1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý
Với hơn 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý - có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Y học (cụ thể hơn là ngành Dược) sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về các mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, về nghiên cứu cách vận dụng dược lý cơ bản trong điều trị. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kết hợp Amoxicilline & Flagyl, Tinidazol
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Kết hợp Ciprofloxacin & Cotrim
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Thuốc điều trị lao có độc tính trên gan
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Dùng họ Imidazol không cần kiêng rượu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Lĩnh vực nghiên cứu của dược lực học:
A. Cấu trúc hóa học của thuốc
B. Thời gian bán hủy của thuốc
C. Các cơ quan thải trừ của thuốc
D. Tác dụng của điều trị lên cơ thể sống
-
Câu 6:
Thuốc bị chuyển hóa qua gan lần thứ 1 thường gặp khi đưa thuốc vào cơ thể theo đường:
A. Đặt dưới lưỡi
B. Uống
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Tiêm dưới da
-
Câu 7:
Thuốc nào sau đây được hấp thu nhiều nhất ở ruột non:
A. Vitamin B12
B. Streptomycin
C. Sulfaguanidin
D. MgSO4
-
Câu 8:
Sự hấp thu thuốc theo đường đặt dưới lưỡi có đặc điểm nào sau đây:
A. Tất cả các loại thuốc đều được hấp thu tốt
B. Thuốc được hấp thu từ từ
C. Tránh được tác dụng chuyển hóa qua gan lần 1
D. Các thuốc tan theo lipid dễ được hấp thu
-
Câu 9:
Sự phân phối thuốc qua nhau thai có đặc điểm nào:
A. Thuốc không tích trữ trong thai nhi
B. Thuốc ưa lipid khếch tán nhanh
C. Nồng độ thuốc trong thai nhi luôn cao hơn trong máu mẹ
D. Thuốc có trọng lượng ptử lớn hơn 1000 Da mới qua được nhau tha
-
Câu 10:
Phản ứng nào sau đây quan trọng nhất trong pha 1 của quá trình chuyển hóa thuốc:
A. Phản ứng khử carboxyl
B. Phản ứng thủy phân
C. Phản ứng kết hợp
D. Phản ứng oxi hóa
-
Câu 11:
Sự thải trừ thuốc qua sữa có đặc điểm:
A. Thuốc có trọng lượng phân tử bé hơn 200 dễ bị thải trừ
B. Thuốc không tan trong lipid dễ bị thải trừ
C. Thuốc bazo yếu có nồng độ trong sữa thấp hơn huyết tương
D. Thuốc acid yếu có nồng độ trong sữa cao hơn huyết tương
-
Câu 12:
Cơ chế tác dụng của thuốc Acetyl:
A. Một thuốc tác dụng lên một loại receptor của một loại mô
B. Một thuốc tác dụng lên một loại receptor của nhiều loại mô
C. Một thuốc tác dụng lên nhiều loại receptor của một loại mô
D. Một thuốc tác dụng lên nhiều loại receptor của nhiều loại mô
-
Câu 13:
Tác dụng của Atropin và Acetylcholin là loại tác dụng:
A. Đối lập chức phận
B. Không đối lập
C. Đối lập có cạnh tranh
D. Đối lập hóa học
-
Câu 14:
Sự hấp thu thuốc ở trẻ em có đặc điểm:
