1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý
Với hơn 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý - có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Y học (cụ thể hơn là ngành Dược) sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về các mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, về nghiên cứu cách vận dụng dược lý cơ bản trong điều trị. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột:
A. Emetin hydroclorid
B. Oresol
C. Berberin
D. Opizoic
-
Câu 2:
Metronidazol là thuốc:
A. Chủ yếu điều trị bệnh lỵ amip cấp và mạn tính
B. Chữa lỵ amip cấp và mạn tính, viêm niệu đạo, viêm âm đạo do trùng roi
C. Ỉa chảy và lỵ do trực khuẩn, viêm ruột
D. Nhiễm khuẩn đường ruột, hội chứng lỵ, tiêu chảy
-
Câu 3:
Dạng thuốc Emetin hydroclorid:
A. Viên nén 250mg
B. Ống tiêm 2ml 40mg
C. Viên nén 500mg
D. Ống tiêm 1ml 40mg
-
Câu 4:
Thuốc ngoài tác dụng điều trị bệnh lỵ còn có tác dụng cầm máu:
A. Emetin
B. Sulfaguanidin
C. Than thảo mộc
D. Metronidazol
-
Câu 5:
Tên biệt dược của thuốc metronidazol:
A. Ganidan
B. Mebendazol
C. Flagyl
D. Piperadin
-
Câu 6:
Sulfaguanidin là thuốc chữa:
A. Ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi
B. Ỉa chảy và lỵ do trực khuẩn, viêm ruột
C. Ỉa chảy do nhiễm độc
D. Ỉa chảy do ngộ độc thức ăn
-
Câu 7:
Oresol là dung dịch:
A. Bù nước cho bệnh nhân tiêu chảy
B. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân nôn ói nhiều
C. Truyền cho bệnh nhân nôn ói và tiêu chảy
D. Bù nước và điện giai cho bệnh nhân tiêu chảy
-
Câu 8:
Thuốc chữa ỉa chảy do nhiễm độc:
A. Than thảo mộc
B. Viên Opizoic
C. Berberin
D. Oresol
-
Câu 9:
Thuốc chữa ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi:
A. Sunlfaguanidin
B. Emetin
C. Viên opizoic
D. Metronidazol
-
Câu 10:
Thuốc gây mê tác động đến:
A. Thần kinh ngoại biên làm cho người bệnh mất ý thức
B. Thần kinh trung ương làm mất cảm giác ở một vùng nhất định
C. Đầu dây thần kinh ở một vùng nhất định, làm mất cảm giác
D. Thần kinh trung ương làm cho người bệnh mất ý thức
-
Câu 11:
Thuốc tê tác động đến:
A. Thần kinh trung ương làm cho người bệnh mất ý thức
B. Đầu dây thần kinh ở một vùng nhất định làm mất cảm giác ở vùng đó
C. Thần kinh ngoại vi làm cho người bệnh không có cảm giác đau
D. Tất cả các thần kinh trung ương và ngoại vi
-
Câu 12:
Thuốc mê đường hô hấp:
A. Thiopental
B. Lidocain
C. Ether
D. Procain
-
Câu 13:
Thiopental là thuốc:
A. Thuốc tê tổng hợp có tác dụng nhanh, mạnh
B. Có tác dụng gây mê nhanh, mạnh
C. Thuốc mê tĩnh mạch có thời gian tác dụng ngắn
D. Thuốc tê tác dụng ngắn và yếu
-
Câu 14:
Thuốc dùng gây tê tại chổ, gây tê vùng:
A. Procain, lidocain
B. Ketamin, procain
C. Ether, lidocain
D. Thiopental, ether
-
Câu 15:
Lidocain hydroclorid là thuốc:
A. Thuốc tê có tác dụng ngắn và yếu
B. Thuốc mê tỉnh mạch có thời gian tác dụng ngắn
C. Thuốc tê tổng hợp có tác dụng nhanh, mạnh và rộng
D. Thuốc có tác dụng gây mê nhanh, mạnh
-
Câu 16:
Tên biệt dược của procain hydroclorid:
A. Xylocain
B. Novocain
C. Lignocain
D. Ketalar
-
Câu 17:
Không dùng Ketamin trong trường hợp:
A. Tổn thương nặng ở niêm mạc
B. Bệnh cấp tính đường hô hấp
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh cao huyết áp
-
Câu 18:
Thuốc gây tê và mê không dùng cho trẻ em:
A. Thiopental, lidocain
B. Lidocain, ketamin
C. Procain, ether
D. Ether, thiopental
-
Câu 19:
Ngoài tác dụng gây tê còn có tác dụng chống loạn nhịp tim là thuốc:
A. Ether
B. Thiopental
C. Lidocain
D. Ketamin
-
Câu 20:
Thuốc độc loại nào với liều lượng nhỏ có thể ảnh huởng tới sức khoẻ con người:
A. thuốc độc A
B. thuốc độc B
C. thuốc không độc
D. thuốc độc A B
-
Câu 21:
Người bảo quản giữ thuốc độc phải từ:
A. dược sĩ
B. dược sĩ trunghọc trở lên
C. y tá – y sĩ – bác sĩ trực
D. trưởng khoa dược
-
Câu 22:
Bảo quản thuốc độc:
