700+ câu trắc nghiệm Da Liễu
Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mục tiêu của chiến lược phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục:
A. Làm nhanh chóng cắt đứt nguồn lây lan
B. Duy trì sự tiến triển của bệnh để phục vụ cho công tác nghiên cứu
C. Làm ngừng tiến triển, chữa khỏi bệnh và tránh biến chứng
D. A và C đúng
-
Câu 2:
Nội dung của chiến lực phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục:
A. Phát hiện bệnh sớm bằng khám lâm sàng và xét nghiệm để sàng lọc
B. Điều trị có hiệu quả chủ yếu dựa vào kháng sinh
C. Tăng cường giáo dục y tế, giáo dục sức khỏe, tư vấn cho cộng đồng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Phát hiện bệnh sớm bằng cách:
A. Khám lâm sàng những người đến khám bệnh vì lí do không phải bệnh lây qua đường tình dục
B. Làm xét nghiệm những người đến khám bệnh vì lí do không phải bệnh lây qua đường tình dục
C. Khám lâm sàng và làm xét nghiệm cho mọi đối tượng nghi ngờ
D. Không cần phát hiện sớm vì bệnh nhân có vấn đề bệnh lý sẽ tự đến khám và điều trị
-
Câu 4:
Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu dựa vào:
A. Kháng sinh
B. Kháng viêm
C. Kháng dị ứng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Kháng sinh chọn lựa để điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục cần thiết phải:
A. Có hiệu quả chữa bệnh cao
B. An toàn, ít độc tính, ít tác dụng phụ
C. Tiện lợi, dễ sử dụng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Nếu bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp lây qua đường tình dục thì chọn phác đồ ưu tiên nhất:
A. Là phác đồ chữa được ít bệnh nhất
B. Là phác đồ chữa được nhiều bệnh nhất
C. Là phác đồ chữa bệnh rẻ, an toàn và dễ sử dụng nhất
D. Là phác đồ chữa được bệnh nặng nhất trong các bệnh phối hợp lây qua đường tình dục
-
Câu 7:
Giáo dục y tế về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người dân bằng cách:
A. Thông tin: đưa các kiến thức, nhận thức, hiểu biết về bệnh tới mọi người
B. Giáo dục sức khỏe: thay đổi hành vi, giáo dục nếp sống lành mạnh, cách phòng ngừa bệnh tật
C. Tư vấn vừa để quản lý, vừa để bệnh nhân hiểu về bệnh và chỉ dẫn điều trị, phòng bệnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Giáo dục y tế, tư vấn về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người:
A. Cần thiết để người dân hiểu về bệnh lây truyền qua đường tình dục
B. Không cần thiết vì hiện nay mọi người ai cũng biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
C. Chỉ dẫn điều trị, phòng bệnh, quản lý người có nguy cơ cao
D. A và C đúng
-
Câu 9:
Các hội chứng liên quan đến những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất:
A. Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới
B. Hội chứng tiết dịch âm đạo ở nữ giới
C. Hội chứng loét vùng sinh dục ở cả nam cả nữ
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 10:
Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân, khuyến khích sử dụng:
A. Thuốc tránh thai
B. Bao cao su
C. Thuốc kháng sinh
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 11:
Dựa vào hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới, khi thấy bệnh nhân than phiền về tiết dịch niệu đạo, đau khi đi tiểu, khám thấy có tiết dịch. Nhân viên y tế ở tuyến y tế cơ sở cần :
A. Điều trị lậu và Chlamydia, hướng dẫn điều trị
B. Cấp bao cao su miễn phí, thông báo đến bạn tình dục của bệnh nhân
C. Tư vấn và khám lại sau 1 tuần
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Khi bệnh nhân bị bệnh lậu hoặc bệnh Chlamydia đến khám, nhân viên y tế cơ sở có thể điều trị:
A. Ciprofloxacine 500mg (uống liều duy nhất) + Doxycyline l00mg 2 viên/ngàyx7 ngày
B. Spectinomycine 2g (tiêm bắp liều duy nhất) + Doxycyline l00mg 2 viên/ngàyx7 ngày
C. Ceftriaxone 250mg (tiêm bắp liều duy nhất) + Doxycylìne l00mg 2 viên/ngàyx7 ngày
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Khi bệnh nhân bị bệnh lậu hoặc bệnh Chlamydia đến khám, nhân viên y tế cơ sở có thể điều trị thế nào?