A. Thuốc khó thấm qua da
B. Thuốc hấp thu ở dạ dày rất ổn định
C. Thuốc dễ thấm vào hệ thần kinh
D. Thuốc hấp thu nhanh khi tiêm bắp
-
Câu 15:
Thuốc dễ ngấm qua da ở điều kiện nào:
A. Da bị sạm
B. Da bị sừng hóa
C. Da bị tổn thương
D. Da lành
-
Câu 16:
Đối với người lớn, đường dung thuốc nào sau đây có tác dụng nhanh nhất:
A. Uống
B. Đặt dưới lưỡi
C. Ngậm
D. Hậu môn
-
Câu 17:
Khí dung là cách đưa thuốc qua đường:
A. Màng khớp
B. Da
C. Tiêu hóa
D. Hô hấp
-
Câu 18:
Đường thuốc nào chống chỉ định khi hôn mê:
A. Tiêm bắp
B. Uống
C. Đặt hậu môn
D. Bôi ngoài da
-
Câu 19:
Sự hạn chế của đường tiêm tĩnh mạch:
A. Người tiêm phải có kỹ năng
B. Gây đau cho BN
C. Thuốc có tác dụng nhanh
D. Được chọn khi không được tiêm bắp
-
Câu 20:
Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người có bệnh nào sau đây:
A. Viêm phổi
B. Suy gan
C. Thiếu Vitamin
D. Viêm họng
-
Câu 21:
Đường dùng thuốc thông thường được chọn:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm dưới da
D. Tiêm tĩnh mạch
-
Câu 22:
Đặt dưới lưỡi là đường đưa thuốc được dung phổ biến trong trường hợp:
A. Viêm dạ dày
B. Đau thắt ngực
C. Viêm phổi
D. Suy thận
-
Câu 23:
Cơ chế tác dụng của thuốc lợi tiểu ức chế anhydrase cacbonic (men AC) là:
A. Tăng sản xuất HCO3 - , gây nhiễm kiềm chuyển hóa
B. Giảm bài xuất H+, giảm bài xuất K+
C. Giảm bài xuất H+, giảm bài xuất HCO3 -
D. Giảm bài xuất H+, Na+ không được tái hấp thu, kéo theo nước
-
Câu 24:
Thuốc lợi tiểu nào sau đây ức chế men anhydrase cacbonic:
A. Thyazid
B. Acetazolamide
C. Spironolacton
D. Mannitol
-
Câu 25:
Để tránh hạ Kali máu khi dùng Furosemide, cách nào sau đây được chọn, NGOẠI TRỪ:
A. Kết hợp Spironolacton
B. Dùng thuốc lợi tiểu giữ Kali
C. Dùng đơn độc Furosemide
D. Kết hợp Triamteren
-
Câu 26:
Thuốc lợi tiểu nào sau đây giữ Kali:
A. Mannitol
B. Hypothiazid
C. Furosemide
D. Spironolacton
-
Câu 27:
Phân loại theo cơ chế tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp thuốc nào thuộc nhóm tác dụng đến mạch máu ngoại biên:
A. Thuốc ức chế Calci
B. Thuốc ức chế alpha
C. Thuốc lợi tiểu
D. Thuốc ức chế beta
-
Câu 28:
Tác dụng điều trị THA thường ít hiệu quả khi phối hợp thuốc nào sau đây:
A. Thuốc ức chế Calci
B. Thuốc ức chế alpha
C. Thuốc giãn động mạch
D. Thuốc ức chế beta
-
Câu 29:
Phân loại theo cơ chế điều hòa HA thuốc nào sau đây thuộc nhóm tác động hệ giao cảm và hủy receptor adrenergic:
A. Thuốc chẹn beta
B. Thuốc ức chế men chuyển
C. Thuốc chẹn kênh Ca2
D. Thuốc ức chế receptor AT1 của angiotensin II
-
Câu 30:
Khi điều trị THA, nhóm thuốc lợi tiểu thường có tác dụng cho đối tượng BN nào sau đây:
A. Người da trắng
B. Người gầy
C. Người cao tuổi
D. Người có hoạt tính rennin cao
-
Câu 31:
Thuốc điều trị THA nào sau đây chống chỉ định cho người bệnh đái tháo đường:
