700+ câu trắc nghiệm Da Liễu
Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét nghiệm cấy tế bào là phương pháp lựa chọn để chẩn đoán bệnh:
A. Hạ cam
B. Hạch xoài
C. U hạt bẹn
D. Ecpét sinh dục
-
Câu 2:
Dịch tiết từ loét sinh dục được nhuộm Giemsa để:
A. Tìm trực khuẩn Ducreyi
B. Tìm xoắn trùng giang mai
C. Tìm tế bào khổng lồ ( Tzanck tét )
D. Tìm thể vùi ( Chlamydia )
-
Câu 3:
Xét nghiệm nào dưới đây được xem là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán giang mai sớm và lây:
A. Kính hiển vi nền đen
B. TPHA
C. VDRL
D. FTA-Abs
-
Câu 4:
Phương pháp lựa chọn để chẩn đoán Ecpét sinh dục sơ phát ở các nước phát triển:
A. Tét Kháng nguyên - Kháng thể
B. Tét Tzanck
C. Cấy tế bào
D. Cấy máu
-
Câu 5:
Cấy vào các môi trường chọn lọc khả năng tìm thấy trực khuẩn Ducreyi:
A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
-
Câu 6:
Trong giang mai sớm và lây, người ta chọc hạch để tiến hành xét nghiệm:
A. Nuôi cấy
B. Định típ huyết thanh
C. Kính hiển vi nền đen
D. Nuôi cấy và định típ huyết thanh
-
Câu 7:
Dấu rãnh là rất đặc trưng cho bệnh nào dưới đây:
A. Giang mai
B. Hạ cam
C. Ecpet sinh dục
D. Hạch xoài
-
Câu 8:
Trong chẩn đoán giang mai, tét nào dưới đây thuộc nhóm tét có kháng nguyên là lipít tim bò:
A. Tét nhanh
B. VDRL
C. TPHA
D. FTA - Abs
-
Câu 9:
Nuôi cấy là phương pháp chẩn đoán các tác nhân gây loét sinh dục, ngoại trừ một:
A. Giang mai
B. Hạ cam
C. Hạch xoài
D. Chlamydia
-
Câu 10:
Kháng sinh nào dưới đây có thể điều trị cả 3 bệnh Giang mai, Hạ cam và Hạch xoài:
A. Doxycyclin
B. Vancomycin
C. Ofloxacin
D. Ceftriaxon
-
Câu 11:
Acyclovir dùng điều trị loét sinh dục do:
A. Ecpet
B. Giang mai
C. Hạ cam
D. Ghẻ
-
Câu 12:
Hạch chuyển sóng thường gặp trong:
A. Hạ cam
B. Hạch xoài
C. Giang mai và hạch cam
D. Hạ cam và hạch xoài
-
Câu 13:
Tác nhân gây nên bệnh lang ben là:
A. Trichophyton
B. Microsporum
C. Epidermophyton
D. Pityrosporum orbiculare
-
Câu 14:
Nấm lang ben là một chủng nấm:
A. Ưa axit
B. Ưa Lipit
C. Ưa keratin
D. Ưa Glucit
-
Câu 15:
Đối với bệnh lang ben điều nào sau đây là không đúng:
A. Là một bệnh rất dễ lây
B. Là một bệnh rất hay tái phát
C. Là bệnh thường hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên
D. Chiếm tỉ lệ khá cao ở những nước vùng nhiệt đới
-
Câu 16:
Tổn thương lang ben thường gặp:
A. Dát trắng
B. Dát đỏ
C. Dát hồng
D. Dát nâu
-
Câu 17:
Tổn thương lang ben có thể hiện diện ở:
A. Đầu, mặt, cổ, chi
B. Chủ yếu ở chi trên
C. Lòng bàn tay chân
D. Khắp bề mặt da ngoại trừ lòng bàn tay chân
-
Câu 18:
Thuốc đường toàn thân nào sau đây dùng để điều trị bệnh lang ben:
A. Amphotericin B
B. Nystatine
C. Cloramphenicol
D. Ketoconazole
-
Câu 19:
Để điều trị bệnh lang ben tại chỗ:
A. Chỉ bôi thuốc trên vùng da bị bệnh
B. Thời gian điều trị từ 2- 3 tháng
C. Diện tích da được bôi thuốc lớn hơn diện tích da bị bệnh
D. Selsun có thể dùng cho phụ nữ có thai
-
Câu 20:
Thuốc đường toàn thân nào sau đây được dùng để điều trị bệnh lang ben liều duy nhất có nhắc lại hàng tháng:
A. Griseofulvin
B. Amphotericin
C. C. Daktarin
D. Ketoconazole
-
Câu 21:
Trắng da trong bệnh lang ben sẽ:
A. Trở về bình thường ngay sau khi hết liệu trình điều trị
B. Không thay đổi màu sắc sau khi hết liệu trình điều trị
C. Chưa thay đổi màu sắc sau khi hết liệu trình điều trị
D. Chuyển dần thành màu hồng sau khi điều trị
-
Câu 22:
Các chủng nấm nào sau đây gây nên bệnh nấm da (Dermatophytoses):
A. Epidermophyton- Microsporum- Malasezia Furfur
B. Epidermophyton- Microsporum- Pityrosporum Orbiculaire
C. Epidermophyton- Microsporum- Trichophyton
D. Candida Albicans -Trichophyton-Microsporum
-
Câu 23:
Thuốc nào sau đây làm dễ cho sự xuất hiện bệnh nấm, ngoại trừ một:
A. Corticoit
B. Thuốc ngừa thai
C. Thuốc ức chế miễn dịch
D. Thuốc kháng viêm không steroit
-
Câu 24:
Môi trường cấy nấm thông thường:
A. Sabouraud
B. Thạch máu
C. Thạch chocolat
D. Canh thang
-
Câu 25:
Bệnh lang ben có thể chẩn đoán phân biệt với bệnh nào sau đây:
A. Viêm da cấp
B. Phong
C. Zona
D. Herpes
-
Câu 26:
Tổn thương nào sau đây không do các chủng nấm sợi gây nên:
A. Rụng tóc vùng
B. Đứt tóc
C. Da đầu sưng
D. Viêm nang lông
-
Câu 27:
Thể bệnh nấm nào sau đây cần điều trị Prednisolone:
A. Đứt tóc sát da đầu
B. Đứt tóc cách da đầu 3-6 mm
C. Nấm da đầu hình lõm chén
D. Nấm da đầu dạng tổ ong (Kerion de Celse )
-
Câu 28:
Liều Prednisolone cần dùng cho thể này là:
A. 1g/ kg cân nặng
B. 1,5mg/ kg cân nặng
C. 2mg/ kg cân nặng
D. 1mg /kg cân nặng.
-
Câu 29:
Nấm móng do Dermatophytes có các đặc điểm nào sau đây:
A. Tổn thương khởi đầu bằng viêm quanh móng
B. Tổn thương khởi đầu từ bờ tự do
C. Tổn thương dạng đế khâu
D. Tổn thương khởi đầu từ gốc móng
-
Câu 30:
Thời gian điều trị của Griseofulvin đối với nấm móng tay do nấm sợi (Dermatophytes) là:
A. 2 tháng
B. 4 tháng
C. 6 tháng
D. 6-9 tháng