645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường 1 phần thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Bồi thường thiệt hại do công chức công chức viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Pháp nhân bồi thường thiệt hại bao nhiêu thì người của pháp nhân đó phải hoàn trả bấy nhiêu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Nếu pháp nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người của pháp nhân cũng có lỗi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Gây thiệt hại mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những quy định của pháp luật được ghi nhận trong bộ luật dân sự quy định về hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Chủ thể bị xâm phạm chỉ có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi quy định của pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là hệ quả của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành tố tụng đó phải bồi thường thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm bồi thường của người giám hộ đương nhiên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường một phần thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Bồi thường thiệt hại do công chức – viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các giao lưu dân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.
A. Đúng
B. Sai