485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Nguyên nhân bệnh lý trầm nhược sau đẻ:
A. Rối loạn về nội tiết tố
B. Những sự kiện gây stress trong cuộc sống và sau sinh, đứa trẻ không như mong ước của bà mẹ
C. Sử dụng các thuốc
D. Không được nghĩ ngơi trong thời kỳ mang thai.
-
Câu 2:
Tiếp xúc rộng rãi với nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề giúp cho người thầy thuốc: Biết các nhu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp, cho cộng đồng; biết được các bệnh đặc trưng cho các nghề nghiệp; biết được cách chữa và dự phòng về y học và xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Thông tin hành chính của bệnh nhân như tuổi, quê quán, quan hệ gia đình, nghề nghiệp, kinh tế, văn hoá, giúp cho thầy thuốc điều gì về tâm lý:
A. Theo dõi và quản lý bệnh nhân
B. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh nhân
C. Dự đoán được một số bệnh lý có liên quan
D. Tìm hiểu được nguồn gốc đặc điểm tâm lý để hình thành quan hệ tốt về tâm lý.
-
Câu 4:
Đạo đức xã hội phong kiến:
A. Chỉ tồn tại một kiểu đạo đức duy nhất
B. Bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp công dân
C. Bảo vệ cho quyền lợi của người lao động
D. Tồn tại đồng thời nhiều kiểu đạo đức: đạo đức của chính giai cấp phong kiến (Địa chủ, quí tộc, quan lại thống trị), đạo đức của giai cấp nông dân và người lao động
-
Câu 5:
Các hiện tượng tâm lý được chia theo thời gian bao gồm:
A. Các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý
B. Các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý
C. Các trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý
D. Các quá trình tâm lý, thuộc tính tâm lý
-
Câu 6:
Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt có liên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như:
A. Trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất
B. Tri giác và tìm hiểu người khác
C. Xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất
D. Trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác
-
Câu 8:
Não là chỗ trú ngụ của linh hồn, là trung tâm hoạt động của tâm thần là quan điểm duy tâm của:
A. Democrit
B. Platon
C. Tuân Tử
D. Aristot
-
Câu 9:
Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành gắn liền với hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Đặc điểm của đạo đức nghề nghiệp:
A. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội
B. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp
C. Mỗi nghề nghiệp có những tiêu chuẩn đạo đức đặc thù riêng
D. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động. Mỗi nghề nghiệp có những tiêu chuẩn đạo đức đặc thù riêng
-
Câu 11:
Đáp ứng của cá nhân với các yếu tố không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới thì:
A. Chức năng cơ thể bị rối loạn
B. Chức năng của cơ thể bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện
C. Thích nghi
D. Rối loạn về tâm lý
-
Câu 12:
Khi một bệnh lý hay tái đi tái lại, người bệnh thường rơi vào:
A. Trạng thái bi quan lo lắng
B. Trạng thái cường nhận thức
C. Người bệnh hốt hoảng
D. Không tin tưởng thầy thuốc
-
Câu 13:
Giao tiếp là cơ sở xã hội tâm lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Một trong những thay đổi về tính tình của người già cơ thể suy yếu là:
A. Sống hòa đồng vui vẻ
B. Không khác gì khi còn trẻ
C. Không quan tâm đến bệnh tật của mình.
D. Đôi khi chỉ một kích thích nhỏ cũng làm cho họ khó chịu phãn ứng quá mức.
-
Câu 15:
Phản ảnh tâm lý là những phản ảnh đặc biệt tạo ra hình ảnh tâm lý về:
A. Thế giới khách quan
B. Con người
C. Lịch sử
D. Xã hội
-
Câu 16:
Tấm lòng của người thầy thuốc, lời nói, cử chỉ, thái độ đã là một vị thuốc quý đối với người bệnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Đàm thoại trong khám bệnh tâm lý là một kỷ thuật và một nghệ thuật:
A. Thầy thuốc cần chuẩn bị câu hỏi trước
B. Tập trung vào những câu hỏi liên quan các bộ phận nghi ngờ bệnh lý
C. Thầy thuốc là người hỏi, bệnh nhân trả lời
D. Bao gồm đối đáp một cách linh động kết hợp tâm sự những điều thầm kín
-
Câu 18:
Tâm lý y học có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý:
A. Người bệnh
B. Nhân viên y tế
C. Người bệnh , nhân viên y tế
D. Xã hội
-
Câu 19:
Các phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý mà người thầy thuốc cần quan tâm:
A. Tâm lý xã hội
B. Khí hậu, thời tiết
C. Gia đình, tập thể, xã hội
D. Tâm lý môi trường, khí hậu, thời tiết, tâm lý xã hội, gia đình, tập thể, xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần thái độ phục vụ
-
Câu 20:
Căn nguyên tâm lý xã hội luôn luôn gây ra bệnh lý:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Quan niệm nhân cách theo cấu trúc tầng có:
A. Tầng sâu.
B. Tầng nổi.
C. Tầng sâu, tầng nổi
D. Tầng ngoài.
-
Câu 22:
Nét đặc trưng của đời sống tình cảm gồm:
A. Tính khái quát.
B. Tính ổn định.
C. Tính chân thực
D. Tính xã hội, khái quát, ổn định, chân thực
-
Câu 23:
Khi mắc bệnh ngoại khoa cần phải mổ để cứu sống bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà thường rất lo lắng về:
A. Bệnh có cần mổ không?
B. Mổ như thế nào?
C. Mổ có lâu không?
D. Mổ có nguy hiểm không? ai mổ? Có để lại di chứng, biến chứng, tàn phế sau mổ không?.
-
Câu 24:
Khi người bệnh không phản đối ý kiến thầy thuốc, cũng không quá sốt sắng tiếp thu ý kiến thầy thuốc, bệnh nhân thuộc nhóm:
A. Phản ứng hợp tác
B. Phản ứng nghi ngờ
C. Phản ứng bàng quan
D. Phản ứng tiêu cực
-
Câu 25:
Để khai thác tốt các triệu chứng bệnh lý liên quan đến tâm lý, khi khám bệnh thầy thuốc cần:
A. Thăm khám kỹ về lâm sàng và cận lâm sàng
B. Luôn luôn khám với sự có mặt của người thân
C. Khi khám có các đồng nghiệp ở trong phòng
D. Có khi cần có người thân, nhưng có khi chỉ một mình bệnh nhân và một thầy thuốc