390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vai trò của chất hoạt động bề mặt là:
A. Tạo nhũ hóa
B. Tạo mixen
C. Làm chất tẩy rửa
D. Tất cả đúng.
-
Câu 2:
Hệ thô là hệ phân tán trong đó pha phân tán gồm các hạt có kích thước:
A. 10-7 -10-5 cm
B. > 10-5 cm
C. < 10-7 cm
D. a, b, c đều sai
-
Câu 3:
Trong hệ phân tán, các hạt phân tán có hình dạng giống nhau hoặc tượng tự nhau gọi là:
A. Hệ đơn phân tán
B. Hệ đa phân tán
C. Hệ đơn dạng
D. Hệ da dạng
-
Câu 4:
Dung dịch của NaCl hòa tan hoàn toàn trong nước là:
A. Hệ vi dị thể
B. Hệ dị thể
C. Hệ đồng thể
D. Hệ 2 pha
-
Câu 5:
Một tiểu phân dạng khối lập phương có kích thước cạnh là 1cm2 thì diện tích bề mặt là 6cm2 . Nếu chia các tiểu phân trên thành các khối vuông nhỏ hơn với cạnh 10-4cm thì tổng diện tích bề mặt là:
A. 60cm2
B. 6.103 cm2
C. 600cm2
D. 6.104 cm2
-
Câu 6:
Phản ứng bậc nhất là phản ứng:
A. Chỉ có một sản phẩm tạo thành
B. Chu kỳ bán hủy phụ thuộc vào nồng độ
C. Có chu kỳ bán hủy được tính theo công thức T1/2 = 0,963/k
D. Tất cả sai
-
Câu 7:
Hằng số tốc độ phản ứng tăng khi:
A. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
B. Giảm nhiệt độ của phản ứng
C. Đưa chất xúc tác vào phản ứng
D. Tất cả đúng
-
Câu 8:
Đặc điểm của phản ứng bậc nhất là:
A. Chu kỳ bán hủy T½= 0,693/k
B. Thời gian để hoạt chất mất đi 10% hàm lượng ban đầu là T90 = 0,105/
C. Chu kỳ bán hủy không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu
D. Tất cả đúng
-
Câu 9:
Nhúng tấm đồng vào dung dịch AgNO3 thế khử tiêu chuẩn của Ag+/Ag là 0,799V và Cu2+là 0,337V thì:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Có phản ứng xảy ra và Cu đóng vai trò là chất khử và Ag+ đóng vai trò chất oxy hóa
C. Có phản ứng xảy ra và Ag đóng vai trò là chất khử và Cu đóng vai trò chất oxy hóa
D. Có phản ứng xảy ra và Ag đóng vai trò là oxy hóa và Cu đóng vai trò chất khử
-
Câu 10:
Cho sơ đồ pin như sau: \(( - )Pt|{H_2} + {H^ + }||A{g^ + }|( + )\)
A. Cực âm: \({H_2} \to 2{H^ + } + 2e\)
B. Cực dương: \(2A{g^ + } + 2{e^ - } \to 2A{g^ + }\)
C. Phảm ứng tổng quát: \({H_2} + 2A{g^ + } \to 2{H^ + } + 2Ag\)
D. Tất cả đúng
-
Câu 11:
Cho phản ứng: \({N_2}_{(k)} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_{3(k)}}\,\,\,\,\,\Delta {H^0} < 0\) . Để thu được nhiều NH3 ta nên:
A. Dùng áp suất cao, nhiệt độ cao
B. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ cao
C. Dùng áp suất cao, nhiệt độ tương đối thấp
D. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
-
Câu 12:
Chọn câu đúng về oxy hóa khử:
A. Muốn biết chiều của phản ứng oxy hóa khử phải biết biến thiên entropy của phản ứng
B. Một cặp oxy hóa khử có giá trị φ càng lớn thì dạng oxy hóa càng mạnh, dạng khử càng yếu
C. Một cặp oxy hóa khử có giá trị φ càng lớn thì dạng oxy hóa càng yếu, dạng khử càng mạnh
D. Một cặp oxy hóa khử có giá trị φ càng lớn thì cả hai dạng oxy hóa và dạng khử càng yếu
-
Câu 13:
Cho phản ứng \({I_{2(k)}} + {H_{2(k)}} \to 2HI\) . , người ta nhận thấy:
- Nếu tăng nồng độ H2 lên hai lần, giữ nguyên nồng độ I2 thì vận tốc tăng gấp đôi.
