645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Pháp nhân chấm dứt tồn tại từ thời điểm bị tuyên bố phá sản.
B. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Cả hai nhận định đều đúng.
-
Câu 2:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường một phần thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp nào?
A. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch
B. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
C. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
D. Trong cả 3 trường hợp trên
-
Câu 7:
Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên của người khác trong trường hợp việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình của mình. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Căn cứ nào là không phải căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ trong các phương án dưới đây:
A. Hợp đồng.
B. Hành vi pháp lý đơn phương.
C. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
D. Chiếm hữu tài sản ngay tình.
-
Câu 10:
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là hệ quả của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại diện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là bao lâu?
A. 05 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
B. 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
C. 15 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
-
Câu 13:
BLDS 2015 quy định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần đối với thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm nếu các bên không có thỏa thuận được thì xác định theo hướng:
A. Tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
B. Tối đa không quá 60 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
C. Tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
D. Tối đa không quá 150 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
-
Câu 14:
Người chưa đủ mười lăm tuổi tuổi gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường?
A. Không ai phải bồi thường.
B. Người gây thiệt hại phải tự bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra bằng tài sản của mình.
C. Cha, mẹ người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu việc gây thiệt hại xảy ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. (khoản 2 Điều 586, khoản 1 Điều 599 Bộ luật dân sự 2015)
-
Câu 15:
Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và phải có tài sản chung.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì:
A. Hợp đồng không có hiệu lực
B. Hợp đồng có hiệu lực nếu các bên vẫn chấp nhận
C. Hợp đồng có hiệu lực nếu có hợp đồng phụ kèm theo
D. Hợp đồng có hiệu lực nếu có phụ lục kèm theo
-
Câu 18:
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp thành viên của pháp nhân có sự thỏa thuận khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Hãy chỉ ra các nhận định sai?
A. Con sinh ra mặc nhiên phải theo họ cha. Chỉ được theo họ mẹ khi chưa xác định được cha đẻ của đứa bé.
B. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
C. Có thể đặt tên con bằng số hoặc ký tự miễn là không xâm phạm đến quyền lợi của người khác.
D. A & C
-
Câu 21:
Sở hữu chung của vợ chồng là:
A. Phần quyền sở hữu của hai vợ chồng có được trước và trong thời kỳ hôn nhân
B. Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
C. Tài sản chung hợp nhất không phân chia.
-
Câu 22:
Biện pháp bảo đảm nào được áp dụng trong tình huống sau đây:
A ký hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng B 5 tỷ vnđ. Theo yêu cầu của ngân hàng B, A phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay đó. Tuy nhiên, do không còn tài sản nào để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay trên nên A đã nhờ và được C đồng ý sử dụng ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của C bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của A trong hợp đồng vay với ngân hàng.
A. Bảo lãnh
B. Cầm cố
C. Thế chấp
D. Bảo lãnh bằng thế chấp
-
Câu 23:
Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Thời hiệu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản là 2 năm.
B. Khi các bên tự hòa giải với nhau thì thời hiệu được khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại.
C. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự không bị gián đoạn.
D. A & C