A. Lợi tiểu
B. Thuốc ức chế men chuyển
C. Dihydralazin
D. Diazoxide
-
Câu 32:
Thuốc điều trị THA nào sau đây có tai biến gây suy tuyến giáp khi điều trị kéo dài:
A. Nifride
B. Ức chế calci
C. Lợi tiểu
D. Thuốc ức chế men chuyển
-
Câu 33:
Phù hai chi dưới là tác dụng phụ thường thấy của nhóm thuốc điều trị THA nào sau đây:
A. Thuốc ức chế beta
B. Thuốc lợi tiểu
C. Thuốc giãn mạch
D. Thuốc ức chế Calci
-
Câu 34:
Ở BN có hẹp động mạch thận hoặc có tổn thương gây hẹp động mạch thận không được sử dụng nhóm thuốc THA nào sau đây:
A. Thuốc ức chế alpha
B. Thuốc ức chế beta
C. Thuốc ức chế Calci
D. Thuốc lợi tiểu
-
Câu 35:
Thuốc nào sau đây được chọn khi điều trị THA cho BN đái tháo đường:
A. Lợi tiểu
B. Giãn mạch
C. Ức chế beta
D. Ức chế giao cảm
-
Câu 36:
Thuốc điều trị THA nào sau đây chỉ có thể điều trị cho phụ nữ mang thai:
A. Nifedipin
B. Methyldopa
C. Propranolol
D. Captopril
-
Câu 37:
Thay đổi vị giác là tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị THA nào sau đây:
A. Nifedipin
B. Methyldopa
C. Propranolol
D. Captopril
-
Câu 38:
Nhóm thuốc điều trị THA nào sau đây có tác dụng làm giảm Triglycerid và LDL-C:
A. Hủy alpha adrenergic
B. Hủy beta adrenergic
C. Liệt hạch
D. Tác động lên hậu hạch giao cảm
-
Câu 39:
Khi điều trị THA ở BN có bệnh mạch vành, nhóm thuốc nào sau đây được ưu tiên lựa chọn:
A. Ức chế giao cảm
B. Ức chế men chuyển
C. Ức chế beta
D. Giãn mạch
-
Câu 40:
Khi điều trị THA ưu thế tâm thu ở người già, nhóm thuốc nào sau đây được ưu tiên lựa chọn:
A. Ức chế men chuyển
B. Ức chế beta
C. Ức chế alpha
D. Ức chế Calci
-
Câu 41:
Propanolol là thuốc điều trị THA thuộc nhóm:
A. An thần
B. Ức chế men chuyển
C. Chẹn kênh Calci
D. Chẹn beta
-
Câu 42:
Đường dùng phổ biến của Adalat khi điều trị THA là:
A. Nhét hậu môn
B. Đặt dưới lưỡi
C. Khí dung
D. Uống
-
Câu 43:
Chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong phản ứng dị ứng là:
A. Bradykinyl
B. Histamin
C. Thromboxan
D. Leucotrien
-
Câu 44:
Thụ thể H1 nằm ở:
A. Cơ trơn và thành mạch máu
B. Synap dẫn truyền thần kinh
C. Thành dạ dày
D. Cơ vân
-
Câu 45:
Yếu tố nào sau đây có khả năng ăn mòn, hủy hoại niêm mạc dạ dày tá tràng:
A. Prostaglandin E1
B. Chất nhầy
C. Pepsin
D. Prostaglandin E2
-
Câu 46:
Thuốc điều trị loét tá tràng được chia thành mấy nhóm:
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
-
Câu 47:
Atropin là thuốc thuộc nhóm sau đây:
A. Thuốc kháng Choline
B. Thuốc kháng bơm proton
C. Thuốc kháng H2
D. Thuốc kháng Gastrin
-
Câu 48:
Thuốc nào sau đây không có tác dụng chống HP:
A. Tetracycline
B. Bismuth
C. Omeprazol
D. Amoxcillin
-
Câu 49:
Liều dung thuốc cho trẻ em thường tính theo liều nào sau đây:
A. mg/kg
B. mg/ngày
C. g/kg
D. g/ngày