645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:
A. Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
B. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần.
C. Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
-
Câu 2:
Khi có người thừa kế mới thì mà di sản đã chia thì:
A. Phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
B. Không phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
C. Những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận
D. Cả A & C đều đúng.
-
Câu 3:
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì…
A. Không phải bồi thường cho người bị thiệt hại
B. Phải bồi thường nếu thiệt hại gây ra lớn
C. Phải bồi thường nếu thiệt hại gây ra cho nhiều người
-
Câu 4:
Ai phải bồi thường trong tình thế cấp thiết?
A. Người gây thiệt hại
B. Người bị thiệt hại không được bồi thường
C. Người đã gây ra tình thế cấp thiết
-
Câu 5:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Năng lực pháp Luật Dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó đang sinh sống.
B. Năng lực pháp Luật Dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó ít nhất một bất động sản.
C. Năng lực pháp Luật Dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
-
Câu 6:
Nhận định nào sau đây sai?
A. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
B. Pháp nhân không có quốc tịch
C. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập và nơi pháp nhân có chi nhánh.
D. Cả B & C đều sai.
-
Câu 7:
Căn cứ nào không phải là căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ:
A. Nghĩa vụ được bù trừ
B. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết
C. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác
D. Nghĩa vụ chưa được hoàn thành
-
Câu 8:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào được thực hiện bởi tổ chức chính trị – xã hội:
A. Bảo lãnh.
B. Tín chấp.
C. Cầm cố tài sản.
D. Ký quỹ.
-
Câu 9:
Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo:
A. Theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm
B. Thỏa thuận của các bên
C. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
D. Theo quy định của luật
-
Câu 10:
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp không có thỏa thuận:
A. Nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản
B. Nhà kho của bên có nghĩa vụ.
C. Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản
D. Nơi có bất động sản và nơi cư trú của bên có quyền
-
Câu 11:
Trường hợp nào sau đây bị coi là vi phạm nghĩa vụ:
A. Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ; thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ
B. Thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ
C. Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
D. Thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ
-
Câu 12:
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nào được áp dụng trong tình huống sau:
Ngày 12 tháng 6 năm 2019, A thoả thuận mua của B một ngôi nhà (tại địa chỉ được xác định) với giá 6 tỷ đồng. Theo đó, A giao trước cho B 1 tỷ đồng vào ngày 15/6/2019, đến ngày 25/6/2019 hai bên sẽ đến văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng và thanh toán nốt số tiền còn thiếu và nhận hồ sơ ngôi nhà từ B.
A. Đặt cọc để mua nhà
B. Cầm cố
C. Đặt cọc để giao kết hợp đồng mua nhà
D. Bảo lưu quyền sở hữu
-
Câu 13:
Quan hệ pháp luật về nghĩa vụ dân sự là quan hệ mà bên có nghĩa vụ phải:
A. Thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc vì lợi ích của bên có quyền.
B. Chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, Thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.
C. Chuyển giao vật, chuyển giao quyền.
D. Trả tiền hoặc giấy tờ có giá.
-
Câu 14:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
A cho B vay 200 triệu đồng với thoả thuận thời hạn vay 3 tháng. Trước khi đến hạn thanh toán hợp đồng vay, A thông báo với B về việc trả nợ khoản vay đó cho C (vì A và C đã có thoả thuận về vấn đề này). Tuy nhiên, đến thời điểm thanh toán nợ, vì không liên lạc được với C nên B đã chuyển số tiền phải trả cho A. Sau khi A nhận được số tiền đó 2 ngày thì C liên lạc để đòi nợ B. B cho rằng mình vay A và đã trả nợ cho A đầy đủ. Nhưng C lại cho rằng: A đã bán khoản nợ đó cho mình và cũng đã thông báo với B, nên B phải trả nợ C chứ không phải trả nợ cho A số tiền đó. Tranh chấp xảy ra giữa các bên.
A. C phải thực hiện quyền đòi nợ đối với A số tiền đó
B. A đã chuyển giao quyền yêu cầu sang cho C phù hợp với các quy định của pháp luật. Vì vậy, C được quyền đòi nợ từ B
C. Việc B thực hiện nghĩa vụ thanh toàn món nợ đó với A là phù hợp
D. C phải đòi nợ từ B
-
Câu 15:
Căn cứ nào là không phải căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ trong các phương án dưới đây:
A. Hợp đồng.
B. Hành vi pháp lý đơn phương.
C. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
D. Chiếm hữu tài sản ngay tình.
-
Câu 16:
Biện pháp bảo đảm nào được áp dụng trong tình huống sau đây:
A ký hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng B 5 tỷ vnđ. Theo yêu cầu của ngân hàng B, A phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay đó. Tuy nhiên, do không còn tài sản nào để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay trên nên A đã nhờ và được C đồng ý sử dụng ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của C bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của A trong hợp đồng vay với ngân hàng.
A. Bảo lãnh
B. Cầm cố
C. Thế chấp
D. Bảo lãnh bằng thế chấp
-
Câu 17:
Quan hệ cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp nào sau đây, chọn phương án trả lời đúng nhất:
A. Nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; tài sản cầm cố đã được xử lý hoặc theo thỏa thuận của các bên.
B. Nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
C. Tài sản cầm cố đã được xử ly hoặc theo thỏa thuận của các bên.
D. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
-
Câu 18:
Cách thức nào dưới đây là không phải là một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
A. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
B. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
C. Bán đấu giá tài sản.
D. Đưa tài sản xung vào công quỹ.
-
Câu 19:
Giá trị của tài sản bảo đảm phải đáp ứng yêu cầu:
A. Ngang bằng với giá trị nghĩa vụ bảo đảm.
B. Lớn hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm.
C. Nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm.
D. Có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
-
Câu 20:
Lựa chọn câu trả lời đúng nhất về đăng ký giao dịch bảo đảm:
A. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện trên cơ sở sự thoả thuận của các bên
B. Giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn lền với đất, tàu bay, tàu biển buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm
C. Các giao dịch bảo đảm chỉ phải đăng ký nếu có yêu cầu
D. Mọi giao dịch bảo đảm đều phải được đăng ký
-
Câu 21:
Hợp đồng nào phát sinh trong trường hợp một người đến ngân hàng vay một khoản tiền để kinh doanh:
A. Hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn
B. Hợp đồng đấu thầu
C. Hợp đồng thuê tài sản
D. Hợp đồng mua bán tài sản
-
Câu 22:
Hợp đồng nào phát sinh trong trường hợp một người mang tiền đến gửi tại ngân hàng:
A. Hợp đồng mượn tài sản
B. Hợp đồng gửi giữ tài sản
C. Hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn
D. Hợp đồng bảo lãnh
-
Câu 23:
Hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách:
A. Văn bản
B. Bằng lời nói
C. Bằng hành vi cụ thể
D. Bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.
-
Câu 24:
Lựa chọn câu trả lời đúng nhất về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản:
A. Đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản là mọi loại tài sản
B. Chỉ tài sản là vật đặc định, vật không tiêu hao mới là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản
C. Các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản đều phải công chứng
D. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản luôn là hợp đồng có đền bù
-
Câu 25:
Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực mấy năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền?
A. 5 năm
B. 3 năm
C. 2 năm
D. 1 năm