485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nội dung nghiên cứu cơ bản của tâm lý y học là:
A. Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế, tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị
B. Một số nhiệm vụ chung của tâm lý y học
C. Vai trò của tâm lý trong điều trị
D. Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh
-
Câu 2:
Một trong các nội dung nghiên cứu cơ bản của tâm lý y học là:
A. Học thuyết về tác động tương hỗ giữa tâm lý và tập thể, tác động tâm lý của các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội đối với bệnh
B. Học thuyết về tác động tương hỗ giữa tâm lý và tập thể
C. Tác động tâm lý của các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội đối với bệnh
D. Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý
-
Câu 3:
Cấu trúc của tâm lý y học là:
A. Một số nét cơ bản về tâm lý người
B. Tâm lý học người bệnh
C. Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học
D. Đại tâm lý y học, một số nét cơ bản về tâm lý người, tâm lý học người bệnh, tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học
-
Câu 4:
Tâm lý y học có cấu trúc gì:
A. Một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học
B. Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khỏe
C. Hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế
D. Hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế, tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khỏe, Stress và vệ sinh tâm lý, một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học, tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng
-
Câu 5:
Tâm lý học lâm sàng được dùng để nghiên cứu tâm lý:
A. Người bệnh
B. Thầy thuốc
C. Nhân viên y tế
D. Người bệnh và nhân viên y tế
-
Câu 6:
Trong quá trình thăm khám phần kết luận cuối cùng, ngoài việc chẩn đoán bệnh cần phải có các chẩn đoán về:
A. Cảm giác người bệnh
B. Trạng thái người bệnh
C. Khí chất người bệnh
D. Nhân cách, trạng thái người bệnh
-
Câu 7:
Thầy thuốc khai thác bệnh sử cần chú ý:
A. Trạng thái chung, khí sắc, trạng thái tâm lý khác thường của bệnh nhân
B. Rối loạn giấc ngủ
C. Trạng thái chung của bệnh nhân
D. Trạng thái tâm lý khác thường của bệnh nhân
-
Câu 8:
Thầy thuốc khai thác tiền sử bệnh cần:
A. Tạo mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh
B. Tạo khoảng cách giữa thầy thuốc và người bệnh
C. Tạo một phong cách bác sĩ với người bệnh
D. Giúp đỡ bệnh nhân
-
Câu 9:
Tâm lý đại cương nghiên cứu quy luật chung nhất của tâm lý còn tâm lý y học nghiên cứu đặc trưng tâm lý của người bệnh và nhân viên y tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Học thuyết về tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể là nội nghiên cứu của tâm lý y học.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Tâm lý đại cương nghiên cứu quy luật chung nhất và nghiên cứu đặc trưng tâm lý của người bệnh và nhân viên y tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Y đức học và phẩm chất đạo đức thầy thuốc và nhân viên y tế là nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý y học.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh là một trong nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh của tâm lý y học.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Nghiên cứu những phẩm chất, nhân cách của thầy thuốc và nhân viên y tế là nhiệm vụ của tâm lý học đại cương.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp những hiện tượng xấu được gọi dưới cái tên chung là stress.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Rối loạn Stress rất đa dạng và phức tạp. Những vấn đề cơ bản của Stress như:
A. Phản ứng thích nghi
B. Phản ứng bệnh lý
C. Phản ứng thích nghi và phản ứng bệnh lý của cơ thể trước các yếu tố gây Stress
D. Biểu hiện lâm sàng
-
Câu 17:
Stress là đối tượng nghiên cứu của:
A. Tâm lý học
B. Xã hội học
C. Tâm lý cá nhân
D. Tâm lý y học, tâm lý học, xã hội học..
-
Câu 18:
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những hiện tượng được gọi dưới cái tên chung là stress. Chúng ta quan niệm mọi Stress đều xấu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Stress là thuật ngữ dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân gây Stress hoặc chỉ hậu quả của những tác nhân gây kích thích mạnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Stress đó là một
A. Đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh
B. Hội ứng kích ứng chung
C. Bệnh lý
D. Tác hại xấu
-
Câu 21:
Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh,tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường. Như vậy Stress góp phần cho cơ thể.
A. Thích nghi
B. Rối loạn về tâm lý
C. Thay đổi tập tính
D. Rối loạn sinh học
-
Câu 22:
Đáp ứng của cá nhân với các yếu tố không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới thì:
A. Chức năng cơ thể bị rối loạn
B. Chức năng của cơ thể bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện
C. Thích nghi
D. Rối loạn về tâm lý
-
Câu 23:
Những stress bệnh lý tác động đối với các hoạt động.
A. Thay đổi tập tính
B. Rối loạn sinh học
C. Rối loạn về tâm lý
D. Thích nghi, rối loạn về tâm lý, thay đổi tập tính, rối loạn sinh học
-
Câu 24:
Hans Selye gọi stress là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh,tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường đó là:
A. Phản ứng Stress bình thường làm cho cơ thể thích nghi
B. Stress bệnh lý
C. Stress bệnh lý cấp tính
D. Stress bệnh lý kéo dài