485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh nhân hay nghi ngờ, tốt nhất thầy thuốc phải:
A. Giải thích đầy đủ
B. Nêu điển hình chẩn đoán và điều trị
C. Làm nhiều các xét nghiệm
D. Điều trị tâm lý
-
Câu 2:
Khi khám chữa bệnh, giao tiếp tốt:
A. Là không cần thiết
B. Giúp cho người bệnh quan hệ tốt với thầy thuốc
C. Rất quan trọng để bệnh nhân yên tâm
D. Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả hoạt của thầy thuốc
-
Câu 3:
Người bệnh mắc bệnh nhẹ nhưng hốt hoảng lo sợ, đầu tiên thầy thuốc phải:
A. Sử dụng thuốc an thần
B. Điều trị như những bệnh nhân khác
C. Giải thích cho bệnh nhân
D. Sử dụng các giải pháp trị liệu tâm lý
-
Câu 4:
Môi trường có tác động đến tâm lý người bệnh:
A. Bao gồm những vấn đề về thời tiết khí hậu
B. Không có tác động tâm lý, chỉ có tác động đến thể chất người bệnh
C. Bao gồm những vấn đề tâm lý về hoàn cảnh sống của người bệnh trong môi trường tự nhiên và xã hội.
D. Do ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh
-
Câu 5:
Người bệnh thường muốn biết bệnh mình nặng hay nhẹ, thầy thuốc cần phải:
A. Nói cho bệnh nhân biết bệnh họ là nặng hay nhẹ ngay để họ yên tâm
B. Nói cho họ biết nếu họ mắc bệnh nặng
C. Không nên nói bệnh nặng hay nhẹ mà chỉ giải thích bệnh tật cho người bệnh vì diễn biến bệnh tật rất phức tạp, tiên lượng khó
D. Chỉ nói khi họ mắc bệnh nhẹ
-
Câu 6:
Trước thái độ thận trọng và phân vân của thầy thuốc, người bệnh:
A. Có trạng thái tâm lý lo lắng, băn khoăn về bệnh lý nặng
B. Tin tưởng thầy thuốc
C. Không tin tưởng thầy thuốc
D. Người bệnh hốt hoảng
-
Câu 7:
Khi một bệnh lý hay tái đi tái lại, người bệnh thường rơi vào:
A. Trạng thái bi quan lo lắng
B. Trạng thái cường nhận thức
C. Người bệnh hốt hoảng
D. Không tin tưởng thầy thuốc
-
Câu 8:
Khi bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, thầy thuốc phải:
A. Nói cho bệnh nhân biết
B. Không nói cho bệnh nhân biết
C. Giải thích cho bệnh nhân nhưng đừng để bệnh nhân bị tuyệt vọng
D. Không cần điều trị
-
Câu 9:
Người bệnh muốn người thầy thuốc khám chữa bệnh cho họ là:
A. Thầy thuốc giỏi
B. Thầy thuốc tốt bụng
C. Thầy thuốc vừa giỏi vừa tốt bụng
D. Thầy thuốc lớn tuổi
-
Câu 10:
Một nổi khổ tâm của người bệnh, khi phải nằm viện đó là:
A. Thái độ lạnh nhạt của nhân viên y tế
B. Tốn kém chi phí
C. Môi trường xa lạ
D. Bỏ công việc nhà
-
Câu 11:
Một nổi khổ tâm của người bệnh, khi phải nằm viện đó là:
A. Thái độ lạnh nhạt của nhân viên y tế
B. Tốn kém chi phí
C. Môi trường xa lạ
D. Bỏ công việc nhà
-
Câu 12:
Giao tiếp với người bệnh là yếu tố quyết đinh.............
