1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý
Với hơn 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý - có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Y học (cụ thể hơn là ngành Dược) sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về các mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, về nghiên cứu cách vận dụng dược lý cơ bản trong điều trị. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuốc gây tác dụng phụ là phản ứng giống disulfiram:
A. Clorpropamid
B. Repaglinid
C. Nateglinid
D. Metformin
-
Câu 2:
Estrogen không có chỉ định nào sau đây:
A. Suy sinh dục nữ
B. Cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh
C. Chứng kém/không tiết sữa
D. Viêm teo âm đạo
-
Câu 3:
Thuốc tránh thai không có tác động nào sau đây:
A. Gây nôn mửa, nhức đầu
B. Ức chế buồng trứng
C. Gây bướu lành ở gan
D. Giảm đau bụng kinh
-
Câu 4:
Postinor là thuốc tránh thai loại nào sau đây:
A. Vỉ 2 viên tránh thai sau giao hợp
B. Vỉ 21 viên loại phối hợp 1 pha
C. Vỉ 21 viên loại phối hợp 2 pha
D. Vỉ 28 viên loại nối tiếp
-
Câu 5:
Testosteron không gây tác động nào sau đây:
A. Phát triển đặc tính sinh dục thứ phát ở nam
B. Tăng tổng hợp protein, phát triển xương
C. Phát triển và trưởng thành cơ quan sinh dục nam
D. Kháng progesteron
-
Câu 6:
Điều nào sau đây không phải chỉ định của testosteron:
A. Loãng xương, suy nhược, gầy yếu
B. Chậm phát triển cơ quan sinh dục nam, dậy thì muộn
C. Kháng estrogen (K vú, K nội mạc tử cung, rong kinh...)
D. Suy giảm sinh dục nữ
-
Câu 7:
Estrogen không gây tác dụng sinh lý nào sau đây:
A. Phát triển nội mạc tử cung
B. Phát triển và trưởng thành cơ quan sinh dục nữ
C. Kháng progesteron
D. Phát triển đặc tính sinh dục thứ phát ở nữ
-
Câu 8:
Điều nào sau đây không phải chỉ định của estrogen:
A. Liệu pháp thay thế hormon như mãn kinh hoặc cắt buồng trứng
B. Nguy cơ sẩy thai
C. Chậm phát triển, suy buồng trứng ở tuổi dậy thì
D. Thành phần thuốc tránh thai
-
Câu 9:
Tác dụng phụ của estrogen:
A. Nam hóa ở phụ nữ và trẻ em
B. Tăng nguy cơ K vú, K nội mạc tử cung
C. Chứng vú to ở nam, giảm tinh trùng, giảm phóng tinh, chứng dâm đãng và kích thích tình dục quá độ, Tăng sản tuyến tiền liệt
-
Câu 10:
Chỉ định của Clomiphen:
A. Điều trị vô sinh do không phóng noãn
B. Liệu pháp thay thế hormon như mãn kinh hoặc cắt buồng trứng
C. Thành phần thuốc tránh thai
D. Chống ung thư vú di căn ở phụ nữ mãn kinh
-
Câu 11:
Vận chuyển thuốc bằng khuếch tán thụ động phụ thuộc vào:
A. khả năng hòa tan trong lipid
B. kích thước phân tử
C. gradient nồng độ
D. tất cả
-
Câu 12:
Đặc điểm vận chuyển thuốc bằng cách chọn lọc:
A. cần chất mang
B. cần năng lượng
C. những thuốc tan được trong nước có trọng lượng phân tử thấp 100-200 qua được ống dẫn
D. tất cả
-
Câu 13:
Thuốc dùng qua đường tiêu hóa có rất nhiều ưu điểm vì:
A. Dễ điều chỉnh lượng thuốc
B. Dễ áp dụng, ít hao hụt
C. Thuốc tác dụng nhanh, ít hao hụt
D. Dễ điều chỉnh lượng thuốc, tác dụng nhanh
-
Câu 14:
Thuốc dùng qua đường hô hấp có rất nhiều nhược điểm vì:
A. Kỷ thuật dùng thuốc khá phức tạp, ít hao hụt
B. Thuốc tác dụng nhanh,ít hao hụt
C. Kỷ thuật dùng thuốc khá phức tạp
D. Thuốc bị hao hụt nhiều
-
Câu 15:
Các thông số Dược động học chính trong thực hành lâm sàng, ngoại trừ:
