1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý
Với hơn 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý - có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Y học (cụ thể hơn là ngành Dược) sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về các mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, về nghiên cứu cách vận dụng dược lý cơ bản trong điều trị. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Omeprazole là thuốc điều trị loét dạ dày do acid. Ngoài ra thuốc này cũng ảnh hưởng đến xương, làm tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân sử dụng. Số nhận định đúng là:(1) Biểu hiện tính đặc hiệu của thuốc. (2) Thuốc trị ung thư gây rụng tóc, thiếu máu cũng có thể giải thích dựa vào hiện tượng trên. (3) Omeprazole ngăn cản quá trình hấp thụ calci nên làm tăng nguy cơ gãy xương. (4) Omeprazole làm tăng hoạt động của tạo cốt bào. (5) Cơ chế tác động của omeprazole tại dạ dày và xương là khác nhau. (6) Omeprazole chỉ có tác dụng là trung hoà acid dạ dày nên là thuốc hoạt động dựa trên phản ứng hoá học:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Propanolol hoạt động như một thuốc đối vận thụ thể beta1. Thụ thể mà thuốc này tác động thuộc loại:
A. Thụ thể liên kết men tyrosine kinase
B. Thụ thể liên kết protein G
C. Thụ thể nội bào
D. Kênh ion hoạt động kiểu thụ thể
-
Câu 3:
Nhóm thụ thể chi phối hoạt động của các yếu tố tăng trưởng thượng bì, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, yếu tố bài xuất natri có nguồn gốc từ tâm nhĩ, … là:
A. Thụ thể liên kết protein G
B. Thụ thể nicotinic
C. Kênh ion hoạt động kiểu thụ thể
D. Thụ thể liên kết men tyrosine kinase
-
Câu 4:
Insulin tác động trên thụ thể:
A. Thụ thể nội bào
B. Thụ thể liên kết men tyrosine kinase
C. Thụ thể liên kết protein G
D. Thụ thể nicotinic
-
Câu 5:
Progesterone tác động lên thụ thể: Thụ thể liên kết protein G:
A. Thụ thể liên kết men tyrosine kinase
B. Kênh ion hoạt động kiểu thụ thể
C. Thụ thể nội bào
D. Thụ thể nicotinic
-
Câu 6:
Thụ thể của nội tiết tố tuyến giáp là:
A. Thụ thể nội bào
B. Thụ thể liên kết protein G
C. Kênh ion hoạt động kiểu thụ thể
D. Thụ thể liên kết men tyrosine kinase
-
Câu 7:
Thụ thể tác động của GABA là: Thụ thể liên kết protein G.
A. Thụ thể liên kết men tyrosine kinase
B. Kênh ion hoạt động kiểu thụ thể
C. Thụ thể nội bào
D. Thụ thể nicotinic
-
Câu 8:
Nhận định nào sau đây là sai về TI, MS, LD50:
A. Công thức tính MS=LD99/ED1.
B. TI lớn hơn 10 là thuốc có tác dụng điều trị rộng.
C. LD50 là liều chết trung vị, phản ánh tính độc của thuốc.
D. Digoxin là thuốc có giới hạn điều trị hẹp.
-
Câu 9:
Nhịp tim một bệnh nhân bị chậm do dùng thuốc chẹn beta, loại ADR trên lâm sàng có thể được phân loại là:
A. A
B. B
C. C
D. D
-
Câu 10:
Một bệnh nhân bị hội chứng thận hư được chỉ định điều trị với corticosteroid lâu ngày và liều cao dẫn đến ức chế trục hạ đồi-tuyến yên- tuyến thượng thận tiết cortisol. Đây là ADR thuộc loại nào trên lâm sàng:
A. A
B. B
C. C
D. D
-
Câu 11:
Một sinh viên Y vì thi rớt dược lý nên sử dụng paracetamol để tự tử. Cô uống 1 lúc 50 viên paraben à nhầm paracetamol. May là được phật độ nên cô không chết. Nếu trong trường hợp cô chết thì ADR theo cơ chế được phân loại là:
