485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phẩm chất ý chí là:
A. Tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính bền bỉ
B. Tính bền bỉ, tính quyết đoán
C. Tính quyết đoán
D. Tính độc lập, tính quyết đoán
-
Câu 2:
Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào:
A. Tính giai cấp, thế giới quan
B. Nội dung đạo đức, thế giới quan
C. Thế giới quan
D. Thế giới quan, nội dung đạo đức, tính giai cấp
-
Câu 3:
Phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình là phẩm chất ý chí mang.
A. Tính mục đích
B. Tính quyết đoán
C. Tính bền bỉ
D. Tính tự chủ
-
Câu 4:
Khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán cân nhắc kỹ càng, không dao động chần chừ là phẩm chất ý chí mang.
A. Tính mục đích
B. Tính độc lập
C. Tính quyết đoán
D. Tính bền bỉ
-
Câu 5:
Phẩm chất ý chí thể hiện kỹ năng đạt được mục đích đề ra cho dù con đường đi tới đó có lâu dài gian khổ là phẩm chất ý chí mang.
A. Tính độc lập
B. Tính mục đích
C. Tính bền bỉ
D. Tính quyết đoán
-
Câu 6:
Những biến đổi nhân cách thường gặp là:
A. Sai sót về thuộc tính năng lực
B. Sai sót về thuộc tính tính cách
C. Sai sót chung về nhân cách
D. Thương tổn về xu hướng nhân cách, thuộc tính tính cách, thuộc tính năng lực, khí chất và các thành tố khác trong nhân cách và sai sót chung về nhân cách
-
Câu 7:
Nhân cách là toàn bộ phẩm chất tâm lý cá nhân hình thành và phát triển từ trong các quan hệ xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Khi nói đến cấu trúc nhân cacïh Việt Nam tức là nói đến phẩm chất và năng lực (Đức /Tài):
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Xu hướng nói lên tốc độ, nhịp độ của các động tác cấu thành hành vi hoạt động:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Nét đặc trưng quan trọng của xu hướng là lý tưởng cá nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Ý thức là cấp độ của tâm lý:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Phản ánh của phản ánh cũng chính là ý thức:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Tồn tại được nhận thức cũng chính là ý thức:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Nhận thức của nhận thức là ý thức:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Tín hiệu của tín hiệu là ngôn ngữ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Tâm lý y học là bộ phận của
A. Tâm lý học
B. Khoa học tự nhiên
C. Tâm lý học cá nhân
D. Y học, tâm lý học
-
Câu 17:
Những nghiên cứu ứng dụng của tâm lý học chỉ có thể phát triển trên cơ sở của:
A. Tâm lý học đại cương
B. Tâm lý học lao động
C. Tâm lý học cá nhân
D. Tâm lý học lứa tuổi
-
Câu 18:
Tâm lý y học có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý:
A. Người bệnh
B. Nhân viên y tế
C. Người bệnh , nhân viên y tế
D. Xã hội
-
Câu 19:
Tâm lý y học phát triển hoàn thiện cho tâm lý học đại cương về:
A. Lý luận khoa học
B. Xã hội
C. Lứa tuổi
D. Xã hội
-
Câu 20:
Nghiên cứu tâm lý của từng loại bệnh là đối tượng của:
A. Tâm lý học
B. Tâm lý y học
C. Tâm lý y học, tâm lý học
D. Tâm lý lao động
-
Câu 21:
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý người bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm đó lên sức khỏe, thể lực, bệnh tật là đối tượng của:
A. Tâm lý y học
B. Tâm lý học
C. Tâm lý y học, tâm lý học
D. Tâm lý lao động
-
Câu 22:
Phân tích về mặt bản chất các bệnh thần kinh là một bộ bộ phận của:
A. Tâm lý y học
B. Tâm lý học
C. Tâm lý lao động
D. Tâm lý y học, tâm lý học
-
Câu 23:
Nghiên cứu vai trò của các yếu tố tâm lý trong dự phòng, bảo vệ và nâng cao sức khỏe là:
A. Tâm lý y học
B. Tâm lý học
C. Tâm lý y học, tâm lý học
D. Tâm lý lao động
-
Câu 24:
Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý y học là:
A. Tâm lý người bệnh
B. Tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế
C. Tâm lý người bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế
D. Tâm lý thầy thuốc
-
Câu 25:
Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế bao gồm các nội dung sau:
A. Hoạt động giao tiếp của thầy thuốc và nhân viên y tế
B. Y đức, phẩm chất đạo đức thầy thuốc và nhân viên y tế
C. Phẩm chất và nhân cách của thầy thuốc
D. Y đức, phẩm chất đạo đức, phẩm chất và nhân cách, hoạt động giao tiếp của thầy thuốc và nhân viên y tế