- Nếu tăng nồng độ I2 lên gấp 3, giữ nguyên nồng độ H2 thì vận tốc tăng gấp ba. Phương trình vận tốc là:
A. \(v = k{[H{}_2{\rm{]}}^2}[I{}_2{\rm{]}}\)
B. \(v = k[H{}_2{\rm{]}}[I{}_2{\rm{]}}\)
C. \(v = k{[H{}_2{\rm{]}}^2}{[I{}_2{\rm{]}}^2}\)
D. \(v = k{[H{}_2{\rm{]}}^3}{[I{}_2{\rm{]}}^2}\)
-
Câu 14:
Cho phản ứng \({\rm{2N}}{{\rm{O}}_{(k)}} + {O_{2(k)}} \to 2NO{2_{(k)}}\) . Biểu thức thực nghiệm của tốc độ phản ứng là: \(v = k{[NO{}_2{\rm{]}}^2}[O{}_2{\rm{]}}\) . Chọn câu phát biểu đúng?
A. Phản ứng bậc một đối với O2 và bậc một đối với NO
B. Phản ứng có bậc tổng quát là 3
C. Khi giảm nồng độ NO hai lần, tốc độ phản ứng giảm hai lần
D. Khi tăng nồng độ NO2 ba lần, tốc độ phản ứng tăng ba lần
-
Câu 15:
: Theo công thức Van't Hoff cho biết γ = 3. Khi tăng nhiệt độ lên 100 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên:
A. 59550 lần
B. 59490 lần
C. 59049 lần
D. 59090 lần
-
Câu 16:
Ở 150oC một phản ứng kết thúc trong 16 phút. Tính thời gian phản ứng kết thúc ở nhiệt độ 80oC. Cho biết hệ số nhiệt độ của phản ứng này bằng 2,5:
A. 136 giờ
B. 163 giờ
C. 13,6 giờ
D. 16,3 giờ
-
Câu 17:
Phản ứng phân hủy phóng xạ của một đồng vị bậc nhất và có chu kỳ bán hủy t1/2 = 60 năm. Vậy thời gian cần thiết để phân hủy hết 87,5% đồng vị đó là:
A. 120 năm
B. 180 năm
C. 128 năm
D. 182 năm
-
Câu 18:
Tốc độ phản ứng có thể được biểu thị như sau:
A. Là sự biến đổi thành phần của chất tham gia theo thời gian
B. Là sự biến đổi sản phẩm theo thời gian
C. Là sự biến đổi nồng độ chất tham gia theo thời gian
D. Là sự thay đổi của thời gian theo nồng độ.
-
Câu 19:
Chọn phát biểu đúng nhất về chất xúc tác:
A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về chất khi phản ứng xảy ra
B. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và không biến đổi về chất khi phản ứng xảy ra
C. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về chất và lượng khi phản ứng xảy ra
D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về lượng khi phản ứng xảy ra
-
Câu 20:
Điều kiện của sự điện phân là:
A. Xảy ra sự oxy hóa và sự khử của các chất
B. Các chất điện phân ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch
C. Dước tác dụng của ánh sáng
D. Xảy ra sự oxy hóa trên bề mặt điện cực của các chất
-
Câu 21:
Chọn phát biểu đúng về điện cực thế:
A. Điện thế cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách điện cực rắn với pha lỏng
B. Điện thế cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách của 2 pha rắn
C. Điện thế cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách của 2 dung dịch có nồng độ khác nhau
D. Điện thế cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách điện cực rắn với pha rắn.
-
Câu 22:
Dung dịch điện ly là dung dịch:
A. Có khả năng dẫn điện
B. Các chất điện ly trong dung dịch điện ly sẽ phân ly thành các ion
C. Có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn dung dịch thật
D. a, b đúng
-
Câu 23:
Độ dẫn điện đương lượng là độ dẫn của các ion trong một thể tích chứa:
A. Một đương lượng gam chất tan
B. Một mol chất tan
C. Mười đương lượng gam chất tan
D. Một phần mười đương lượng gam chất tan
-
Câu 24:
\({\lambda _\infty }\) là đại lượng:
A. Độ dẫn điện riêng
B. Độ dẫn điện đương lượng
C. Độ dẫn điện đương lượng giới hạn
D. Độ dẫn điện đương lượng giới hạn khi dung dịch vô cùng loãng
-
Câu 25:
Biết \(\mathop E\nolimits_{A{g^ + }/Ag}^0 > \mathop E\nolimits_{C{u^{2 + }}/Cu}^0 > \mathop E\nolimits_{Z{n^{2 + }}/Zn}^0 > \mathop E\nolimits_{A{l^{3 + }}/Al}^0 > \mathop E\nolimits_{M{g^ + }/Mg}^0 \)
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10