485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi nói đến tính cách là nhằm chỉ:
A. Ý muốn vươn tới của con người.
B. Mục đích cao cả của con người.
C. Đạo đức cá nhân.
D. Quan điểm cá nhân.
-
Câu 2:
Quan niệm nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc là:
A. Kinh nghiệm, xu hướng
B. Đặc điểm các quá trình tâm lý
C. Các thuộc tính sinh học của cá nhân
D. Xu hướng, kinh nghiệm, quá trình tâm lý, thuộc tính sinh học của cá nhân
-
Câu 3:
Quan niệm nhân cách bao gồm các tầng khác nhau:
A. Ý thức, tự ý thức, vô thức và tiềm thức
B. Ý thức và tự ý thức
C. Vô thức và tiềm thức
D. Ý thức và vô thức
-
Câu 4:
Giá trị nhân cách thể hiện các khía cạnh sau:
A. Sản phẩm vật chất và tinh thần
B. Sản phẩm vật chất và tinh thần, phẩm chất, mối quan hệ của con người
C. Phẩm chất, mối quan hệ của con người
D. Mối quan hệ của con người
-
Câu 5:
Nhân cách được hình thành:
A. Khi bắt đầu cuộc sống
B. Khi bắt đầu cuộc sống, trong quá trình sống
C. Trong quá trình sống
D. Do yếu tố di truyền
-
Câu 6:
Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất tâm lý cá nhân. Các hiện tượng tâm lý thuộc phẩm chất tâm lý của nhân cách:
A. Tư duy.
B. Năng lực.
C. Tình cảm
D. Khí chất
-
Câu 7:
Chọn đáp án đúng dưới đây: Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất tâm lý cá nhân. Các hiện tượng tâm lý thuộc phẩm chất tâm lý của nhân cách:
A. Ý chí
B. Biểu tượng.
C. Tri giác
D. Phán đoán.
-
Câu 8:
Các hiện tượng tâm lý sau đây là thuộc tính tâm lý của nhân cách:
A. Trí nhớ
B. Cảm xúc.
C. Tình cảm.
D. Tính cách
-
Câu 9:
Xu hướng nhân cách gồm:
A. Nhu cầu, hứng thú.
B. Lý tưởng, niềm tin.
C. Thế giới quan, nhân sinh quan.
D. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, thế giới quan, nhân sinh quan
-
Câu 10:
Về mặt tâm lý ta hiểu ngôn ngữ là:
A. Tín hiệu của tín hiệu.
B. Tiếng nói thông qua tín hiệu.
C. Tiếng nói trực tiếp của âm thanh.
D. Tín hiệu của tín hiệu, tiếng nói thông qua tín hiệu
-
Câu 11:
Ngôn ngữ là quá trình tâm lý chuyển những hiện tượng tinh thần thành hiện tượng vật chất. Các hiện tượng đó là:
A. Thành âm thanh.
B. Thành tiếng nói.
C. Thành chữ viết.
D. Thành hình ảnh
-
Câu 12:
Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là:
A. Âm thanh.
B. Từ
C. Hình ảnh.
D. Tín hiệu
-
Câu 13:
Phẩm chất của nhân cách gồm:
A. Tình cảm.
B. Cảm xúc.
C. Ý chí
D. Tình cảm, cảm xúc, ý chí.
-
Câu 14:
Thuộc tính của nhân cách gồm:
A. Khí chất.
B. Năng lực, khí chất.
C. Tính cách, năng lực.
D. Khí chất, năng lực, tính cách
-
Câu 15:
Tình cảm là phẩm chất của nhân cách. Tình cảm có tính đối tượng gồm:
A. Tình cảm hoạt động, trí tuệ.
B. Tình cảm thẩm mỹ, hoạt động.
C. Tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ.
D. Tình cảm đạo đức, trí tuệ,thẩm mỹ, hoạt động
-
Câu 16:
Nét đặc trưng của đời sống tình cảm gồm:
A. Tính khái quát.
B. Tính ổn định.
C. Tính chân thực
D. Tính xã hội, khái quát, ổn định, chân thực
-
Câu 17:
Hệ thống điều khiển của nhân cách đó chính là:
A. Cái bản ngã.
B. Bản lĩnh.
C. Ý chí.
D. Cái tôi, cái bản ngã
-
Câu 18:
Quan niệm nhân cách theo cấu trúc tầng có:
A. Tầng sâu.
B. Tầng nổi.
C. Tầng sâu, tầng nổi
D. Tầng ngoài.
-
Câu 19:
“ ...Hồng và chuyên “ đó chính là đức và tài là nhân cách Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Quan niệm trên đây là sự kết hợp các quan niệm cấu trúc nhân cách sau đây:
A. Nhân cách cấu trúc 4 khối.
B. Nhân cách cấu trúc tầng.
C. Nhân cách cấu trúc 3 lĩnh vực.
D. Nhân cách 4 tiểu cấu trúc.
-
Câu 20:
Cảm xúc là quá trình tâm lý có đặc điểm:
A. Phản ánh bản thân đối tượng.
B. Phản ánh mối liên hệ của con người với sự vật hiện tượng.
C. Phản ánh mối liên hệ của con người với đối tượng.
D. Phản ánh mối liên hệ của con người với đối tượng có liên quan tới nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
-
Câu 21:
Tình cảm của con người có đặc điểm và nguồn gốc:
A. Là thuộc tính tâm lý chỉ có ở người, ổn định, thực hiện chức năng xã hội và gắn liền với phản xạ có điều kiện.
B. Là trạng thái tâm lý có ở người và động vật, nhất thời, thực hiện chức năng sinh vật và gắn liền với bản năng.
C. Là thuộc tính tâm lý chỉ có ở người, ổn định, thực hiện chức năng xã hội và gắn liền với phản xạ có điều kiện, có sau cảm xúc.
D. Là quá trình tâm lý xuất hiện trước cảm xúc.
-
Câu 22:
Nét đặc trưng của đời sống tình cảm là:
A. Tính khái quát.
B. Tính nhận thức.
C. Tính ổn định và chân thực.
D. Tính đối cực, tính ổn định và chân thực, tính nhận thức, tính khái quát.
-
Câu 23:
Tình cảm con người có các qui luật là:
A. Di chuyển và pha trộn.
B. Thích ứng và cảm ứng.
C. Về sự hình thành tình cảm từ cảm xúc.
D. Lây lan, thích ứng và cảm ứng, di chuyển và pha trộn, về sự hình thành tình cảm từ cảm xúc.
-
Câu 24:
Các sai sót trong cảm xúc tình cảm do:
A. Rối loạn cảm xúc
B. Do giảm cảm xúc.
C. Do tăng cảm xúc.
D. Rối loạn cảm xúc, giảm cảm xúc.do tăng cảm xúc, mất cảm xúc.
-
Câu 25:
Ý chí là:
A. Phẩm chất của nhân cách
B. Thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
C. Có tính mục đích
D. Phẩm chất của nhân cách, thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn