
Mốc giới ngăn cách các bất động sản do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu của bên nào?
A. Mốc giới ngăn cách đó là sở hữu riêng của bên tạo nên.
B. Mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung của các chủ thể (Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015)
C. Mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu chung của cộng đồng.
-
Câu 14:
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về ai?
A. Thuộc về Nhà nước.
B. Thuộc về sở hữu chung cộng đồng.
C. Thuộc về người phát hiện tài sản. (Điều 228 Bộ Luật Dân sự 2015)
-
Câu 15:
01 con bò đi lạc vào đàn bò nhà ông A. Nếu không có người đến nhận thì trong thời hạn bao lâu con bò thuộc quyền sở hữu của ông A?
A. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai.
B. Sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo công khai.
C. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai (Điều 231, Bộ luật Dân sự 2015).
-
Câu 16:
Người bắt được và có thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, sau đó chủ sở hữu tìm, nhận lại gia súc bị thất lạc thì người bắt được gia súc được hưởng:
A. Toàn bộ số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ.
B. Một nửa số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ. (Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015)
C. Phải trả lại toàn bộ số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ.
-
Câu 17:
Sau khi kiểm số vịt trong đàn, bà C phát hiện 05 con vịt lạc vào đàn vịt nhà mình và đã báo cho Ủy ban nhân dân xã để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết đến nhận lại. 05 con vịt lạc nói trên sẽ thuộc về bà C trong thời hạn bao lâu?
A. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận (Điều 243, Bộ luật Dân sự).
B. Sau 02 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận.
C. Sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
-
Câu 18:
Chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc có các quyền và trách nhiệm:
A. Được nhận lại 50% hoa lợi do gia cầm sinh ra.
B. Không được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra, cũng không phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được gia cầm.
C. Phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được gia cầm, không được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra. (Điều 232 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 19:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với bất động sản trong thời hạn bao nhiêu năm thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó?
A. 10 năm
B. 20 năm
C. 30 năm (Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 20:
Bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong trường hợp này thì lãi suất như thế nào là đúng quy định?
A. Lãi suất được xác định tùy theo thỏa thuận của các bên.
B. Lãi suất được quy định chung là 30%/năm của khoản tiền vay.
C. Lãi suất được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; nếu vượt quá lãi suất giới hạn này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. (Điều 357 và 468 Bộ luật dân sự năm 2015)
-
Câu 21:
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản bị đánh rơi mà chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở được xác định như thế nào?
A. Người nhặt được tài sản được hưởng toàn bộ tài sản.
B. Người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. (khoản 2 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015)
C. Nhà nước được hưởng toàn bộ tài sản.
-
Câu 22:
Trường hợp nào thì bên bán có quyền đòi lại tài sản?
A. Bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận. (Điều 332 Bộ luật dân sự)
B. Bên bán muốn đòi lại do tài sản là vật kỷ niệm và hiện tại cũng không cần tiền.
C. Giá cả tăng quá cao so với thời điểm bán và giao tài sản.
-
Câu 23:
Bất động sản gồm những loại tài sản nào dưới đây?
A. Đất đai;
B. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
C. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng.
D. Tất cả các phương án trên. (khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015)
-
Câu 24:
Người chưa đủ mười lăm tuổi tuổi gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường?
A. Không ai phải bồi thường.
B. Người gây thiệt hại phải tự bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra bằng tài sản của mình.
C. Cha, mẹ người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu việc gây thiệt hại xảy ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. (khoản 2 Điều 586, khoản 1 Điều 599 Bộ luật dân sự 2015)
-
Câu 25:
Gây thiệt hại trong trường hợp nào thì không phải bồi thường?
A. Gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng. (Điều 584, 594 Bộ luật dân sự 2015)
B. Gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
C. Gây thiệt hại trong tình trạng mất khả năng nhận thức do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác.