390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thêm ion hấp phụ có dấu ngược với ion tạo thế thì:
A. Xảy ra sự trung hòa về điện giữa ion hấp phụ và ion tạo thế
B. Ion lớp khuếch tán tăng lên
C. Lớp ion đối tăng
D. Cả a, b đúng
-
Câu 2:
Độ bền vững của hệ keo phụ thuộc điều gì?
A. Kích thước tiểu phân hạt keo
B. Tính tích điện của hạt keo
C. Nồng độ và các khả năng hidrat hóa của các tiểu phân hệ keo
D. Tất cả đúng
-
Câu 3:
Độ bền vựng phân tán thường được chia làm các loại:
A. Độ bền động học
B. Độ bền tập hợp
C. Độ bền hóa học
D. a, b đúng
-
Câu 4:
Khi cho K2SO4 vào hệ keo [m(AgI).nI- .(n-x)K+ ] x- .xK+ thì ion nào có tác dụng keo tụ
A. K+
B. SO42-
C. I-
D. Không có ion nào
-
Câu 5:
Khi cho keo As2S3 điện tích dương tiếp xúc với các dung dịch chất điện li KCl, KNO3, KI, KBr, KF cho biết keo AS2S3 hấp phụ dung dịch nào tốt nhất?
A. KCl
B. KI
C. KF
D. KBr
-
Câu 6:
Cho biết keo AgI tích điện âm tiếp xúc với hổn hợp chất điện li KCl, FrCl, LiCl, CsCl, RbCl cho biết keo AgI hấp phụ dịch nào tốt nhất?
A. FrCl
B. KCl
C. LiCl
D. CsCl
-
Câu 7:
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự keo tụ:
A. Chất điện li
B. Nhiệt độ
C. Tác động cơ học
D. Lực đẩy tỉnh điện
-
Câu 8:
Trong sự keo tụ do ảnh hưởng của chất điện li, khi nồng độ chất điện li tăng thì:
A. Thế điện động giảm, lực đẩy tĩnh điện tăng
B. Thế điện động giảm, lực đẩy tĩnh điện giảm
C. Thế điện động tăng, lực đẩy tĩnh điện tăng
D. Hệ keo bền vững về động học
-
Câu 9:
Khi xử lý nước phù sa bằng phèn nhôm, sau một thời gian các tiểu phân keo hết tủa, hiện tượng trên được gọi là:
A. Keo tụ thay đổi nhiệt độ
B. Keo tụ tự phát
C. Keo tụ tương hổ
D. Keo tụ do cơ học
-
Câu 10:
Muốn làm cho hệ keo bền vững phải tăng lực đẩy điện tức là:
A. Tạo cho bề mặt các hạt keo hấp phụ điện tích để hệ có thế nhiệt động và thế điện động lớn
B. Giữ cho hệ keo có nồng độ hạt lớn
C. Tạo cho bề mặt các hạt keo hấp phụ điện tích để hệ có thế nhiệt động và thế diện động nhỏ
D. Giảm chiều dày khuếch tán
-
Câu 11:
Khi tăng nồng độ của hệ bán keo, cân bằng chuyển dịch về phía tạo ra:
A. Dung dịch phân tử, ion
B. Dung dịch mixen
C. Gel
D. Khí dung
-
Câu 12:
Hệ phân tán nào sau đây không thuộc hệ phân tán thô:
A. Hỗn dịch
B. Nhũ tương
C. Khí dung
D. Hệ phân tán K/K
-
Câu 13:
Chọn câu sai khi nói về nhũ tương:
A. Phân loại theo pha phân tán và môi truồng phân tán D/N, N/D, nhũ tương kép, siêu nhũ tương
B. Phân loại theo nồng độ phân tán, nhũ tương loãng, đặc
C. Hệ phân tán R/L
D. Hệ phân tán thô
-
Câu 14:
Trong ngành Dược cách sử dụng hệ phân tán thô sau đây đúng:
A. Nhũ tương D/N thường dùng bên ngoài
B. Nhũ tương N/D thường dùng bên trong
C. Khí dung được sử dụng như thuốc có tác dụng nhanh chóng
D. Tất cả đúng
-
Câu 15:
Vai trò chất nhũ hóa:
A. Giảm độ nhớt của nhũ tương
B. Trung hòa điện tích trên bền mặt các hạt của pha phân tán
C. Tập trung trên bề mặt pha phân tán, giảm sức căng bề mặt, tạo cho bề mặt tích điện
D. Tập trung trên bền mặt pha phân tán, làm tăng năng lượng tự do của hệ nhũ tương
-
Câu 16:
Sự chuyển tướng của nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Tướng phân tán
B. Môi trường phân tán
C. Chất nhũ hóa
D. Chất tạo bọt
-
Câu 17:
Để bảo vệ các dịch treo làm thuốc trong Dược phẩm người ta thường thêm vào:
A. Các chất cao phân tử
B. Chất hoạt động bề mặt
C. Hạt phân tán nhỏ như cao lanh
D. Cả a, b đúng
-
Câu 18:
Để giảm sự nổi kem của nhũ dịch người ta cần:
A. Tăng kích thước hạt
B. Giảm độ nhớt của môi trường
C. Giảm sự khác biệt tỷ trọng giữa hao pha
D. Chuyển tướng nhũ tương
-
Câu 19:
Cấu tạo của mixen keo xà phòng:
A. Các đầu phân cực và không phân cực hướng song song nhau
B. Đầu phân cực hướng vào trong, đầu không phân cực quay ra ngoài tạo mixen keo dạng hình cầu hay hình bản
C. Đầu không phân cực hướng vào trong, đầu phân cực quay ra ngoài tạo mixen keo dạng hình cầu hay hình bản
D. Cả a, b đúng
-
Câu 20:
Khi điều chế nhũ dịch D/N để nhũ dịch được ổn định người ta thường dùng:
A. Thêm dung dịch CaCl2
B. Thêm dung dịch NaCl
C. Thêm natri sterat
D. Thêm calci sterat
-
Câu 21:
Vai trò của CaCl2 trong chuyển hóa nhũ tương:
A. Muối giúp trao đổi ion
B. Chất nhũ hóa N/D
C. Chất phá bọt
D. Chất nhũ hóa D/N
-
Câu 22:
Chọn câu đúng khi nói về khí dung:
1. Khí dung là hệ phân tán R/L
2. Khí dung là hệ phân tán L/K
3. Khí dung là hệ phân tán K/K
4. Các chế phẩm thuốc phun mù đều trị mũi họng thường là khí dung
5. Các chế phẩm thuốc ở dạng dịch treo là khí dung
A. 1, 2, 3 đúng
B. 1, 2, 5 đúng
C. 1, 2, 4 đúng
D. Tất cả đúng
-
Câu 23:
Khi điều chế nhũ dịch N/D để nhũ dịch được ổn định người ta thường dùng:
A. Thêm dung dịch CaCl2
B. Thêm dung dịch NaCl
C. Thêm natri sterat
D. Thêm calci sterat
-
Câu 24:
Vai trò của Natri sterat trong chuyển hóa nhũ tương:
A. Chất nhũ hóa N/D
B. Chất phá bọt
C. Chất nhũ hóa D/N
D. Thêm dung dịch CaCl2
-
Câu 25:
Vai trò của Calci sterat trong chuyển hóa nhũ tương:
A. Chất nhũ hóa N/D
B. Chất phá bọt
C. Chất nhũ hóa D/N
D. Thêm dung dịch CaCl2