700+ câu trắc nghiệm Da Liễu
Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bọng nước dạng Pemphigut là một bệnh:
A. Căn nguyên sinh bệnh chưa rõ ràng
B. Do vi trùng
C. Do vi rút
D. Do di truyền
-
Câu 2:
Một số thuốc sau có thể là yếu tố thuận lợi cho bệnh Pemphigut:
A. Bêta - blocquants
B. Phenylbutazol
C. Penicillin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Bênh da bọng nước nào sau đây cho hình ảnh mô học là bọng nước trong thượng bì:
A. Viêm da dạng ecpet
B. Pemphigut
C. Bọng nước dạng Pemphigut
D. Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh
-
Câu 4:
Chẩn đoán bọng nước dạng Pemphigut:
A. Tiến triển từng đợt, toàn trạng không bị ảnh hưởng
B. Bọng nước căng, quầng viêm đỏ xung quanh
C. Nilkolsky (-), IK (+), Tzanck (-)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Dấu Nilkolsky dương tính trong bệnh da bọng nước dạng Pemphigut:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Cân bằng nước - điện giải và chế độ dinh dưỡng giữ vai trong quan trong trong điều trị bệnh Pemphigut thường:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Pemphigut hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Người ta dùng thuốc giảm ứng miễn dịch để điều trị bọng nước dạng Pemphigut:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Ở nam giới, các biểu hiện nào dưới đây của thí nghiệm 2 ly tương ứng với viêm niệu đạo cấp do lậu:
A. ly1 và ly 2 đều trong
B. ly1 và ly 2 đều đục
C. ly 1 đục, ly 2 trong
D. ly1 trong, ly 2 đục
-
Câu 10:
Lậu cầu thường kháng các loại kháng sinh sau đây, ngoại trừ:
A. Spectinomycin
B. Penicillin
C. Tetracyclin
D. Fluoroquinolon
-
Câu 11:
Ở nữ giới thời gian ủ bệnh khi nhiễm lậu cầu là:
A. 2 - 7 ngày
B. 3 - 8 ngày
C. 8 - 14 ngày
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 12:
Tỷ lệ nhiễm lậu cầu không có triệu chứng ở nữ giới là:
A. 5 - 10%
B. 10 -15%
C. 15 - 20%
D. 20 - 25%
-
Câu 13:
Ở nữ giới 2 triệu chứng của nhiễm lậu cầu là viêm cổ tử cung và:
A. Viêm niệu đạo
B. Viêm hậu môn - trực tràng
C. Viêm ống dẫn trứng
D. Viêm nội mạc tử cung
-
Câu 14:
Vị trí đầu tiên của nhiễm lậu cầu ở nữ giới là:
A. Niệu đạo
B. Cổ tử cung
C. Âm hộ
D. Hậu môn
-
Câu 15:
Khi mẹ bị nhiễm lậu cầu, trẻ sơ sinh có khả năng:
A. Viêm hậu môn
B. Viêm họng
C. Viêm kết mạc mủ
D. Viêm niệu đạo
-
Câu 16:
Thời gian ủ bệnh của viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis trung bình là:
A. < 24 giờ
B. 14 - 21 ngày
C. 1 - 2 tháng
D. 2 -6 tháng
-
Câu 17:
Một biểu hiện thường gặp do nhiễm Chlamydia trachomatis ở nam giới là:
A. Viêm niệu đạo không có triệu chứng
B. Viêm niệu đạo cấp
C. Viêm niệu đạo bán cấp
D. Viêm niệu đạo mạn
-
Câu 18:
Một triệu chứng của VNĐ do Chlamydia trachomatis ở nam giới là:
A. Nhầy trong
B. Nhầy mủ
C. Nhầy trắng hoặc trong, lượng ít
D. Nhầy mủ, lượng nhiều
-
Câu 19:
Trong trường hợp điển hình, nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ trẻ sẽ có hội chứng niệu đạo và:
A. Viêm âm hộ
B. Viêm âm đạo
C. Viêm cổ tử cung
D. Viêm nội mạc tử cung
-
Câu 20:
Ở nữ giới viêm bàng quang vô khuẩn nghĩa là trong nước tiểu:
A. Có nhiều bạch cầu
B. Có nhiều lậu cầu
C. Có nhiều trùng roi
D. Không có vi khuẩn
-
Câu 21:
Các triệu chứng do nhiễm trùng roi âm đạo ở nữ giới là viêm âm đạo cấp và:
A. Viêm âm đạo không có triệu chứng
B. Viêm âm đạo mạn
C. Viêm âm hộ và viêm âm đạo bán cấp
D. Viêm âm đạo bán cấp và viêm âm đạo không có triệu chứng
-
Câu 22:
Quan sát thấy khí hư lỏng, có nhiều bọt ở cùng đồ sau là triệu chứng của viêm âm đạo cấp do:
A. Candida sinh dục
B. Gardnerella Vaginalis
C. Trùng roi âm đạo
D. Écpéc sinh dục
-
Câu 23:
Ở nam giới triệu chứng tiểu khó trong viêm niệu đạo bán cấp do trùng roi âm đạo có tỉ lệ:
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%
-
Câu 24:
Một biểu hiện lâm sàng thường gặp do nhiễm trùng roi âm đạo ở nam giới là:
A. Viêm niệu đạo cấp
B. Viêm niệu đạo bán cấp
C. Viêm túi tinh
D. Viêm mào tinh
-
Câu 25:
Hai xét nghiệm nào dưới đây được sử dụng ở tuyến y tế cơ sở để chẩn đoán viêm niệu đạo do lậu và không do lậu:
A. Nhuộm gram và nuôi cấy
B. Soi tươi và PCR
C. Soi tươi và nhuộm gram
D. DNA probe và nuôi cấy
-
Câu 26:
Soi tươi dịch niệu đạo và khí hư với nước muối sinh lý để phát hiện:
A. Candida albicans
B. Xoắn trùng giang mai
C. Trùng roi âm đạo
D. Lậu cầu
-
Câu 27:
Nhuộm gram dịch tiết niệu đạo để tìm:
A. Chlamydia trachomatis
B. Lậu cầu
C. Trùng roi và tế bào mủ
D. Lậu cầu và tế bào mủ
-
Câu 28:
Ở tuyến y tế cơ sở, khi một bệnh nhân nam có triệu chứng tiết dịch niệu đạo và đau khi đi tiểu, khám lâm sàng có dịch, thái độ của bạn là:
A. Điều trị lậu liều duy nhất
B. Điều trị Chlamydia
C. Điều trị trùng roi và Chlamydia
D. Điều trị lậu liều duy nhất và Chlamydia
-
Câu 29:
Kháng sinh nào được khuyến cáo điều trị bệnh lậu không có biến chứng:
A. Ceftriaxon
B. Thiophenicol
C. Ampicillin
D. Norfloxacin
-
Câu 30:
Kháng sinh nào dưới đây được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm niệu đạo cấp do lậu không dung nạp các kháng sinh họ β lactam:
A. Lincomycin
B. Erythromycin
C. Thiophenicol
D. Nalidixic acid