A. Nồng độ thuốc thiết yếu
B. Độ khả dụng sinh học (F)
C. Liều duy trì
D. Độ gắn kết với protein huyết tương
-
Câu 16:
Khi nói về các cơ chế của sự hấp thu, bạn hãy chọn ý đúng:
A. Khuếch tán nhờ chất mang diễn ra ngược chiều khuynh độ nồng độ, cần năng lượng, chất mang là protein đặc hiệu cơ chất
B. Vận chuyển tích cực diễn ra ngược chiều khuynh độ nồng độ, cần năng lượng, kênh vận chuyển là protein không đặc hiệu cơ chất
C. Nhập bào là hình thức hấp thu các đại phân tử, cần năng lượng
D. Khuếch tán thụ động diễn ra theo khuynh độ nồng độ, không cần năng lượng, thường là các ion dễ tan trong nước
-
Câu 17:
Chọn ý sai trong giai đoạn hấp thu:
A. Hiệu ứng chuyển hóa bước đầu là sự thải trừ thuốc trước khi vào tuần hoàn chung, có thể xảy ra tại thành ruột, tuần hoàn hệ tĩnh mạch cửa và gan
B. Đối với thuốc hấp thu kém, thực phẩm sẽ càng làm giảm độ khả dụng sinh học F
C. Diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian (AUC) là thông số giúp đánh giá mức độ cơ thể tiếp xúc với thuốc đáng tin cậy hơn so với nồng độ thuốc trong huyết tương tại một thời điểm
D. Đối với thuốc có hiệu ứng chuyển hóa bước đầu cao, thực phẩm sẽ càng làm giảm độ khả dụng sinh học F
-
Câu 18:
Để tăng độ thải trừ của 1 thuốc là acid yếu có pKa = 7,2 qua thận ta cần (cho biết nước tiểu có pH=7,2):
A. Giảm pH nước tiểu
B. Tăng pH nước tiểu
C. Giảm pH ở ruột non
D. Tăng pH dạ dày
-
Câu 19:
Khi uống 1 loại thuốc là acid yếu (pKa = 5), gian 1 trong cơ thể có pH = 2 và gian 2 là huyết tương có pH = 7. Khi đó thuốc sẽ khuếch tán:
A. Từ gian 1 vào mô đích
B. Từ huyết tương vào gian 1
C. Từ gian 1 vào huyết tương
D. Từ mô đích vào huyết tương
-
Câu 20:
Khi nói về sự phân phối thuốc, ý nào sau đây chưa đúng:
A. Thuốc gắn với protein chỉ ở mức độ nhất định: thuận nghịch hai chiều
B. Ở những bệnh nhân có tình trạng giảm albumin máu dễ bị ngộ độc thuốc tương tự như dùng quá liều
C. Đối với các loại thuốc gắn kết mạnh với protein cần dùng liều cao để đạt hiệu quả
D. Thuốc gắn kết kém với protein cho tác dụng chậm nên ít gây ngộ độc
-
Câu 21:
Nhận định nào đúng về thể tích phân phối (Vd):
A. Vd là một giá trị thực, cung cấp thông tin về khả năng phân bố của 1 loại thuốc đến các khoang cơ thể đặc biệt là ở mô đích
B. Khi biết được thể tích phân phối và nồng độ thuốc thiết yếu ta có thể tính ngay được liều tấn công đối với thuốc tiêm tĩnh mạch
C. Hai thuốc có cùng hiệu lực, loại nào có Vd cao hơn sẽ cần liều khởi đầu thấp hơn để đạt được nồng độ thiết yếu và ngược lại
D. Thuốc có xu hướng phân cực, tan trong nước sẽ có Vd lớn và ngược lại
-
Câu 22:
Khi nói về quá trình vận chuyển thuốc vào hệ thần kinh trung ương, nhận định nào chưa đúng:
A. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lượng myelin còn ít nên cấu trúc hàng rào chưa chặt chẽ làm cho thuốc dễ dàng khuếch tán vào não
B. Kháng sinh trị liệu chỉ xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương khi viêm nhiễm đủ nặng làm biến đổi cấu trúc hàng rào máu não
C. Thuốc càng phân cực càng dễ thấm qua hàng rào máu – não và hàng rào máu – màng não
D. Thuốc muốn vào được hệ thần kinh trung ương phải qua được 3 lớp hàng rào: máu - não, máu - màng não và dịch não tủy – não
-
Câu 23:
Khi nói về quá trình vận chuyển thuốc vào hệ thần kinh trung ương, nhận định nào chưa đúng:
A. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lượng myelin còn ít nên cấu trúc hàng rào chưa chặt chẽ làm cho thuốc dễ dàng khuếch tán vào não
B. Tốc độ vận chuyển thuốc vào dịch não tủy và não phụ thuộc vào mức độ gắn thuốc vào protein huyết tương
C. Thuốc càng phân cực càng dễ thấm qua hàng rào máu – não và hàng rào máu – màng não
D. Thuốc muốn vào được hệ thần kinh trung ương phải qua được 3 lớp hàng rào: máu - não, máu - màng não và dịch não tủy – não
-
Câu 24:
Chọn nhận định sai về sự chuyển hóa thuốc:
A. Ở pha I, các phản ứng chuyển hóa chủ yếu là oxi hóa – khử và thuốc trở nên phân cực hơn
B. Quá trình chuyển hóa thuốc diễn ra sau khi thuốc đi qua gan
C. Ở pha II, phản ứng chủ yếu là sự liên hợp, cần năng lượng và cơ chất nội sinh
D. Mục đích của sự chuyển hóa là biến đổi thuốc thành dạng dễ thải trừ khỏi cơ thể
-
Câu 25:
Nhận định nào đúng về độ thanh thải thuốc (CL):
A. CL áp dụng được cho tất cả các loại thuốc, giúp ta xác định được liều dùng phù hợp
B. Là thể tích máu được lọc sạch thuốc trong 1 đơn vị thời gian
C. CL đường tiêm tĩnh mạch = CL đường uống x độ sinh khả dụng F
D. Là thông số dược động quan trọng thứ 2 sau thể tích phân phối Vd
-
Câu 26:
So sánh nào đúng về thuốc phân tử nhỏ và thuốc mô phỏng sinh học:
A. Thuốc mô phỏng sinh học có cấu trúc phức tạp được xác định độc lập với quy trình sản xuất
B. Thuốc mô phỏng sinh học không gây miễn dịch
C. Thuốc phân tử nhỏ ổn định hơn
D. Thuốc phân tử nhỏ có nhiều biến thể hơn nên khó xác định
-
Câu 27:
Chọn nhận định đúng về các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng:
A. Thời gian thử nghiệm ở pha III không cố định
B. Bệnh nhân thử nghiệm ở pha II và III “không mù”
C. Đối tượng thử nghiệm đều là bệnh nhân
D. Ở pha IV thuốc đã được sử dụng để điều trị rộng rãi tuy nhiên vẫn theo dõi chặt chẽ về tác dụng phụ
-
Câu 28:
“Sử dụng không thích hợp những thuốc thông thường dẫn đến ngộ độc cấp và mãn tính” là định nghĩa của khái niệm:
A. Lạm dụng thuốc (Drug misuse)
B. Dị ứng thuốc (drug allergy)
C. Nghiện thuốc (Drug abuse)
D. Tương tác thuốc (drug interaction)
-
Câu 29:
Efferalgan, Panadol,… là những thuốc có cùng dược chất hoạt động với tên gọi là Acetaminophen. Generic name của thuốc này là:
A. Paracetamol
B. N-(4-hydroxyphenyl)acetamide
C. Acetaminophen
D. Panadol
-
Câu 30:
Nói về thuốc mô phỏng sinh học, nhận định SAI là:
A. Sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy tế bào sống.
B. Vaccine là một ví dụ cho loại thuốc này.
C. Thuốc có trọng lượng phân tử lớn.
D. Có tính ổn định cao và sinh miễn dịch.
-
Câu 31:
Nói về phase II của quá trình thử nghiệm lâm sàng, TRỪ MỘT:
A. Thử nghiệm thuốc trên người bệnh
B. Số lượng người tham gia từ 50-500 người
C. Thời gian từ 2-3 năm
D. Mục đích để đánh giá hiệu quả, khoảng liều và tác dụng ngoại ý
-
Câu 32:
Cha đẻ của học thuyết thụ thể là:
A. Alfred J Clark
B. Paul Ehrlich
C. Jacob Abel
D. John Newport Lang Ley
-
Câu 33:
Sự ghép cặp chính xác là:
A. 6-chloro-1,1-dioxo-3,4-dihydro-2H-1,2,4-bezothiadiazine-7-sulfoamide – Official name
B. Esidrex – Official name
C. Hydrochlorothiazide – generic name
D. Thiazide – Generic name
-
Câu 34:
Mục tiêu của thuốc trong cơ thể không phải là chất nào sau đây:
