485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
"Điều trị người bệnh chớ không phải điều trị bệnh", có nghĩa là:
A. Điều trị toàn diện
B. Điều trị bệnh đang mắc
C. Điều trị các cơ quan bị bệnh của người mắc bệnh
D. Điều trị các triệu chứng của người mắc bệnh
-
Câu 2:
Khi mắc một bệnh, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó:
A. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất
B. Hệ tim mạch bị ảnh hưởng sớm nhất
C. Hệ hô hấp bị ảnh hưởng sớm nhất
D. Hệ tiết niệu bị ảnh hưởng sớm nhất
-
Câu 3:
Tinh thần và nhận thức của người bệnh sẻ như thế nào khi mắc bệnh lý thuộc về tâm lý:
A. Bị rối loạn nhẹ
B. Bình thường
C. Bị rối loạn nặng
D. Có khi bình thường có khi bị rối loạn
-
Câu 4:
Những bệnh nhân khi mắc bệnh mà nhận thức vẫn ở trạng thái bình thường:
A. Họ nhận thức đúng đắn bệnh tật, chịu ảnh hưởng tốt đối với thầy thuốc.
B. Thường hay đòi hỏi
C. Thường thờ ơ lạnh nhạt, thiếu hợp tác trong điều trị
D. Nôn nóng, muốn mau lành bệnh
-
Câu 5:
Trong điều trị, đối với các nhóm bệnh nhân có nhận thức đúng đắn, bình thường, thầy thuốc có thể phát huy được để:
A. Giúp đỡ cho bác sĩ.
B. Giúp đở cho Điều dưỡng
C. Truyền thông giáo dục sức khoẻ
D. Thực hiện một số hoạt động khoa phòng
-
Câu 6:
Đối với bệnh nhân có nhận thức đúng đắn bình thường, thầy thuốc cần phải:
A. Chứng minh bằng thực tế tài năng, thái độ và phong cách của mình.
B. Không cần quan tâm
C. Giải thích sâu về bệnh lý của họ
D. Cần quan tâm nhiều hơn
-
Câu 7:
Những bệnh nhân cường nhận thức có đặc điểm là:
A. Bình tĩnh, tự tin.
B. Thường nghiêm trọng hoá vấn đề sức khoẻ, dễ nỗi nóng, nôn nóng lành bệnh.
C. Hiểu biết nhiều về bệnh tật của mình
D. Yên tâm điều trị
-
Câu 8:
Bệnh nhân cường nhận thức, tích cực thực hiện chỉ dẫn của thầy thuốc, nhưng họ thường:
A. Nhận thức đúng về bệnh tật
B. Quá đà, quá mức và đôi khi quá đáng trong cư xử
C. Không hợp tác với thầy thuốc
D. Bình tĩnh, tin tưởng thầy thuốc
-
Câu 9:
Chăm sóc bệnh nhân ở trạng thái cường nhận thức, cần phải:
A. Bác sĩ chuyên môn giỏi.
B. Điều dưỡng chuyên môn giỏi
C. Phối hợp tốt giữa bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, thân nhân
D. Động viên người nhà giúp đỡ cho bệnh nhân
-
Câu 10:
Khi gặp một bệnh nhân cường nhận thức, thầy thuốc cần phải:
A. Bình tĩnh, không tự ái, không vội vàng nhưng phải niềm nở và kịp thời.
B. Cho thuốc an thần
C. Không cần quan tâm, vẫn thực hiện như các bệnh nhân khác
D. Động viên người nhà giúp đỡ thêm cho bệnh nhân
-
Câu 11:
Khi gặp bệnh nhân vô kỷ luật, càn quấy, thầy thuốc cần phải:
A. Cương quyết nhưng thoải mái, ôn hoà
B. Cho thuốc an thần.
C. Không cần quan tâm, vẫn thực hiện như các bệnh nhân khác
D. Động viên người nhà giúp đỡ thêm cho bệnh nhân
-
Câu 12:
Đặc điểm những bệnh nhân nhận thức yếu:
A. Coi thường bệnh tật.
B. Hiểu biết bệnh tật của mình
C. Yên tâm điều trị
D. Hợp tác tốt với bác sĩ trong khi khám bệnh và điều trị
-
Câu 13:
Bệnh nhân nhận thức yếu thường:
