500 câu trắc nghiệm thi công chức chuyên ngành Hành chính
Bộ 500 câu trắc nghiệm thi công chức chuyên ngành Hành chính do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, các trường hợp nào sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật?
A. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật
B. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ
C. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 2:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, công chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi nào sau đây?
A. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ
B. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
C. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 3:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng
B. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến 05 ngày làm việc trong một tháng
C. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng
D. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 19 ngày làm việc trong một tháng
-
Câu 4:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
B. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
C. Vi phạm quy định của pháp luật về kỷ luật lao động; bình đẳng giới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 5:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện
B. Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi
C. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 6:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng
B. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến 07 ngày làm việc trong một tháng
C. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 09 ngày làm việc trong một tháng
D. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 9 ngày làm việc trong một tháng
-
Câu 7:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng
B. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị
C. Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 8:
Nghị định 34/2011/NĐ-CP có hiệu lực kể từ thời gian nào?
A. ngày 05 tháng 7 năm 2010
B. ngày 05 tháng 7 năm 2011
C. ngày 03 tháng 7 năm 2011
D. ngày 05 tháng 9 năm 2011
-
Câu 9:
Theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc khi xử lý kỷ luật?
A. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật
B. Được phép áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật
C. Được áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật nhưng tuỳ vào mức độ vi phạm
D. Được phép áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật, do thủ trưởng đơn vị quyết định
-
Câu 10:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Quốc hội có thẩm quyền ban hành:
A. Hiến pháp, Luật, Nghị định
B. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
C. Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
D. Cả 03 đáp án đều sai
-
Câu 11:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ có thẩm quyền ban hành:
A. Nghị quyết, Nghị định
B. Nghị quyết, Nghị định, Quyết định
C. Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 12:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ có thẩm quyền ban hành:
A. Nghị quyết
B. Nghị quyết, Nghị định, Quyết định
C. Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 13:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành:
A. Quyết định, Thông tư
B. Chỉ thị, Thông tư
C. Quyết định, Nghị định
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 14:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Giám đốc sở, cơ quan ngang sở có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?
A. Quyết định
B. Chỉ thị
C. Thông tư
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 15:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp ban hành:
A. Nghị định liên tịch
B. Nghị quyết liên tịch
C. Nghị định liên tịch; Nghị quyết liên tịch
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 16:
Thông tư liện tịch được ban hành giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào sau đây?
A. Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
B. Giữa các Bộ, các cơ quan ngang bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
C. Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
D. Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
-
Câu 17:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban hành:
A. Pháp lệnh
B. Nghị quyết
C. Nghị quyết, Nghị định
D. Pháp lệnh, Nghị quyết
-
Câu 18:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội có thẩm quyền ban hành:
A. Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định
B. Hiến pháp, Luật, Nghị định
C. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
D. Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
-
Câu 19:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội có thẩm quyền ban hành:
A. Hiến pháp, Luật
B. Hiến pháp, Luật, Nghị định
C. Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định
D. Cả 03 đáp án đều sai
-
Câu 20:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban hành:
A. Luật, Pháp lệnh
B. Pháp lệnh, Nghị quyết
C. Nghị quyết, Nghị định
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 21:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành:
A. Lệnh, Quyết định
B. Lệnh, Chỉ thị
C. Quyết định, Chỉ thị
D. Lệnh, Quyết định, Chỉ thị
-
Câu 22:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ có thẩm quyền ban hành:
A. Nghị định
B. Nghị quyết, Nghị định, Quyết định
C. Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 23:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành:
A. Quyết định
B. Chỉ thị, Thông tư
C. Quyết định, Nghị định
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 24:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành:
A. Quyết định
B. Thông tư
C. Chỉ thị
D. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
-
Câu 25:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền ban hành:
A. Nghị quyết
B. Quyết định
C. Thông tư
D. Chỉ thị