A. Chất dẫn truyền xung thần kinh.
B. Protein huyết tương (Albumin).
C. Enzyme.
D. Acid dạ dày.
-
Câu 35:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về liệu pháp cá nhân hóa khi điều trị cho bệnh nhân hen phế quản với thuốc đồng vận β2:
A. Đột biến Gly16Arg làm giảm tính nhạy cảm của thuốc đồng vận β2.
B. Tính đa hình của một gene là cơ sở của sự ra đời và hình thành liệu pháp cá nhân hoá.
C. Thụ thể β2 là một protein được quy định tổng hợp bởi gene ADR β2 ở người. Mặc khác gene này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại di truyền epigenetics.
D. Biến thể Arg16Arg đồng hợp tử khi dùng thuốc đồng vận β2 đáp ứng tốt hơn so với dị hợp tử và đồng hợp tử Gly16Gly.
-
Câu 36:
Nói về các dạng bào chế thuốc, nhận định CHƯA chính xác là:
A. Thuốc được chứa trong viên nén có chất đệm hấp thụ kém trong môi trường acid mạnh của dạ dày.
B. Viên nén có lớp áo ngoài tan trong ruột nên được uống lúc dạ dày no vì dễ hấp thụ chung với thực phẩm.
C. Viên nang có lớp vỏ là gelatin không bị mất tác dụng của thuốc khi loại bỏ lớp vỏ này trước khi sử dụng.
D. Thuốc cao dáng thuộc dạng bào chế rắn.
-
Câu 37:
Metformin là thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường thông qua cơ chế tăng tính nhạy của cơ thể với insulin và ngăn tổng hợp đường tại gan. Một hộp thuốc này được cho như hình trên. Nhận định SAI là:
A. Thuốc thuộc dạng phóng thích có kiểm soát.
B. Không nên sử dụng thuốc này đối với những bệnh nhân bị suy gan.
C. Metformin là tên chính thức của thuốc này.
D. Tên thương mại của thuốc là Glucophage.
-
Câu 38:
Cho đồ thị biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian. Nhận định nào sao đây là chính xác:
A. Liều duy trì được sử dụng ngay ban đầu khi cho thuốc
B. Diện tích dưới đường cong của thuốc này là lớn nhất với đường sử dụng thuốc như trên đồ thị
C. Liều ban đầu là liều duy trì và sau đó là các liều tấn công
D. Digoxin là loại thuốc tăng sức co tim thường, đồ thị nồng độ thuốc có dạng như hình trên
-
Câu 39:
Trong các loại thuốc sau, thuốc có độ khả dụng sinh học đường uống cao nhất là:
A. Phenytoin
B. Metoprolol
C. Levodopa
D. Nitroglycerin
-
Câu 40:
Một bệnh nhân bị tăng mỡ máu được chỉ định cho sử dụng simvastin. Nghe lời khuyên từ hội chị em bạn dì trên facebook, bệnh nhân này đã tự ý uống nước ép bưởi và ăn luôn vỏ bưởi để giảm mỡ máu. Biết rằng bệnh nhân vẫn sử dụng Simvastatin với liều 40mg một ngày để hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Nhận định nào sau đây là hoàn toàn chính xác về bệnh nhân này:
A. Nước ép bưởi làm tăng hiệu ứng chuyển hoá ban đầu của simvastatin. Do đó làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc
B. Nồng độ simvastatin trong máu tăng cao hơn bình thường, từ đó dẫn đến nhiều tác dụng phụ
C. Nước ép bưởi chứa thành phần ức chế men CYP2C9 ngăn cản quá trình chuyển hoá simvastatin
D. Uống quá nhiều nước ép bưởi gây suy gan, làm giảm chức năng chuyển hoá thuốc
-
Câu 41:
Nói về warfarin – thuốc điều trị đông máu. Nhận định không chính xác là:
A. Tăng warfarin có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết
B. TI < 10 do đó cần phải cẩn trọng về liều lượng khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc
C. Warfin không thể sử dụng chung với omeprazole vì omeprazol gây ức chế men UGT nên làm tăng wafarin bất thường
D. Có hiệu ứng chuyển hoá ban đầu thấp
-
Câu 42:
Nói về độ thanh thải thuốc, nhận định CHƯA chính xác là:
A. Là cơ sở cho việc xác lập và phân chia liều lượng theo thời gian
B. Có thể áp dụng cho hầu hết các loại thuốc ngoại trừ ethanol, aspirin và paracetamol
C. Đánh giá khả năng một loại thuốc được đào thải khỏi hệ thống tuần hoàn
D. Quyết định chính bởi chức năng gan và thận
-
Câu 43:
Nhận định sau về Chỉ số điều trị, NGOẠI TRỪ:
A. Là chỉ số độ an toàn tương đối của một loại thuốc
B. TI = ED50/TD50
C. TI >= 10 được xem là tương đối an toàn
D. Digoxin là thuốc có TI thấp
-
Câu 44:
Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào gây ảnh hưởng đến quá trình phân phối của thuốc?
