645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?
A. 02 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
B. 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 588 BLDS 2015)
C. 10 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
-
Câu 2:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
A. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
B. Thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
C. Chủ sở hữu vận hành nguồn nguy hiểm trái quy trình kỹ thuật, vi phạm quy định của pháp luật. (Điều 601 Bộ luật dân sự 2015)
-
Câu 3:
Người nào không được quyền hưởng di sản thừa kế?
A. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản. (Điều 621 Bộ luật dân sự)
B. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng người để lại di sản vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
C. Con chưa thành niên của người để lại di sản.
-
Câu 4:
Những người nào sau đây vẫn được hưởng di sản trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản?
A. Con chưa thành niên; Cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc. (Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015)
B. Vợ hoặc chồng của người lập di chúc đã từ chối nhận di sản.
C. Con ruột của người để lại di sản đã có hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
-
Câu 5:
Người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm những người nào dưới đây?
A. Vợ, chồng, cha, mẹ, con của người chết. (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015)
B. Ông, bà, anh, chị, em của người chết;
C. Cô, dì, chú, bác, cháu ruột của người chết.
-
Câu 6:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản thế chấp do bên nào giữ?
A. Bên thế chấp giữ.
B. Bên nhận thế chấp giữ.
C. Người thứ 3 giữ nếu các bên có thỏa thuận.
D. Cả a và c.
-
Câu 7:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, thì “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có quyền tự mình xác lập, thực hiện tất cả giao dịch dân sự”. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, địa điểm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định, bên có nghĩa vụ và bên có quyền không được thỏa thuận địa điểm thực hiện nghĩa vụ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên của người khác trong trường hợp việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình của mình. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi, bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan nào dưới đây để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại?
A. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất.
B. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi gần nhất.
C. Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì Hàng thừa kế thứ nhất gồm:
A. Vợ, chồng của người chết.
B. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người chết.
C. Con đẻ, con nuôi của người chết.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 12:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây được bổ sung so với Bộ luật Dân sự năm 2005?
A. Bảo lãnh.
B. Bảo lưu quyền sở hữu; cầm giữ tài sản.
C. Tín chấp.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 13:
Cá nhân có quyền xác định dân tộc nhưng không có quyền xác định lại dân tộc của mình. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Nguyên tắc nào dưới đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
A. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
B. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
C. Mọi hành vi có lỗi phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
D. Cả a và b.
-
Câu 15:
Cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những qui định của pháp luật được ghi nhận trong Bộ luật dân sự, qui định các hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Chủ thể bị xâm hại chỉ có quyền yêu cầu chủ thể nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi qui định của pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có lỗi của bên vi phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Được lợi về tài sản không có căn cứ luật định là hệ quả của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Bất kỳ người nào gây thiệt hại cho người khác đều phải bồi thường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi thì đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trường hợp của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người này phải liên đới bồi thường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành tố tụng ấy phải bồi thường thiệt hại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên.
A. Đúng
B. Sai