390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Gelatin là chất hoạt động bề mặt loại: (HĐBM)
A. Là chất HĐBM anion
B. Là chất HĐBM không phân ly thành ion
C. Là chất HĐBM có nguồn gốc tự nhiên
D. b, c đúng
-
Câu 2:
Trong cấu tạo hạt keo, thể φ định danh là:
A. Thế hóa học
B. Thể nhiệt động học
C. Thế động hóa học
D. Thế điện học
-
Câu 3:
Trong hệ dị thể, các phân tử trong lòng một pha có chất khác với các phân tử trên ranh giới của pha là:
A. Cân bằng về ngoại lực
B. Luôn hướng về bề mặt phân chia pha
C. Không cân bằng về ngoại lực
D. Luôn hướng về trong lòng các pha
-
Câu 4:
Trong hệ đồng thể, ở nhiệt độ không đổi vận tốc phản ứng:
A. Tỷ lệ nghịch với tích số nồng độ các chất phản ứng
B. Tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng
C. Tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất sản phẩm
D. Tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất sản phẩm
-
Câu 5:
Khi phân tán 1 chất lỏng thành những hạt lỏng nhỏ phân tán vào không khí ta được:
A. Hệ keo lỏng
B. Nhũ dịch
C. Hệ keo khí trong lỏng
D. Khí dung
-
Câu 6:
Dựa theo trạng thái tập hợp các pha người ta chia Hồng Ngọc là hệ phân tán:
A. R/R
B. R/L
C. L/R
D. R/K
-
Câu 7:
Cho biết thuốc vitamin C thuộc hệ phân tán nào?
A. Hổn dịch
B. Nhủ dịch
C. Dung dịch phân tử
D. Hổn nhũ dịch
-
Câu 8:
Khi phân tán 1 chất lỏng vào môi trường phân tán là khí:
A. Môi trường keo lỏng
B. Nhũ dịch
C. Môi trường keo khí lỏng
D. Khí dung
-
Câu 9:
Khi phân tán NaCl vào môi trường H2O ta thu được gì:
A. Hệ phân tán thô
B. Hệ đồng thể
C. Keo NaCl
D. Hệ dị thể
-
Câu 10:
Điều chế keo bằng phương pháp phân tán để giảm công A người ta thường:
A. Đun nóng hệ keo trước khi nghiền hoặc xay
B. Thêm chất điện li
C. Tăng sức căng bề mặt phân chia pha
D. Thêm chất hoạt động bề mặt
-
Câu 11:
Nguyên tắc chung của phương pháp thẩm tích thường trong điều chế keo:
A. Các ion điện li khuếch tán qua màng bán thấm
B. Các hạt keo tích điện khuếch tán qua màng bán thấm
C. Các ion chất điện li bị giữ lại qua màng bán thấm
D. Chỉ có các ion điện li khuếch tán các hạt keo không khuếch tán
-
Câu 12:
Chọn câu sai về hệ số khuếch tán:
A. Tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường
B. Tỉ lệ nghịch với độ nhớt môi trường
C. Tỉ lệ nghịch với kích thước hạt keo
D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ pha phân tán
-
Câu 13:
Tính chất động học của hệ keo bao gồm:
A. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
B. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, độ nhớt
C. Nhiễu xạ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
D. Hấp thụ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
-
Câu 14:
Chọn câu sai về gradient nồng độ:
A. Là đại lượng có hướng và luôn âm
B. Sự chênh lệnh nồng độ trên một đơn vị khoảng cách
C. Quyết định tốc độ và hướng của sự khuếch tán
D. Khi sự khuếch tán xảy ra gradient nồng độ luôn luôn không đổi
-
Câu 15:
Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ môi trường
B. Nồng độ pha phân tán
C. Chuyển động Brown
D. Sự dao động nồng độ.
-
Câu 16:
Nguyên nhân làm giảm sự sa lắng, tăng nồng độ bền động học của hệ:
A. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu
B. Chuyển động Brown, sự dao động nồng độ, giảm độ nhớt môi trường
C. Nhiễu xạ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
D. Hấp thụ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
-
Câu 17:
Chuyển động Brown là chuyển động của các tiểu phân:
A. Theo quỹ đạo gấp khúc của các hạt có kích thước < 5mm
B. Theo quỹ đạo tịnh tiến của các hạt có kích thước < 5μm
C. Theo quỹ đạo gấp khúc của các hạt có kích thước < 5μm
D. Theo quỹ đạo gấp khúc của các hạt có kích thước >5mm
-
Câu 18:
Độ bền vựng của hệ keo phụ thuộc vào đều gì?
A. Tính ướt
B. Tính tích điện
C. Nồng độ và khả năng liên kết hóa
D. Tất cả đúng
-
Câu 19:
Hạt keo có thể tích điện gì:
A. Hạt keo mang điện dương hoặc âm
B. Không mang điện
C. Trung hòa về điện
D. Vừa mang dương vừa mang âm.
-
Câu 20:
Độ bền của hệ phân tán chia làm mấy loại:
A. Độ bền động học, tập hợp
B. Độ bền tập hợp
C. Độ bền hóa học
D. a, b đúng
-
Câu 21:
Khi tăng nồng độ chất điện li trơ thì chiều dày lớp khuếch tán:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Lúc đầu tăng sau đó giảm
-
Câu 22:
Khi tăng nồng độ chất điện li trơ thì thế nhiệt động và thế điện động:
A. Thế nhiệt động không đổi, thế điện động giảm
B. Thế nhiệt động và thế điện động giảm
C. Thế nhiệt động và thế điện động tăng
D. Thế nhiệt động giảm và thế điện động không đổi.
-
Câu 23:
Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế thì chiều dày lớp khuếch tán:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Lúc đầu tăng sau đó giảm
-
Câu 24:
Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế thì:
A. Thế nhiệt động không đổi, thế điện động giảm
B. Thế nhiệt động và thế điện động giảm
C. Thế nhiệt động và thế điện động tăng
D. Thế nhiệt động giảm và thế điện động không đổi
-
Câu 25:
Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế đến khi thế điện động đạt giá trị tới hạn thì thế nhiệt động:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không đổi
D. Đổi dấu