485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trạng thái stress sau sang chấn là một thể đặc biệt của trạng thái phản ứng stress với các rối loạn hoài nghi như sau:
A. Rối loạn về tâm thần, cơ thể và tập tính
B. Sự giật mình, hội chứng sống lại các cảm giác
C. Hội chứng sống lại các cảm giác, hội chứng trì trệ
D. Sự giật mình, hội chứng trì trệ
-
Câu 2:
Vệ sinh tâm lý là hệ thống các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường:
A. Sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất con người
B. Sức khỏe tâm lý
C. Sức khỏe thể chất con người
D. Sức khỏe lứa tuổi
-
Câu 3:
Nhiệm vụ của vệ sinh tâm lý là:
A. Ngăn ngừa sự mệt mỏi quá sức và các tác động của Stress
B. Tạo điều kiện cho con người phát triển nhân cách khỏe mạnh, hài hòa
C. Giáo dục mối quan hệ giữa ý chí và tình cảm
D. Phát triển nhân cách khỏe mạnh, hài hòa, khả năng lao động, ngăn ngừa sự mệt mỏi quá sức và các tác động của Stress, giáo dục mối quan hệ giữa ý chí và tình cảm
-
Câu 4:
Nội dung của vệ sinh tâm lý rất phong phú và phức tạp gắn liền với từng:
A. Giai đoạn trưởng thành
B. Hoàn cảnh điều kiện sống của mỗi người
C. Lĩnh vực hoạt động, giai đoạn trưởng thành
D. Lĩnh vực hoạt động, giai đoạn trưởng thành, hoàn cảnh điều kiện sống của mỗi người
-
Câu 5:
Vệ sinh tâm lý tuổi nhỏ phải bát đầu từ khi trẻ:
A. Còn trong bụng mẹ
B. Mới sinh ra
C. 1 tuổi
D. 3 tuổi
-
Câu 6:
Khi người mẹ mang thai không những tránh những công việc nặng nhọc về thể lực mà cần tránh những gánh nặng về:
A. Tâm lý, những tác động stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài
B. Tâm lý
C. Những tác động stress bệnh lý cấp tính
D. Những tác động stress bệnh lý kéo dài
-
Câu 7:
Những nhu cầu thiết yếu của trẻ cần cố gắng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, còn những nhu cầu khác, cần đáp ứng có chọn lọc và không nên gây cho trẻ đòi gì được nấy.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Đối với việc giáo dục trẻ nên dần dần hình thành thói quen:
A. Phụ thuộc người lớn
B. Tự lập
C. Phụ thuộc và tự lập
D. Đòi gì được nấy
-
Câu 9:
Khi trẻ mắc lỗi người lớn nên:
A. Tránh hình phạt nặng nề
B. Có hình phạt nặng nề, kẻ cả những hình phạt tâm lý
C. Có những hình phạt tâm lý
D. Tránh hình phạt nặng nề, kể cả những hình phạt tâm lý
-
Câu 10:
Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi thiếu niên gắn liền với công tác:
A. Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội
B. Giáo dục của nhà trường
C. Giáo dục của gia đình
D. Giáo dục của xã hội
-
Câu 11:
Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thiếu niên bởi ở lứa tuổi này đứa trẻ sẽ:
A. Tự ý thức đã bắt đầu hình thành
B. Phát triển nhân cách mạnh mẽ
C. Các quan hệ xã hội bắt đầu mở rộng
D. Phát triển nhân cách mạnh mẽ, tự ý thức đã bắt đầu hình thành, các quan hệ xã hội bắt đầu mở rộng
-
Câu 12:
Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thiếu niên bởi ở lứa tuổi này đứa trẻ sẽ dễ có những khủng hoảng về:
A. Tâm lý kèm với những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý
B. Các quan hệ xã hội
C. Tâm lý
D. Ý thức
-
Câu 13:
Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành gắn liền với hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như:
A. Lao động, vui chơi
B. Sinh hoạt, học tập
C. Lao động, học tập
D. Lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi
-
Câu 14:
Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành gắn liền với hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Vệ sinh tâm lý người cao tuổi do người cao tuổi có những thay đổi về:
A. Sinh học và xã hội
B. Nhân cách
C. Ý thức
D. Tâm lý
-
Câu 16:
Người cao tuổi, sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình,xã hội, đặc biệt là sự chăm sóc y tế và đảm bảo các chế độ xã hội có một ý nghĩa vệ sinh tâm lý to lớn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Người cao tuổi, vấn đề vệ sinh tâm lý cần quan tâm chăm sóc chu đáo của:
A. Gia đình
B. Xã hội
C. Gia đình, xã hội
D. Y tế
-
Câu 18:
Vệ sinh tâm lý lao động bao gồm
A. Vệ sinh tâm lý lao động nói chung và vệ sinh trong từng lĩnh vực lao động cụ thể
B. Vệ sinh tâm lý lao động nói chung
C. Vệ sinh trong từng lĩnh vực lao động cụ thể
D. Vệ sinh nghề nghiệp
-
Câu 19:
Vấn đề quan trọng đầu tiên của vệ sinh tâm lý lao động là:
A. Nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực và hứng thú của cá nhân
B. Nghề nghiệp phải phù hợp với tuổi
C. Nghề nghiệp phải phù hợp với giới
D. Nghề nghiệp phải phù hợp với sở thích các nhân
-
Câu 20:
Kỷ luật và quy trình lao động hợp lý tạo ra khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với hoàn cảnh và ngăn chận những stress tâm lý không đáng có của người lao động.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Trong lao động cần thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh lao động như:
A. Tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, nơi làm việc và các chế độ bảo hộ lao động
B. Tiếng ồn, ánh sáng
C. Tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ
D. Tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, nơi làm việc
-
Câu 22:
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân cần tôn trọng nguyên tắc:
A. Giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực, đạo đức, văn hóa, xã hội
B. Tôn trọng sở thích, hứng thú...của các cá nhân khác
C. Giao tiếp
D. Ứng xử với người xung quanh
-
Câu 23:
Vệ sinh tâm lý gia đình là nhằm tạo nên một môi trường tâm lý thuận lợi cho sự:
A. Phát triển tâm lý trong lao động
B. Phát triển nhân cách hài hòa của các thành viên trong gia đình, nhất là con trẻ
C. Phát triển tâm lý trong sinh hoạt
D. Phát triển tâm lý cá nhân
-
Câu 24:
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với nhau xuất phát từ:
A. Nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động
B. Giao lưu
C. Tác động tương hỗ và tri giác
D. Tìm hiểu người khác
-
Câu 25:
Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như:
A. Trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất
B. Tri giác và tìm hiểu người khác
C. Xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất
D. Trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác