645 câu trắc nghiệm Luật dân sự

Chia sẻ hơn 645

 câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!

643 câu
945 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Nguyên tắc nào dưới đây là nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?


    A. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng


    B. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội


    C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn phần mềm độc hại theo hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền


    D. Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Trường hợp nào thì bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư của người bệnh được ghi trong hồ sơ bệnh án được công bố ?


    A. Trong mọi trường hợp, thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án đều có thể được công bố


    B. Khi người nhà của người bệnh có yêu cầu


    C. Khi được người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định


    D. Cả  ba trường hợp trên


  • Câu 3:

    Nội dung nào dưới đây thuộc quy định về bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước ?


    A. Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến giao dịch điện tử, không được sử dụng thông tin vào mục đích khác trái với quy định về việc sử dụng thông tin đó, không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật


    B. Bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử do mình tiến hành; bảo đảm an toàn trong vận hành của hệ thống mạng máy tính của cơ quan mình


    C. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan


    D. Cả 3 phương án trên


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng?


    A. Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng


    B. Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý


    C. Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng


    D. Cả 3 nội dung trên đều đúng


  • Câu 5:

    Theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản liên quan, những trường hợp nào không được thông tin trên báo chí?


    A. Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)


    B. Phản ánh và hướng dẫn dư luận về những vấn đề quan trọng của đất nước


    C. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến


    D. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân


  • Câu 6:

    Việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng được quy định như thế nào?


    A. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác


    B. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác phải có trách nhiệm: thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó; sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên; tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ; tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại


    C. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân được sử dụng cho mục đích: ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng; tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng; thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật


    D. Cả 3 quy định nêu trên


  • Câu 7:

    Quyền của cá nhân liên quan đến việc lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng được quy định như thế nào?


    A. Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó


    B. Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó


    C. Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân


    D. Tất cả các quy định nêu trên


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Những xuất bản phẩm có nội dung như thế nào thì bị pháp luật nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành?


    A. Xuất bản phẩm có nội dung tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định


    B. Tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp


    C. Bản thảo và tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại


    D. Bản thảo và tác phẩm, tài liệu phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác


  • Câu 9:

    Theo luật quản lý thuế, người nộp thuế có quyền nào sau đây?


    A. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế


    B. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật


    C. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình


    D. Cả 3 quyền nói trên


  • Câu 10:

    Người đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax … của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông mà còn vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?


    A. Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm


    B. Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm


    C. Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm


    D. Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến  06 tháng


  • Câu 11:

    Hành vi nào sau đây là hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác?


    A. Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào


    B. Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật


    C. Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác


    D. Tất cả các hành vi nêu trên


  • Câu 12:

    Nhận định nào dưới đây không đúng trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng?


    A. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân


    B. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.            Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất


    C. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ


    D. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước


  • Câu 13:

    Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn gì?


    A. Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân


    B. Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa


    C. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân


    D. Tất cả các nhiệm vụ trên


  • Câu 14:

    Trong hoạt động báo chí, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?


    A. Đăng, phát thông tin có nội dung gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội


    B. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc


    C. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật


    D. Tất cả các hành vi nêu trên


  • Câu 15:

    Nội dung nào thể hiện quyền tự do báo chí của công dân?


    A. Sáng tạo tác phẩm báo chí


    B. Cung cấp thông tin cho báo chí


    C. Phản hồi thông tin trên báo chí


    D. Tất cả các nội dung trên


  • Câu 16:

    Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được thể hiện bằng hình thức nào?


    A. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới


    B. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước


    C. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác


    D. Tất cả các hình thức trên


  • Câu 17:

    Nội dung nào dưới đây không đúng?


    A. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình


    B. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân


    C. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng


    D. Báo chí phải được kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng


  • Câu 18:

    Trường hợp dưới đây không được xét cấp thẻ nhà báo?


    A. Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo


    B. Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động đã hết thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ


    C. Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được xóa án tích


    D. Tất cả các trường hợp trên


  • Câu 19:

    Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan?


    A. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan


    B. Nhà nước kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản


    C. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân


    D. Tất cả các biện pháp trên


  • Câu 20:

    Những nội dung và hành vi nào bị cấm trong hoạt động xuất bản?


    A. Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục


    B. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân


    C. Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản


    D. Tất cả các nội dung và hành vi trên


  • Câu 21:

    Nội dung nào không phải là tiêu chuẩn của biên tập viên?


    A. Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt


    B. Có trình độ cao đẳng trở lên


    C. Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông


    D. Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp


  • Câu 22:

    Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn nào dưới đây?


    A. Thực hiện biên tập bản thảo;


    B. Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;


    C. Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;


    D. Tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn trên.


  • Câu 23:

    Nội dung nào là nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin?

     


    A. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.


    B. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.


    C. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.


    D. Tất cả các nội dung trên.


  • Câu 24:

    Định nghĩa về hợp đồng được quy định tại điều mấy của Luật Dân sự 2005?


    A. 382.


    B. 384.


    C. 386.


    D. 388.


  • Câu 25:

    "Hợp đồng có điều kiện” thuộc loại hợp đồng nào trong các loại hợp đồng của Bộ Luật Dân sự:


    A. Hợp đồng có đền bù.


    B. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.


    C. Hợp đồng trao đổi tài sản.


    D. Hợp đồng gửi giữ.


ZUNIA9