A. Độc tính bệnh lý.
B. Độc tính dược lý.
C. Độc trên gene.
D. Phản ứng đặc ứng.
-
Câu 12:
Một cậu bé ở Nam Phi bị sốt rét được điều trị với Primaquine, phản ứng bất lợi của thuốc cần được theo dõi ở cậu bé này là:
A. Phản ứng quá mẫn muộn.
B. Phản ứng phản vệ.
C. Phản ứng độc trên gene.
D. Phản ứng đặc ứng.
-
Câu 13:
Nói về phản ứng miễn dịch khi dùng thuốc, nhận định đúng là:
A. Theo phác đồ của bộ y tế, thuốc đầu tay trong quá trình xử lý một bệnh nhân bị sốc phản vệ là norepinephrine.
B. Đa số thuốc có KLPT nhỏ nên khó có thể gây ra phản ứng miễn dịch.
C. Viêm mũi dị ứng có thể là một biểu hiện của phản ứng phản vệ.
D. Phản ứng độc tế bào qua trung gian IgM và IgG để hoạt hoá bổ thể.
-
Câu 14:
Một người đàn ông thường bị ngứa, nổi mẫn đỏ khi dây đeo thắt lưng bằng kim loại tiếp xúc với da vùng bụng. Nhận định đúng:
A. Phản ứng quá mẫn muộn.
B. Phản ứng độc tế bào.
C. Phản ứng phức hợp miễn dịch.
D. Phản ứng phản vệ tại chỗ.
-
Câu 15:
Một bệnh nhân ung thư phổi đã di căn hạch được điều trị với cisplatin. Bệnh nhân này nhanh chóng biểu hiện một số ADRs của thuốc này. Cho các nhận định sau. Nhận định đúng là:(1) Thuốc này gây độc trên gene không phụ thuộc liều. (2) Chức năng thận bị ảnh hưởng. (3) Thuốc gây viêm thận mô kẽ. (4) Thuốc có thể gây độc ống thận:
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 2 và 4
D. 1,2 và 4
-
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây là sai về biểu hiện loạn sản huyết của ADRs:
A. Sulfoamide, thiazide có thể gây giảm tiểu cầu.
B. Penicillin có thể gây thiếu máu tán huyết.
C. Chloramphenicol có thể gây mất bạch cầu hạt.
D. Cephalosporin gắn protein huyết tương lên màng tế bào HC gây ra hiện tượng tán huyết do miễn dịch.
-
Câu 17:
Một bệnh nhân điều trị bệnh động kinh bằng carbamazepine bị ly giải hoại tử thượng bì (hội chứng Steven Johnson SJS). Nhận định sai là:
A. Hội chứng này cũng là một loại ADRs.
B. Chỉ có bệnh nhân người châu Á mới cần thiết kiểm tra allele B* 1502 trước khi sử dụng thuốc.
C. Bệnh nhân cần kiểm tra allele B* 1502 trước khi sử dụng thuốc.
D. Hội chứng SJS ở bệnh nhân này có liên quan đến tương quan yếu tố di truyền và dược lý học.
-
Câu 18:
Chất X gây tác dụng co cơ tim cực đại tương tự như epinephrine. Thuốc X được xem là:
A. Chất đồng vận.
B. Chất đối vận cạnh tranh.
C. Chất đồng vận 1 phần.
D. Chất đối vận không cạnh tranh.
-
Câu 19:
Nhận định nào dưới đây là chính xác:
A. Tác dụng phụ của thuốc càng nhiều thì thuốc có thông số điều trị càng lớn
B. Hiệu năng càng lớn thì hiệu lực càng lớn
C. Một chất đối vận cạnh tranh sẽ làm tăng ED50
D. Trong việc lựa chọn thuốc, thường thì hiệu lực quan trọng hơn hiệu năng
-
Câu 20:
Câu nào sau đây đúng với tuyến nội tiết- hormon do tuyến đó sản xuất- bản chất-tác dụng của hormon đó:
A. Vỏ thượng thận- cortisol- acid amin- tăng sức chống đỡ đối với stress
B. Tuyến giáp- calcitonin- polypeptid- tăng nồng độ Ca2+ huyết tương
C. Tuy thượng thận- catecholamin- acid amin- tăng đường huyết
D. Vỏ thượng thận- aldosteron- steroid- hạ huyết áp
-
Câu 21:
Thuốc nào sau đây sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu tác dụng với cơ chế ức chế hấp thu lipid:
A. Acid nicotinic
B. Gemfibrozil
C. Simvastatin
D. Cholestiramin
-
Câu 22:
Liệu tương đương 5 mg prednisoloni của betamethason là?
