390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quá trình acid axetic bị hấp phụ trên than hoạt là quá trình hấp phụ:
A. Hóa học
B. Hóa lý
C. Vật lý
D. Bề mặt
-
Câu 2:
Kể tên một số chế phẩm dược chứa than hoạt được sản xuất tại Việt Nam:
A. Carbophos
B. Acticarbine
C. Quinocarbin
D. Normogastryl
-
Câu 3:
Trước khi sử dụng phương pháp sắc ký trao đổi ion để tách ion Ni2+ và Co2+ người ta phải:
A. Rửa sạch cột bằng nước đến khi hết ion H+
B. Rửa cột bằng 200ml nước cất
C. Rửa cột với tốc độ dịch chảy 2-3 ml/phút
D. Rửa cột đến khi dịch chảy ra có màu xanh
-
Câu 4:
Thứ tự của các bước thực hiện khi tách hỗn hợp dung dịch chứa ion Ni2+ và Co2+:
A. Cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl
B. Rửa nước, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl
C. Rửa nước, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl
D. Cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat II, dd citrat I, dd HCl
-
Câu 5:
Yếu tố ảnh hưởng đến thứ tự tách Ni2+ và Co2+ phụ thuộc vào:
A. pH của dung dịch citrat I
B. Tốc độ chảy của dung dịch citrat I
C. Nồng độ của dd citrat I
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 6:
Khi cho dd NaCl vào keo Fe(OH)3 sẽ đưa đến kết quả:
A. Giúp bảo vệ keo Fe(OH)3 bền hơn
B. Không ảnh hưởng đến độ bền của keo Fe(OH)3
C. Gây đông tụ keo Fe(OH)3
D. Chuyển keo Fe(OH)3 thành FeCl3
-
Câu 7:
Khi cho keo gelatin tiếp xúc với keo Fe(OH)3, keo gelatin có vai trò:
A. Bảo vệ keo Fe(OH)3 khỏi tác động của NaCl
B. Gây đông tụ keo Fe(OH)3
C. Gây đông tụ keo Fe(OH)3 theo nguyên tắc keo tụ tương hổ
D. Không có tác dụng gì với keo Fe(OH)3
-
Câu 8:
Phương pháp nào sau đây không được dùng để phân loại nhũ dịch:
A. Pha loãng nhũ dịch với một lượng nước để khảo sát độ bền của nhũ dịch
B. Đo độ dẫn điện của nhũ dịch
C. Nhuộm màu và quan sát nhũ dịch
D. Đo kích thước các tiểu phân của hạt phân tán trong nhũ dịch
-
Câu 9:
Cho phản ứng xảy ra trong pin như sau: \(Cd + CuS{O_4} = Cu + CdS{O_4}\)
A. \({E^o} = {\varphi ^o}_{C{u^{2 + }}/Cu} - {\varphi ^o}_{C{d^{2 + }}/Cd}\)
B. \({E^o} = {\varphi ^o}_{C{u^{2 + }}/Cu} + {\varphi ^o}_{C{d^{2 + }}/Cd}\)
C. \({E^o} = {\varphi ^o}_{C{d^{2 + }}/Cd} - {\varphi ^o}_{C{u^{2 + }}/Cu}\)
D. Tất cả sai
-
Câu 10:
Thế điện cực của điện cực calomel được tính theo công thức sau:
A. 0,2678 - 0, 059logaCl-
B. 0,2678 + 0,059logaCl-
C. 0,2224 - 0,059logaCl-
D. 0,2224 + 0,059logaCl-
-
Câu 11:
Thế điện cực của điện cực Ag/AgCl được tính theo công thức sau:
A. 0,2678 - 0,059logaCl
B. 0,2678 + 0,059logCl
C. 0,2224 - 0,059logaCl
D. 0,2224 + 0,059logaCl
-
Câu 12:
Dung dịch keo là hệ phân tán có kích thước hạt phân tán nằm trong khoảng:
A. Nhỏ hơn 10-8 cm
B. Lớn hơn 10-3 cm
C. Từ 10-7 cm đến 10-5 cm
D. Từ 10-5cm đến 10-3 cm
-
Câu 13:
Hệ phân tán lỏng trong lỏng gọi là hệ:
A. Huyền phù
B. Sương mù
C. Sol lỏng
D. Nhũ tương
-
Câu 14:
Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Nồng độ
D. Thể tích
-
Câu 15:
Trong pin điện hóa:
A. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Anot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Anot là điện cực không xác định được
-
Câu 16:
Trong pin điện hóa được thể hiện như sau:
A. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Catot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Catot là điện cực không xác định được
