390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn hệ keo sơ dịch:
A. Keo gelatin
B. Keo Fe(OH)3
C. Keo natri/ benzen
D. Keo xanh phổ
-
Câu 2:
Khả năng gây keo tụ của các ion NH4+, Na+, Cu2+, Al3+, giảm dần theo thứ tự:
A. Al3+ > Cu2+ > Na+ > NH4+
B. Cu2+ > Al3+ > NH4+ > Na+
C. Al3+ > NH4+ > Cu2+ > Na+
D. Al3+> Cu2+ > NH4+ > Na
-
Câu 3:
Khi cho 1 lít dung dịch AgNO3 0.005M tác dụng với 2 lít dung dịch KI 0.001M ta được AgI:
A. Mang điện tích dương ( K+ )
B. Mang điện tích dương ( Ag+ )
C. Mang điện tích âm ( I-)
D. Mang điện tích âm ( NO3- )
-
Câu 4:
Yếu tố làm giảm độ bền động học của hệ keo:
A. Chuyển động Brown
B. Sự sa lắng
C. Sự khuếch tán
D. Câu a và câu b đúng
-
Câu 5:
Cho dung dịch NaCl vào dung dịch keo Fe(OH)3 và khuấy trộn thật đều, hỗn hợp vấn đục xuất hiện các tủa li ti màu đỏ nâu, đó là hiện tượng:
A. Keo tụ do tác động cơ học
B. Đông vón do tác động của chất điện ly
C. Keo tụ do tác động của chất điện ly
D. Câu a và câu b đúng
-
Câu 6:
Hệ keo khí là hệ phân tán:
A. Khí / rắn
B. Lỏng / Khí
C. Khí / lỏng
D. Câu a và câu b đúng
-
Câu 7:
Một hệ phân tán có kích thước hạt của pha phân tán trong khoảng 10-7 – 10-3 , khó đều nồng độ cao và dễ bị ngừng tụ trong quá trình bảo quản được gọi là:
A. Hệ keo không thuận nghịch
B. Hệ keo thuận nghịch
C. Hệ keo thân dịch
D. Câu a và câu b đúng
-
Câu 8:
Khi các tiểu phân hạt keo hấp thụ điện tích, thứ tự các lớp từ ngoài vào trong:
A. Nhân, lớp khuếch tán, lớp ion đối, lớp tạo hiệu thế
B. Nhân, lớp ion đối, lớp tạo hiệu thế, lớp khuếch tán
C. Lớp khuếch tán, lớp ion đối, lớp tạo hiệu thế, nhân
D. Lớp tạo hiệu thế, lớp khuếch tán, lớp ion đối, nhân
-
Câu 9:
Phương pháp phân tán trộn pha rắn với chất hoạt động bề mặt với mục đích:
A. Làm pha rắn tan rã
B. Làm thay đổi cấu trúc phân tử pha rắn
C. Làm yếu lực liên kết phân tử pha rắn
D. Câu a và câu b đúng
-
Câu 10:
Đơn vị của sức căng bề mặt theo hệ CGS:
A. dyn/ cm
B. N/m
C. J/m
D. mN/m
-
Câu 11:
Những bề mặt thấm ướt tốt (ưa lỏng) khi:
A. Cos θ < 0
B. Cos θ = 0
C. Cos θ > 0
D. Cos θ =1
-
Câu 12:
Những bề mặt kỵ lỏng khi:
A. Cos θ < 0
B. Cos θ = 0
C. Cos θ > 0
D. Cos θ =1
-
Câu 13:
Sức căng bề mặt có xu hướng:
A. Thu nhỏ diện tích bề mặt
B. Tăng diện tích bề mặt
C. Thu nhỏ bặc tăng diện tích tủy bàn chất của chất lỏng
D. Không làm thay đổi diện tích bề mặt.
-
Câu 14:
Thấm ướt là quá trình:
A. Tăng năng lượng
B. Giảm năng lượng
C. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất rắn
D. Tăng hoặc giảm tùy bản chất của chất lỏng
-
Câu 15:
Chất thấm ướt là chất:
A. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất rắn
B. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất lỏng
C. Giảm lực căng bề mặt của dung dịch
D. Tăng lực căng bề mặt của dung dịch
-
Câu 16:
Đơn vị của sức căng bề mặt theo hệ SI:
A. N/m
B. J/m
C. erg/ cm2
D. dyn.cm
-
Câu 17:
Chất HĐBM loại cation giúp chất nhũ hóa nhũ tương N/D:
A. Kali oleat
B. Natri oleat
C. Canxi stearat
D. Natri lauryl sulfat
-
Câu 18:
Chất HĐBM loại cation giúp chất sát khuẩn thâm nhập vào vi khuẩn:
A. Span
B. Tween
C. Natri lauryl sulfat
D. Hexadecyl trimctyl amoni clorua
-
Câu 19:
Nếu Propylenglycol meacatearaete có HLB= 4.6 thì ứng dụng của nó là:
A. Gây thấm N
B. Chống tạo bọt
C. Nhũ hóa N/D
D. Nhũ hóa D/N
-
Câu 20:
Nếu Serblion meaolaurate có HLB = 6.6 thì ứng dụng của nó là:
A. Chống tạo bọt
B. Nhũ hóa N/D
C. Nhũ hóa D/N
D. Gây thấm
-
Câu 21:
Cho phản ứng A -> B là phản ứng bậc 1. Vận tốc phản ứng v:
A. v = k.[A]
B. v = - d[A]/dt
C. v = k.[A].[B].[C]
D. v = [C].dt
-
Câu 22:
Hằng số tốc độ phản ứng là:
A. Thay đổi theo nồng độ
B. Thay đổi theo nhiệt độ
C. Thay đổi theo thời gian
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 23:
Phản ứng thủy phân acetate ethyl trong môi trường kiềm là phản ứng bậc mấy?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 24:
Phản ứng bậc 1 có vận tốc:
A. Giảm dần theo thơi gian
B. Không phụ thuộc vào nồng độ
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 25:
Phương trình động học của phản ứng bậc 1:
A. \(\ln [A] = - \ln k.t\frac{1}{{{\rm{[}}{A_o}{\rm{]}}}}\)
B. \(\lg [A] = - k.t + \lg [{A_o}{\rm{]}}\)
C. \(\ln [A] = \frac{{kt}}{{2.303}} + \lg [{A_o}{\rm{]}}\)
D. \(\ln [A] = \frac{{kt}}{{0.693}} + \lg [{A_o}{\rm{]}}\)