A. 4mg
B. 7mg
C. 6mg
D. 20mg
-
Câu 23:
Kháng sinh có phổ lên vi khuẩn MRSA?
A. Imipenem
B. Gentamycin
C. Tigecyclin
D. Tất cả các kháng sinh trên
-
Câu 24:
Thuốc nào sau đây sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu tác dụng với cơ chế giảm tổng hợp lipid:
A. Colestipol
B. Cholestyramin
C. Atorvastatin
D. Ezetimibe
-
Câu 25:
Kháng sinh có phổ lên vi khuẩn không điển hình?
A. Azithromycin
B. Methicillin
C. Vancomycin
D. Tobramycin
-
Câu 26:
ICS nào có tác dụng chống viêm, thời gian rã nhanh, độ tan và có khả năng lưu lâu ở phổi tốt nhất?
A. Fluticasone propionate
B. Beclometason dipropionat
C. Mometasone furoate
D. Budesonide
-
Câu 27:
Thuốc nào sau đây nên được sử dụng như điều trị hàng thứ hai phối hợp với statin khi mục tiêu điều trị không đạt được với liều statin cao nhất dung nạp được hoặc ở các bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với statin:
A. Ezetimibe
B. Nicotinic acid
C. Colestipol
D. Cholestyramin
-
Câu 28:
Kháng sinh nào độc với thân nhất?
A. Cephalexin
B. Amikacina
C. Ciprofloxacin
D. Azithromycin
-
Câu 29:
Chế độ điều trị bổ sung khi sử dụng corticoid để dự phòng loãng xương của BYT?
A. 400 IU vitamin D kết hợp 500 mg Calci mỗi ngày
B. 600 IU vitamin D kết hợp với 1000mg Calci mỗi ngày
C. 800 IU vitamin D kết hợp 1000 mg Calci mỗi ngày
D. 800 IU vitamin D kết hợp 500 mg Calci mỗi ngày
-
Câu 30:
Điều trị phối hợp ezetimibe và statin trong điều trị tăng cholesterol máu làm giảm thêm:
A. 15 - 22% LDL-C
B. 30% LDL-C
C. 20-40% LDL-C
D. 50 - 70% LDL-C
-
Câu 31:
Kháng sinh nào tạo phức khó hấp thu khi dùng đồng thời với nhóm thuốc Antacid?
A. Cefixim
B. Levofloxacin
C. Cefpodoxim
D. Vancomycin
-
Câu 32:
Chỉ số xét nghiệm phải được sử dụng là phân tích lipid chính trước khi điều trị rối loạn lipid máu:
A. HDL- C
B. LDL-C
C. Triglycerid
D. A và B
-
Câu 33:
Kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian?