A. Độ tuổi
B. Hoạt tính enzyme
C. Tổn thương màng phế nang mao mạch
D. Tỷ lệ mỡ/cơ thể
-
Câu 45:
Nhận định nào sau đây về đường dùng thuốc là đúng?
A. Khi tiêm bắp thì cần đặt kim ở góc 45 độ so với bề mặt da
B. Trong các đường dùng thuốc, luôn có giai đoạn hấp thu
C. Nitroglycerin có thể dùng theo đường uống
D. Dùng thuốc qua đường trực tràng thường được dùng đối với các bệnh ở giai đoạn cuối
-
Câu 46:
Các nhận định sau đây về dược động học, NGOẠI TRỪ?
A. Độ thanh thải của thuốc là thông số quan trọng nhất của DĐH
B. Hiểu biết về DĐH giúp sử dụng một số loại thuốc trước đây vốn không cho phép lưu hành
C. Dược động học nghiên cứu về cách thức cơ thể đối phó với một loại thuốc
D. Dược động học nghiên cứu về sự tương tác thuốc
-
Câu 47:
Nhận định nào sâu đây về quá trình thử nghiệm lâm sàng của thuốc là đúng?
A. Phase I là thử nghiệm thuốc trên động vật(chuột, khỉ,…) để kiểm tra tính an toàn trước khi thử trên người
B. Phase II giúp kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc
C. Ở phase II, III, IV đối tượng thử nghiệm là bệnh nhân
D. Phase IV giúp kiểm tra liều lượng của thuốc
-
Câu 48:
Các nhận định sau đây nói về Liệu pháp cá nhân hóa trong dùng thuốc, NGOẠI TRỪ?
A. Biến thể của thụ thể B2 do đột biến làm giảm tính nhạy cảm với thuốc đồng vận B2
B. Thuốc Carbamazepine có thể gây hội chứng Stevens Johnson ở một số bệnh nhân mang đột biến (thường là Châu Á)
C. Liệu pháp cá nhân hóa là cần thiết và không vi phạm các vấn đề đạo đức y học
D. Erlotinib là thuốc điều trị ung thư có cơ chế bất hoạt tyrosine kinase receptor bằng cách ngăn chặn sự sát nhập thành dimer
-
Câu 49:
Insulin là một hormone do đảo beta của tuyến tuỵ nội tiết tiết ra giúp điều hoà cân bằng đường huyết trong cơ thể. Insulin do tuyến tuỵ tiết ra có khối lượng phân tử là 5801 Da. Người mắc bệnh ĐTĐ có thể do tuyến tuỵ giảm hoặc không tiết hormone này gây ra nhiều hậu quả quan trọng. Năm 1923, lần đầu tiên hormone này được chiết xuất thành công và đưa vào sử dụng trên người. Năm 1970, các nhà khoa học sử dụng kĩ thuật tái tổ hợp DNA trên vi khuẩn E. Coli để tổng hợp nhân tạo loại insulin nhân tạo. Nhận định nào sau đây là đúng về loại insulin nhân tạo:
A. Có thể chắc chắn rằng tất cả vi khuẩn E. Coli đều sản xuất ra cùng 1 loại insulin giống nhau
B. Insulin thuộc loại thuốc tế bào xử lý
C. Có thể xác định chính xác cấu trúc phân tử insulin nhân tạo mà không cần dựa vào quy trình nuôi cấy E. Coli
D. Insulin có thể gây phản ứng dị ứng toàn thân
-
Câu 50:
Một loại thuốc X được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có tác dụng điều trị ung thư theo phương pháp targeted therapy. Loại thuốc X này vừa được tổng hợp gần đây và đang được thử nghiệm trên tế bào, mô ung thư và ở chuột được gây ung thư. Thuốc này đang ở giai đoạn:
A. Phase I
B. Phase II
C. Phase III
D. Tất cả đều sai