A. Metronidazole 2g uống liều duy nhất
B. Sporal 100mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày; hoặc Clotrimazol 500mg đặt âm đạo liều duy nhất
C. Ciprofloxacine 500mg (hoặc Spectinomycine 2g, hoặc Ceftriaxone 250mg) + Doxycylìne l00mg
D. Erythromycin 500mg/lần uống 3 lần/ngày x 7 ngày + Benzathine Penicillin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp
-
Câu 14:
Khi bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo:
A. Chỉ điều trị cho bệnh nhân nữ
B. Chỉ điều trị cho bệnh nhân nam
C. Điều trị cho bệnh nhân và người bạn tình
D. Không cần điều trị vì bệnh tự khỏi
-
Câu 15:
Khi bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo, than phiền có dịch âm đạo, có nguy cơ cao:
A. Cần điều trị viêm cổ tử cung và viêm âm đạo
B. Cần điều trị viêm âm đạo (trùng roi + Candida)
C. Không cần điều trị vì bệnh sẽ tự hết
D. Chỉ cần giáo dục, tư vấn cho người bệnh để vệ sinh sinh dục hợp lý
-
Câu 16:
Khi bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo, than phiền có dịch âm đạo, có nguy cơ cao, cần kiểm tra lại sau:
A. 3-5 ngày để đánh giá đã khỏi bệnh chưa, nếu vẫn còn dịch thì gửi chuyên khoa giải quyết
B. 5-7 ngày để đánh giá đã khỏi bệnh chưa, nếu vẫn còn dịch thì gửi chuyên khoa giải quyết
C. 7-9 ngày để đánh giá đã khỏi bệnh chưa, nếu vẫn còn dịch thì gửi chuyên khoa giải quyết
D. 9-11 ngày để đánh giá đã khỏi bệnh chưa, nếu vẫn còn dịch thì gửi chuyên khoa giải quyết
-
Câu 17:
Khi bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo, than phiền có dịch âm đạo, không có nguy cơ (-):
A. Cần điều trị viêm cổ tử cung và viêm âm đạo
B. Cần điều trị viêm âm đạo (trùng roi + Candida)
C. Không cần điều trị vì bệnh sẽ tự hết
D. Chỉ cần giáo dục, tư vấn cho người bệnh để vệ sinh sinh dục hợp lý
-
Câu 18:
Khi bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo, than phiền có dịch âm đạo, không có nguy cơ (nguy cơ (-)), cần kiểm tra lại:
A. Sau 3 ngày để đánh giá khỏi bệnh chưa, nếu còn dịch thì điều trị viêm cổ tử cung
B. Sau 5 ngày để đánh giá khỏi bệnh chưa, nếu còn dịch thì điều trị viêm cổ tử cung
C. Sau 7 ngày để đánh giá khỏi bệnh chưa, nếu còn dịch thì điều trị viêm cổ tử cung
D. Sau 9 ngày để đánh giá khỏi bệnh chưa, nếu còn dịch thì điều trị viêm cổ tử cung
-
Câu 19:
Bệnh nhân được xem là có nguy cơ cao (+) khi bạn tình có triệu chứng hoặc 2 trong 4 yếu tố sau:
A. Tuổi < 30, chưa lập gia đình, có > 1 bạn tình, có bạn tình mới trong 3 tháng gần đây
B. Tuổi < 30, đã lập gia đình, chỉ có 1 bạn tình, không có bạn tình mới trong 3 tháng gần đây
C. Tuổi < 20, đã lập gia đình, chỉ có 1 bạn tình và đang có thai
D. Tuổi < 40, chưa lập gia đình, có > 1 bạn tình, có bạn tình mới trong 1 tuần gần đây
-
Câu 20:
Bệnh nhân được xem là có nguy cơ cao (+) khi bạn tình có triệu chứng hoặc 2 trong 4 yếu tố sau:
A. Tuổi < 30, chưa lập gia đình, có > 1 bạn tình, có bạn tình mới trong 3 tháng gần đây
B. Tuổi < 30, đã lập gia đình, chỉ có 1 bạn tình, không có bạn tình mới trong 3 tháng gần đây
C. Tuổi < 20, đã lập gia đình, chỉ có 1 bạn tình và đang có thai
D. Tuổi < 40, chưa lập gia đình, có > 1 bạn tình, có bạn tình mới trong 1 tuần gần đây
-
Câu 21:
