645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Người đại diên hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo qui định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật qui định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẩn không có tin tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc mối nuôi dưỡng nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của con.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại diện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có sự đồng ý của người đại diện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Tất cả người chưa thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha mẹ đều đã chết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người đại diện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuy6en bố GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là GDDS vô hiệu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản của người được đại diện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
A. Đúng
B. Sai