-
Câu 17:
Trong quá trình điện phân:
A. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Anot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Anot là điện cực không xác định được
-
Câu 18:
Điều gì xả ra trong quá trình điện phân:
A. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Catot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Catot là điện cực không xác định được
-
Câu 19:
Cho pin: Zn/ZnSO4// CuSO4/Cu quá trình điện cực là:
A. \(Zn + 2e = Z{n^{2 + }}\) và \(Cu - 2e = C{u^{2 + }}\)
B. \(Zn - 2e = Z{n^{2 + }}\) và \(Cu + 2e = C{u^{2 + }}\)
C. \(Z{n^{2 + }} - 2e = Zn\) và \(C{u^{2 + }} + 2e = Cu\)
D. \(Z{n^{2 + }} + 2e = Zn\) và \(C{u^{2 + }} + 2e = Cu\)
-
Câu 20:
Cho quá trình phân ly chất điện li yếu: AB = A+ + B-. Ban đầu có a mol AB, gọi α là độ phân ly, khi cân bằng hằng số phân ly là:
A. \(k = \frac{a}{{a - \alpha }}\)
B. \(k = \frac{{a.\alpha }}{{1 - \alpha }}\)
C. \(k = \frac{{a.{\alpha ^2}}}{{1 - \alpha }}\)
D. \(k = \frac{{a.{\alpha ^2}}}{{a(1 - \alpha )}}\)
-
Câu 21:
Cho phản ứng xảy ra trong pin như sau: Sn4+ + Sn = 2Sn2+. Biểu thức tính sức điện động của pin là:
A. \(E = {E^0} - \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{\rm{[}}2S{n^{2 + }}{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}S{n^{4 + }}{\rm{]}}}}\)
B. \(E = {E^0} + \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{\rm{[}}2S{n^{2 + }}{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}S{n^{4 + }}{\rm{]}}}}\)
C. \(E = {E^0} - \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{{{\rm{[}}2S{n^{2 + }}{\rm{]}}}^2}}}{{{\rm{[}}S{n^{4 + }}{\rm{]}}}}\)
D. \(E = {E^0} + \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{{{\rm{[}}2S{n^{2 + }}{\rm{]}}}^2}}}{{{\rm{[}}S{n^{4 + }}{\rm{]}}}}\)
-
Câu 22:
Chọn phát biểu đúng về Hệ phân tán:
A. Hệ phân tán là hệ bao gồm các hạt phân bố trong một môi trường nào đó, các hạt luôn luôn là một cấu tử
B. Hệ phân tán là hệ bao gồm các hạt phân bố trong một môi trường nào đó, các hạt luôn luôn là nhiều cấu tử
C. Hệ phân tán là hệ bao gồm pha phân tán và môi trường phân tán, pha phân tán luôn luôn là nhiều cấu tử
D. Hệ phân tán là hệ bao gồm pha phân tán và môi trường phân tán và môi trường phân tán với pha phân tán có thể là một hoặc nhiều cấu tử
-
Câu 23:
Thực hiện phản ứng trao đổi để điều chế keo AgI khi cho dư AgNO3: AgNO3 + KI = AgI + KNO3. Ký hiệu keo sẽ là:
A. \({{\rm{[}}mAgI.nN{O_3}^ - (n - x)A{g^ + }{\rm{]}}^{x - }}.xA{g^ + }\)
B. \({{\rm{[}}mAgI.nA{g^ + }(n - x)N{O_3}^ - {\rm{]}}^{x - }}.xN{O_3}^ - \)
C. \({{\rm{[}}mAgI.nA{g^ + }(n + x)N{O_3}^ - {\rm{]}}^{x - }}.xN{O_3}^ -\)
D. \({{\rm{[}}mAgI.nN{O_3}^ - (n + x)A{g^ + }{\rm{]}}^{x - }}.xA{g^ + }\)
-
Câu 24:
Thực hiện phản ứng trao đổi để điều chế keo AgI khi cho dư AgNO3: AgNO3 + KI = AgI +KNO3. Ion tạo thế là:
A. K +
B. I-
C. Ag+
D. NO3-
-
Câu 25:
Keo hydronol sắt (III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl3 vào nước sôi. Ký hiệu của keo là:
A. \({{\rm{[}}mFe{(OH)_3}{\rm{.F}}{{\rm{e}}^{3 + }}{\rm{(3n - x)]}}^{x + }}.xC{l^ - }\)
B. \({{\rm{[}}mFe{(OH)_3}{\rm{.nF}}{{\rm{e}}^{3 + }}{\rm{(3n + x)]}}^{x + }}.xC{l^ - }\)
C. \({{\rm{[}}mFe{(OH)_3}{\rm{.F}}{{\rm{e}}^{3 + }}{\rm{(3n + x)]}}^{x + }}.xC{l^ - }\)
D. \({{\rm{[}}mFe{(OH)_3}{\rm{.nF}}{{\rm{e}}^{3 + }}{\rm{(n - x)]}}^{x + }}.xC{l^ - }\)