A. Lòng tin của người bệnh đối với thầy thuốc
B. Thời gian điều trị
C. Nhân cách của thầy thuốc
D. Hiệu quả hoạt động của thầy thuốc
-
Câu 13:
Muốn khám chữa bệnh, tư vấn cho bệnh nhân có kết quả tốt, thầy thuốc giao tiếp theo kiểu:
A. Phối hợp các kiểu
B. Chính thức
C. Gián tiếp
D. Trực tiếp
-
Câu 14:
Phương tiện giao tiếp hoàn thiện trong khám chữa bệnh là:
A. Lời nói
B. Chữ viết
C. Tín hiệu phi ngôn ngữ
D. Phối hợp tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
-
Câu 15:
Giai đoạn đầu tiên của giao tiếp trong khám chữa bệnh là:
A. Khám bệnh
B. Thực hiện các thủ thuật
C. Chẩn đoán và kê đơn
D. Gặp gỡ, trao đổi, tạo tình cảm ban đầu
-
Câu 16:
Mối quan hệ tốt thầy thuốc và bệnh nhân có tác dụng điều trị tốt vì:
A. Hợp tác tốt bệnh nhân và thầy thuốc
B. Người bệnh tin tưởng ở thầy thuốc
C. Có tác dụng tâm lý của thuốc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Mong muốn lớn nhất của bệnh nhân khi vào viện:
A. Muốn được chăm sóc tốt
B. Muốn được sự quan tâm của thầy thuốc
C. Muốn thuốc tốt
D. Muốn mau lành bệnh để về nhà và không có biến chứng
-
Câu 18:
Một ứng dụng môi trường trong điều trị về tâm lý đó là:
A. Liệu pháp màu sắc
B. Lời nói của thầy thuốc
C. Dưỡng sinh
D. Ám thị trong giác ngũ
-
Câu 19:
Do muốn trình bày hết những vấn đề về bệnh tật của mình cho nên đôi khi bệnh nhân kể lễ rất dài, về mặt tâm lý thì thầy thuốc:
A. Phải ngắt lời bệnh nhân
B. Không để cho bệnh nhân tự kể dài dòng về bệnh tật của mình
C. Thầy thuốc kiên nhẫn lắng nghe, chọn lọc các triệu chứng và khéo lái về trọng tâm và suy nghĩ để trở thành tài liệu cho chẩn đoán và điều trị tâm lý
D. Ghi chép tất cả triệu chúng người bệnh kể ra
-
Câu 20:
Muốn chữa bệnh tốt thầy thuốc phải tiếp xúc gần gũi với người bênh, Tiếp xúc phải được thực hiện ngay từ:
A. Các phòng khám
B. Các khoa điều trị
C. Phòng đón tiếp
D. Cổng bệnh viện, đến phòng đón tiếp, phòng khám và các khoa phòng khác.
-
Câu 21:
Để tác động tốt tâm lý bệnh nhân, thầy thuốc cần phải:
A. Có kiến thức tâm lý
B. Lời nói phải nhỏ nhẹ
C. Nghiên cứu kỹ tâm lý bệnh nhân, để nắm được rối loạn các quá trình tâm lý ở bệnh nhân.
D. Thăm khám hàng ngày
-
Câu 22:
Quá trình tác động tâm lý:
A. Càng nhanh càng tốt
B. Phải từ từ, liên tục, từ khi vào viện đến khi ra viện một cách bài bản
C. Tác động tâm lý diễn ra sau khi bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện.
D. Phải tiến hành ngay để giải quyết nhanh các rối loạn tâm lý
-
Câu 23:
Gây cho bệnh nhân phấn khởi dùng thuốc, có tác động tốt đến điều trị:
A. Có tác động tốt cho điều trị thông qua tác động tâm lý
B. Chỉ cần thuốc tốt là hiệu quả điều trị cao
C. Chỉ cần chỉ định điều trị đúng
D. Chỉ cần cho đúng liều lượng
-
Câu 24:
Bệnh nhân cường nhận thức rất dễ nổi nóng, đòi hỏi nhiều ở thầy thuốc:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Đối với bệnh nhân coi thường bệnh tật, thầy thuốc phải nghiêm trọng hoá vấn đề sức khoẻ của họ để họ tích cực khám chữa bệnh.
A. Đúng
B. Sai.