A. Quan tâm đến khám và điều trị.
B. Lo lắng cho bệnh tật
C. Ít quan tâm khám và điều trị
D. Kể lể dài dòng các triệu chứng khi khám bệnh
-
Câu 14:
Đối với bệnh nhân nhận thức yếu, thầy thuốc cần phải:
A. Động viên tinh thần lạc quan, giải thích thêm về bệnh tật.
B. Nghiêm trọng hoá vấn đề sức khoẻ.
C. Hạn chế tiếp xúc
D. Khám và điều trị như bệnh nhân khác
-
Câu 15:
Đặc điểm những bệnh nhân nhận thức không ổn định:
A. Tính khí thất thường.
B. Thường nghiêm trọng hoá vấn đề sức khoẻ, dễ nỗi nóng, nôn nóng lành bệnh.
C. Không tin thầy thuốc
D. Yên tâm điều trị
-
Câu 16:
Đối với bệnh nhân nhận thức không ổn định, thầy thuốc cần phải:
A. Tuỳ theo trạng thái tâm lý, phải kiên trì để có xử trí thích hợp
B. Xử trí như cường nhận thức
C. Khám và điều trị như bệnh nhân khác
D. Hạn chế tiếp xúc
-
Câu 17:
Trước một bệnh nhân coi thường bệnh tật, ít hợp tác với thầy thuốc, thầy thuốc cần phải:
A. Đề cao công tác điều dưỡng, giúp đỡ tinh thần lạc quan cho người bệnh.
B. Nói cho bệnh nhân biết vấn đề sức khoẻ rất nghiêm trọng.
C. Khám và điều trị như bệnh nhân khác
D. Thầy thuốc phải thận trọng
-
Câu 18:
Những bệnh nhân có nhận thức đứng đắn bình thường, họ thường:
A. Luôn luôn lo lắng cho bệnh tật của mình.
B. Hợp tác tốt với thầy thuốc, lắng nghe ý kiến của thầy thuốc.
C. Thường nghiên cứu kỷ ý kiến của thầy thuốc
D. Thường chạy chữa lung tung
-
Câu 19:
Để biết được trạng thái nhận thức của người bệnh, thầy thuốc phải:
A. Nghiên cứu kỷ tâm lý người bệnh lúc bình thường, trước khi mắc bệnh .
B. Thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý.
C. Nghiên cứu kỷ ý kiến của bệnh nhân
D. Theo dõi người bệnh
-
Câu 20:
Bệnh nhân có phãn ứng nội tâm:
A. Thường hốt hoảng lo lắng cho bệnh tật
B. Ít tin tưởng thầy thuốc
C. Thường tiếp thu có nghiên cứu ý kiến của bác sĩ
D. Thầy thuốc nói sao làm vậy
-
Câu 21:
Một số bệnh nhân hay nghi ngờ chẩn đoán và điều trị, thầy thuốc cần:
A. Nêu những điển hình chẩn đoán và điều trị có kết quả
B. Cho làm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng
C. Động viên người bệnh
D. Điều trị tốt triệu chứng
-
Câu 22:
Khi người bệnh không phản đối ý kiến thầy thuốc, cũng không quá sốt sắng tiếp thu ý kiến thầy thuốc, bệnh nhân thuộc nhóm:
A. Phản ứng hợp tác
B. Phản ứng nghi ngờ
C. Phản ứng bàng quan
D. Phản ứng tiêu cực
-
Câu 23:
Khi khám bệnh, thầy thuốc giải thích ngay cho người bệnh là bệnh nặng hay nhẹ:
A. Đúng, vì để người bệnh yên tâm,
B. Không nên giải thích vội vàng khi chưa đủ cơ sở để xác định chẩn đoán và tiên lượng
C. Đúng, để bệnh nhân tin tưởng thầy thuốc
D. Đúng để thể hiện tài năng của thầy thuốc
-
Câu 24:
Người bệnh nhóm phãn ứng bàng quan:
A. Ít kêu la, âm thầm chịu đựng
B. Kêu la nhiều
C. Đòi hỏi khám điều trị ngay
D. Thường thắc mắc, góp ý thầy thuốc
-
Câu 25:
Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, đã điều trị lâu không khỏi:
A. Họ thường yên tâm về bệnh tật của mình
B. Tâm lý bệnh nhân thường bị ảnh hưởng không phải là nhỏ
C. Không cần điều trị
D. Tâm lý bệnh nhân ít bị rối loạn