Điều trị viêm cổ tử cung ở bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo, có nguy cơ cao:
A. Điều trị trùng roi và nấm Candida
B. Điều trị lậu và Chlamydia
C. Điều trị giang mai và hạ cam
D. Điều trị xùi mào gà
-
Câu 22:
Điều trị viêm âm đạo ở bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo:
A. Điều trị trùng roi và nấm Candida
B. Điều trị lậu và Chlamydia
C. Điều trị giang mai và hạ cam
D. Điều trị xùi mào gà
-
Câu 23:
Phác đồ điều trị Trichomonas và Candida:
A. Metronidazole 2g uống liều duy nhất
B. Sporal 100mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày; hoặc Clotrimazol 500mg đặt âm đạo liều duy nhất
C. Erythromycin 500mg/lần uống 3 lần/ngày x 7 ngày + Benzathine Penicillin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp
D. A và B đúng
-
Câu 24:
Bệnh nhân than phiền về đau hoặc loét sinh dục, khám phát hiện có loét sinh dục:
A. Điều trị trùng roi và nấm Candida
B. Điều trị lậu và Chlamydia
C. Điều trị giang mai và hạ cam
D. Điều trị xùi mào gà
-
Câu 25:
Bệnh nhân than phiền về đau hoặc loét sinh dục, khám phát hiện có loét sinh dục và điều trị thế nào?
A. Điều trị giang mai và hạ cam
B. Hướng dẫn điều trị
C. Cấp bao cao su và tư vấn về bệnh lây truyền qua đường tình dục/HIV
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Bệnh nhân than phiền về đau hoặc loét sinh dục, khám phát hiện không có loét sinh dục, không có triệu chứng gì khác:
A. Cấp bao cao su và tư vấn bệnh lây truyền qua đường tình dục
B. Cho bệnh nhân về, không cần phát bao cao su hoặc tư vấn gì
C. Cho bệnh nhân uống kháng sinh dự phòng
D. Cho bệnh nhân khám lại sau 1 tuần
-
Câu 27:
Phác đồ điều trị giang mai và hạ cam:
A. Erythromycin 500mg/lần uống 3 lần/ngày x 7 ngày + Benzathine Penicillin G 2,4 triệu đv, tiêm bắp (liều duy nhất), mỗi bên mông tiêm 1,2 triệu đv
B. Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất + Benzathin Penicilline 2,4 triệu đv, tiêm bắp (liều duy nhất), mỗi bên mông tiêm 1,2 triệu đv
C. Metronidazole 2g uống liều duy nhất
D. A và B đúng
-
Câu 28:
Phác đồ điều trị giang mai và hạ cam như thế nào?
A. Sporal 100mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày; hoặc Clotrimazol 500mg đặt âm đạo liều duy nhất
B. Erythromycin 500mg (hoặc Ceftriaxone 250mg) + Benzathin Penicilline 2,4 triệu đv, IM
C. Ceftriaxone 250mg (tiêm bắp liều duy nhất) + Doxycylìne l00mg 2 viên/ngàyx7 ngày
D. Metronidazole 2g (hoặc Nizoral) uống liều duy nhất
-
Câu 29:
Phác đồ điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục đối với tuyến tỉnh:
A. Không cần điều trị
B. Chỉ cần theo dõi và điều trị như tuyến y tế cơ sở
C. Chủ yếu áp dụng phác đồ điều trị theo chuyên khoa
D. Chuyển bệnh nhân ngay lên bệnh viện Da liễu của Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội
-
Câu 30:
Thành phần da có đặc điểm:
A. Da là một bộ phận của cơ thể có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể
B. Da không phải là một bộ phận của cơ thể mà chỉ là một cơ quan cảm giác độc lập
C. Da là một bộ phận độc lập của cơ thể không liên quan tới bất cứ bộ phận nào khác
D. Da không phải là một bộ phận của cơ thể và cũng không liên quan gì tới các bộ phận khác