485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giao tiếp có 3 khía cạnh chính gồm:
A. Giao lưu
B. Tác động tương hỗ, giao lưu
C. Tri giác, tác động tương hỗ
D. Giao lưu, tri giác, tác động tương hỗ
-
Câu 2:
Giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh nghĩa là chủ thể tích cực nhằm khảo sát.
A. Tâm thể, mục đích, ý định của nhau
B. Mục đích, ý định của nhau
C. Thái độ của cá nhân, tâm thể
D. Thái độ của cá nhân, tâm thể, mục đích, ý định của nhau
-
Câu 3:
Giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa người với người nhằm bổ sung, làm giàu những:
A. Tri thức
B. Vốn sống
C. Tri thức, vốn sống
D. Tâm thể, mục đích, ý định của nhau
-
Câu 4:
Phương tiện giao lưu chủ yếu là:
A. Ngôn ngữ
B. Siêu ngôn ngữ
C. Giọng nói
D. Bằng mát
-
Câu 5:
Phương tiện giao lưu bao gồm:
A. Ngôn ngữ
B. Ngôn ngữ, siêu ngôn ngữ, hệ thống quang học vận động, thời gian và không gian giao tiếp, bằng mắt
C. Hệ thống quang học vận động
D. Thời gian và không gian giao tiếp
-
Câu 6:
Giao tiếp là sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa các thành viên nhằm xây dựng hình ảnh:
A. Tinh thần của mỗi người trong quan niệm của những người khác
B. Tri thức
C. Thái độ
D. Ý định
-
Câu 7:
Điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác động lẫn nhau của quá trình giao tiếp thì:
A. Ngôn ngữ thống nhất
B. Sự hiểu biết về hoàn cảnh xẩy ra
C. Ngôn ngữ thống nhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh xẩy ra
D. Thông cảm nhau
-
Câu 8:
Tri giác của giao tiếp bao gồm quá trình hình thành hình ảnh về người khác nhằm xác định:
A. Các thuộc tính tâm lý
B. Đặc điểm hành vi của đối tượng
C. Các thuộc tính tâm lý, đặc điểm hành vi của đối tượng
D. Thói quen của đối tượng
-
Câu 9:
Thiết lập các biện pháp phối hợp nâng cao chất lượng giao tiếp, phát triển các kỹ năng giao tiếp là một trong những nhiệm vụ của:
A. Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nghề nghiệp
B. Tâm lý học nghề nghiệp
C. Tâm lý học y học, tâm lý học nghề nghiệp, tâm lý học xã hội
D. Tâm lý y học, tâm lý xã hội
-
Câu 10:
Hoạt động tâm lý con người chịu sự tác động của các quy luật xã hội trong đó giữ vai trò quan trọng và chủ đạo là:
A. Giáo dục
B. Xã hội
C. Văn hóa
D. Văn minh
-
Câu 11:
“Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người...” đó là lời khẳng định của:
A. Mác
B. Heghen
C. Aristot
D. Platon
-
Câu 12:
Con người muốn thực hiện được các chức năng phản ảnh tâm lý thì chỉ cần:
A. Sống
B. Hoạt động trong xã hội
C. Sống và hoạt động trong xã hội
D. Có cảm giác
-
Câu 13:
Con người tái tạo những thuộc tính, những năng lực của cá nhân hay con người tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội thành bản chất người,tâm lý con người đó là:
A. Quá trình lĩnh hội nền văn hóa xã hội
B. Quá trình sống
C. Quá trình hoạt động
D. Quá trình quan hệ
-
Câu 14:
Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là tạo ra ở con người những:
A. Chức năng tâm lý mới
B. Năng lực mới
C. Chức năng tâm lý mới, năng lực mới
D. Tri giác mới
-
Câu 15:
Phương thức tồn tại của con người là:
A. Hoạt động
B. Tư duy
C. Tri giác
D. Cảm giác
-
Câu 16:
Hoạt động con người bao gồm các quá trình:
A. Chủ thể tác động vào đối tượng bên ngoài
B. Tác động vào tinh thần, trí tuệ
C. Chủ thể tác động vào đối tượng bên ngoài, tác động vào tinh thần, trí tuệ
D. Bên ngoài
-
Câu 17:
Giao tiếp là cơ sở xã hội tâm lý bao gồm các nội dung:
A. Giao tiếp và tâm lý
B. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý con người
C. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý con người, hoạt động và tâm lý
D. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý con người, hoạt động và tâm lý, giao tiếp và tâm lý
-
Câu 18:
Con người tác động qua lại với nhau với tự nhiên, xã hội và chính mình, biến các phẩm chất tâm lý thành hiện thực nhằm:
A. Cải tạo tự nhiên, xã hội
B. Hoàn thiện cá nhân mình
C. Cải tạo tự nhiên, xã hội và hoàn thiện cá nhân mình
D. Cải tạo tự nhiên
-
Câu 19:
Những nét đặc trưng của hoạt động của con người:
A. Hoạt động có mục đích nhất định
B. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp thông qua công cụ
C. Hoạt động do chủ thể con người tiến hành
D. Hoạt động có đối tượng, do chủ thể con người tiến hành, vận hành theo nguyên tắc gián tiếp thông qua công cụ, có mục đích nhất định
-
Câu 20:
Hoạt động của con người được phân loại theo:
A. Quan hệ chủ thể và đối tượng hoạt động
B. Sự phát triển của cá thể
C. Một số cách chia khác
D. Quan hệ chủ thể và đối tượng hoạt động, sự phát triển của cá thể, một số cách chia khác
-
Câu 21:
Phân loại giao tiếp theo phương tiện giao tiếp có:
A. Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ
B. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
C. Giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp vật chất
D. Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp vật chất
-
Câu 22:
Phân loại giao tiếp theo khoảng cách có:
A. Giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp
B. Giao tiếp xa
C. Giao tiếp gián tiếp
D. Giao tiếp trực tiếp
-
Câu 23:
Phân loại giao tiếp theo qui cách có:
A. Giao tiếp không cụ thể
B. Giao tiếp không chính thức
C. Giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức
D. Giao tiếp chính thức
-
Câu 24:
Tâm lý người là:
A. Sản phẩm của hoạt động
B. Sản phẩm của giao tiếp
C. Sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
D. Sản phẩm của trí tuệ
-
Câu 25:
Đối tượng của giao tiếp là:
A. Người này với người khác
B. Tập thể này với tập thể khác
C. Người chịu tác động của giao tiếp
D. Chủ thể giao tiếp