A. được xếp tự do trong tủ theo danh mục
B. được xếp riêng từng loại theo danh mục, có tủ khoá chắc chắn
C. được xếp riêng ở tủ cấp cứu, tủ trực
D. được xếp thứ tự trong tủ trực
-
Câu 23:
Thuốc độc ở bệnh viện do:
A. trưởng khoa dược quy định
B. trưởng khoa quy định
C. giám đốc bệnh viện quy định
D. bác sĩ trực khoa quyết định
-
Câu 24:
Thuốc độc ở tủ trực tại khoa dược do ai qui định về số lượng hoặc chủng loại:
A. ban giám đốc bệnh viện
B. trưởng khoa dược
C. trưởng khoa lâm sàng
D. điều dưỡng – trưởng khoa
-
Câu 25:
Các khoa điều trị lãnh thuốc độc tại khoa dựơc theo:
A. Phiếu lảnh thuốc độc A, độc B riêng
B. Phiếu lảnh thuốc độc A, độc B chung
C. Sổ của khoa
D. Sổ của ca trực
-
Câu 26:
Thuốc độc bảng A gồm:
A. Adrenalin, Digoxin
B. Atropin clohydrat, cà độc
C. Corticoide
D. Ampicilline
-
Câu 27:
Thuốc độc bảng B gồm:
A. Cà độc dược
B. Diclofenac, Insulin, Cloroquin
C. Digoxin, Atropin
-
Câu 28:
Thuốc độc được xếp chung với thuốc kháng sinh
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Thuốc giảm độc không được để cùng tủ với thuốc thông thường:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Dùng thuốc chữa giun sán cần:
A. Dùng thêm thuốc xổ, nhịn đói
B. Uống đúng liều, đúng từng loại, chất ít độc
C. Nhịn đói 1 ngày, uống nhiều nước
D. Rẻ tiền, uống nhiều viên
-
Câu 31:
Những thuốc đặc trị giun thường gặp:
A. Amox
B. Metronidazol
C. Mebendazol
D. Mecamox
-
Câu 32:
Thuốc nào không dùng cùng lúc với thuốc chữa giun:
A. Mebendazol
B. Metronidazol
C. Fugacar
D. Vermox
-
Câu 33:
Thành phần nào KHÔNG được dùng cùng lúc cùng ngày với thuốc tẩy giun:
A. Cà phê
B. Nước trái cây
C. Trà tươi
D. Rượu bia
-
Câu 34:
Thuốc nào đặc trị nhiểm sán
A. Niclosamide, Trédémin
B. Fugacar
C. Metronidazol
D. Hạt bí đỏ
-
Câu 35:
Liều dùng Zentel chữa nhiểm sán ở người lớn là:
A. Liều duy nhất 400mg
B. 400mg/ngày x 3 ngày
C. 400mg/ngày x 5 ngày
D. 400mg /ngày x 1 tuần
-
Câu 36:
Thành phần nào được chỉ định cho bệnh giun sán:
A. Fugacar
B. Albendazol
C. Mebendol
D. Metronidazol
-
Câu 37:
Đối tượng nào được dùng Zentel:
A. Người lớn , trẻ em >2 tuổi
B. Xơ gan, người cho con bú
C. Người già
D. Suy thận, người có thai
-
Câu 38:
Trẻ em và người lớn nhiểm sán dùng liều thuốc như nhau
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Thuốc chữa giun được dùng cho mọi đối tượng
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Dùng thuốc chữa giun nguyên tắc không cần chú ý độc tính của thuốc
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 41:
Thường tẩy giun định kỳ mỗi 3 tháng
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 42:
Người nhiểm giun sán lâu ngày không chữa sẽ gây thiếu máu thiếu sắt
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 43:
Người nhiểm giun sán nếu dùng thuốc không đúng liều, không đúng loại sẽ gây tái nhiểm và lây cho nhiều người khác
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 44:
Thuốc an thần - gây ngủ – chống chỉ định ở trường hợp nào:
A. Người có thai
B. Người đang lái xe
C. Câu a + b +người bị nhược cơ
D. Nghiện ma tuý
-
Câu 45:
Thuốc đặc trị để chữa và phòng động kinh các loại:
A. Despakin
B. Depersolon
C. Diazepam
D. Morphin
-
Câu 46:
Thuốc có tác dụng gây ngủ nên có thể làm tiền mê:
A. Phenergan
B. Rotundin
C. Phénobarbital
D. Stilnox
-
Câu 47:
Thuốc nào có tác dụng chống co giật và động kinh:
A. Diazepam
B. Clorpromazin
C. Haloperidol
D. Roxen
-
Câu 48:
Thành phần nào không có tác dụng an thần - gây ngủ:
A. Seduxen
B. Gardenal
C. Stilnox
D. Diaphyllin
-
Câu 49:
Người già ho về đêm gây mất ngủ, than mệt: cần cho
A. Tiêm bắp Seduxen 1 ống
B. Uống Seduxen 2 viên
C. Uống nhiều nước ấm
D. Chuyển BN đến Y tế gần nhất để khám
-
Câu 50:
Dùng thuốc an thần gây ngủ thời gian kéo dài sẽ có :
A. Bệnh mau khoẻ
B. Tác dụng với thuốc khác nhanh
C. không cần phòng bệnh
D. Nghiện thuốc