645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mục đích của hợp đồng thuê tài sản…
A. Là chuyển quyền sử dụng đối với tài sản có thời hạn
B. Là chuyển giao quyền chiếm hữu đối với tài sản
C. Là chuyển quyển sở hữu đối với tài sản
D. Là chuyển quyền sử dụng tài sản vô thời hạn
-
Câu 2:
Mức lương cơ sở do Nhà nước quy định:
A. Là căn cứ tính mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp các bên không thỏa thuận được
B. Là mức chuẩn để quy đổi mức độ thiệt hại về tinh thần
C. Là mức chuẩn để tính mức thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
D. Là mức chuẩn để tính mức thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
-
Câu 3:
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…
A. Chỉ đặt ra đối với cá nhân gây thiệt hại
B. Chỉ đặt ra đối với cá nhân gây thiệt hại đã chết
C. Chỉ đặt ra đối với pháp nhân gây thiệt hại
D. Tất cả các phương án đều sai
-
Câu 4:
Nếu các bên không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ với đối tượng là bất động sản được xác định?
A. Nơi cư trú của bên có nghĩa vụ
B. Nơi có bất động sản
C. Nơi cư trú của bên có quyền
D. Trụ sở của bên có quyền
-
Câu 5:
Nếu các bên không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ với đối tượng là động sản được xác định?
A. Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền
B. Nơi cất giữ, bảo quản tài sản
C. Nơi cư trú của bên có nghĩa vụ
D. Trụ sở của bên có nghĩa vụ
-
Câu 6:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
A. Không có thỏa thuận bồi thường trong hợp đồng
B. Mức độ thiệt hại nhỏ
C. Thiệt hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
D. Không cố ý gây thiệt hại
-
Câu 7:
Người gây thiệt hại phải bồi thường trong trường hợp:
A. Dùng chất kích thích dẫn đến tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi
B. Bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
C. Phòng vệ chính đáng
D. Tình thế cấp thiết
-
Câu 8:
Phương thức xử lý tài sản bao gồm:
A. Bán tài sản bảo đảm; nhận khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba; bán đấu giá tài sản
B. Bán tài sản bảo đảm; bán đấu giá tài sản bảo đảm để thu tiền về; tùy ý sử dụng tài sản theo nhu cầu của bên nhận bảo đảm
C. Bán tài sản bảo đảm; cầm cố tài sản bảo đảm; nhận khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba
D. Bán tài sản bảo đảm; thế chấp tài sản bảo đảm để thu về khoản tiền tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm
-
Câu 9:
Quan hệ nghĩa vụ không bao gồm yếu tố cấu thành nào?
A. Đối tượng
B. Chủ thể
C. Khách thể
D. Nội dung
-
Câu 10:
Quyền sở hữu đối với hoa lợi phát sinh từ tài sản thuê?
A. Do chủ sở hữu của tài sản hưởng
B. Do bên thuê hưởng
C. Do người phát hiện đầu tiên được hưởng
D. Được sung công quỹ Nhà nước
-
Câu 11:
Quyền nhân thân của cá nhân là gì?
A. Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật quy định.
B. Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, có thể chuyển giao cho người khác trong mọi trường hợp.
C. Cả hai khái niệm trên đều sai.
-
Câu 12:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó được quyền làm gì?
A. Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
B. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
C. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
D. Tất cả các quyền trên.
-
Câu 13:
Những quyền nào sau đây không phải là quyền nhân thân?
A. Quyền kết hôn
B. Quyền hiến bộ phận cơ thể.
C. Quyền sở hữu tài sản
-
Câu 14:
Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp nào?
A. Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
B. Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.
C. Cả hai trường hợp trên
-
Câu 15:
Giao dịch dân sự là gì?
A. Là bồi thường thiệt hại.
B. Là hành vi dân sự của các chủ thể.
C. Là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
-
Câu 16:
Giao dịch dân sự được thực hiện bằng các hình thức nào?
A. Lời nói.
B. Văn bản.
C. Hành vi.
D. Tất cả các hình thức trên.
-
Câu 17:
Khái niệm nghĩa vụ dân sự được hiểu thế nào là đúng?
A. Là việc bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định cho bên có quyền.
B. Là việc bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc cho bên có nghĩa vụ.
C. Là việc bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.
-
Câu 18:
Quyền thừa kế của cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?
A. Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.
B. Cá nhân có quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
C. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
D. Cả 03 phương án trên đều đúng.
-
Câu 19:
Thừa kế gồm những hình thức nào?
A. Thừa kế theo di chúc.
B. Thừa kế theo pháp luật.
C. Cả hai hình thức trên.
-
Câu 20:
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là bao lâu?
A. 05 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
B. 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
C. 15 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
-
Câu 21:
Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì di chúc là gì?
A. Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác khi còn sống.
B. Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
C. Cả hai phương án trên.
-
Câu 22:
Di chúc bằng văn bản bao gồm những loại nào?
A. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng và di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
B. Di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực.
C. Tất cả các hình thức trên.
-
Câu 23:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?
A. Khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất một người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
B. Khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
C. Cả hai phương án trên đều sai.
-
Câu 24:
Những người nào được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
A. Ông bà nội, ông bà ngoại.
B. Anh, chị, em.
C. Vợ, chồng, cha, mẹ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.
-
Câu 25:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
A. Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp.
B. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
C. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
D. Tất cả các trường hợp trên.