A. Metronidazol
B. Ciprofloxacin
C. Cefdinir
D. Tất cả kháng sinh trên
-
Câu 34:
Chỉ định của calcitonin được sử dụng trong điều trị loãng xương là:
A. Loãng xương nặng
B. Mới gãy xương
C. T-score=12.9
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 35:
Sử dụng đơn vị liều đầu ngón tay (FTU):
A. Là lượng thuốc mỡ, kem hay dạng bản rắn khác lấy ra từ týp thuốc có đường kính Lag 5mm tính từ nếp gấp của đốt xa đến đầu ngón tay của một người lớn
B. Là lượng thuốc mỡ, kem hay dạng bán rắn khác lấy ra từ tuýp thuốc có đường kính miệng 5mm tính cả ngón tay trỏ
C. Đủ để bôi vùng da rộng bằng 2 lòng bàn tay kể cả ngón tay
D. Đáp án A và C
-
Câu 36:
Chỉ số xét nghiệm được khuyến cáo là mục tiêu điều trị chính:
A. Non-HDL-C
B. LDL-C
C. Cholesterol toàn phần
D. B và C đúng
-
Câu 37:
Để tăng hiệu quả diệt khuẩn của nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian:
A. Nên dùng nhiều lần trong ngày với nồng độ cao nhất có thể
B. Nên dùng ít lần trong ngày với nồng độ cao
C. Nên dùng nhiều lần trong ngày với nồng độ trên MIC khoảng 2- 4 lần
D. Nên dùng nhiều lần trong ngày với nồng độ nhỏ hơn MIC
-
Câu 38:
Chế độ ăn khi dùng Corticoid:
A. Tăng glucose, giảm protein, tăng lipid
B. Giảm glucose, tăng protein, giảm muối
C. Giàu calci, tăng natri, giảm glucose
D. Giàu kali, giàu calci, tăng lipid
-
Câu 39:
Liều dùng Calci được sử dụng trong điều trị loãng xương là:
A. 400mg/ngày
B. 800 mg/ngày
C. 1000-1500 mg/ngày
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Theo khuyến cáo ESC/EAS 2016. Trường hợp nào sau đây chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu nếu không kiểm soát được bằng can thiệp lối sống:
A. SCORE< 1, LDL-C: 2,6-4,0mmol/L
B. 1 <SCORE < 5, LDL-C< 1,8mmol/L
C. 5<SCORE < 10, LDL-C<1,8mmol/L
D. SCORE > 10, LDL-C<1,8 mmol/l
-
Câu 41:
Tác dụng không mong muốn của liệu pháp hormon được sử dụng trong điều trị loãng xương là:
A. Tăng nguy cơ ung thư vú
B. Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
C. Huyết khối
D. Cả 3 đáp án
-
Câu 42:
Liệu pháp SMART trong điều trị hen là gì?
A. SABA cắt con cho bệnh nhân
B. LABA cắt cơn cho bệnh nhân
C. ISC dùng trong cắt cơn cho bệnh nhân
D. ICS +LABA trong cắt cơn cho bệnh nhân hen
-
Câu 43:
Kháng sinh nào thuộc nhóm kháng sinh phụ thuộc nồng độ:
A. Meropenem
B. Amoxicillin
C. Tobramycin
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 44:
Cách dùng Fosamax (Alendronate) được sử dụng trong điều trị loãng xương là:
A. Uống mỗi ngày
B. Uống với ít nước
C. Uống buổi tối
D. Đứng hoặc ngồi thẳng 30 phút sau khi uống
-
Câu 45:
Cân nhắc sử dụng Corticoid trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em:
A. Prednisolon 2mg/kg/24
B. Methylprednisolon 2mg/kg/24h
C. Betamethason 300 ug/kg/24h
D. Dexamethason 750 g/kg/24h
-
Câu 46:
Trong điều trị tăng cholesterol máu bằng statin, đổi với các đối tượng nguy cơ rất cao và cao, mục tiêu nên đạt mức giảm LDL-C:
A. > 10%
B. > 30%
C. > 45%
D. 50%
-
Câu 47:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
A. Sử dụng kháng sinh khi có sốt
B. Sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn
C. Dự phòng kháng sinh khi bị cảm cúm
D. Sử dụng kháng sinh phổ mạnh ngay từ đầu
-
Câu 48:
Thuốc nào sau đây có thể được xem xét phối hợp với statin ở các bệnh nhân nguy cơ cao với triglyceride > 2,3 mmol/L (200 mg/dL):
A. Nicotinic acid
B. Cholestyramin
C. Colestipol
D. Fenofibrat
-
Câu 49:
Bệnh nhân đang dùng kháng sinh Ceftriaxone tiêm được xuống thang chuyển sang đường uống thì kháng sinh đường uống nào phù hợp?
A. Ciprofloxacin
B. Cefpodoxim
C. Cefuroxim
D. Ciprofloxacin + cephalexin
-
Câu 50:
Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị loãng xương là:
A. Calci và vitamin D
B. Biphosphonat
C. HRT
D. Cả 3 đáp án trên