700+ câu trắc nghiệm Da Liễu
Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis các thuốc sau được khuyến cáo sử dụng để điều trị tetracycline, Doxycycline:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Ở nam giới, xét nghiệm nhuộm gram dịch niệu đạo có giá trị chẩn đoán cao khi tìm thấy song cầu gram (-) hình hạt cà phê ở nội bào
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới Ciprofloxacine là một thuốc điều trị lậu cấp rất có hiệu quả:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Trong những năm gần đây, Ciprofloxacine là một trong số các thuốc điều trị lậu cấp rất hiệu quả:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Ở nữ giới khi bị nhiễm cùng lúc cả trùng roi âm đạo và lậu cầu, ta nên điều trị lậu cầu trước:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Bệnh vảy nến là:
A. Bệnh nhiễm khuẩn
B. Bệnh viêm mô liên kết
C. Bệnh ác tính
D. Bệnh chưa rõ nguyên nhân có lẽ di truyền đóng vai trò quan trọng
-
Câu 7:
Đặc trưng của bệnh vảy nến là:
A. Sự thành lập mụn nước
B. Sự thành lập bọng nước
C. Sự tăng sinh tế bào ở lớp bì
D. Sự tăng sinh tế bào ở lớp thượng bì
-
Câu 8:
Tổn thương cơ bản của bệnh vảy nến là:
A. Sẩn - mụn mủ
B. Đỏ da - chảy nước
C. Mụn nước - vảy
D. Đỏ da - vảy
-
Câu 9:
Lớp vảy của bệnh vảy nến có đặc trưng nào sau đây:
A. Màu trắng bẩn
B. Cấu tạo bởi những phiến mỏng, liên kết với nhau khá lỏng lẻo
C. Dày và khó tách
D. Cấu tạo bởi những phiến dày, liên kết với nhau khá lỏng lẻo
-
Câu 10:
Đỏ da trong bệnh vảy nến có các đặc tính nào sau đây:
A. Giãn mạch + thâm nhiễm
B. Giới hạn rõ + thâm nhiễm
C. Thâm nhiễm + không biến mất khi áp kính
D. Giới hạn rõ + biến mất khi áp kính
-
Câu 11:
Những vị trí nào sau đây hay gặp trong bệnh vảy nến:
A. Rìa chân tóc + vùng tì đè
B. Móng + khớp
C. Lòng bàn chân
D. Niêm mạc miệng và sinh dục
-
Câu 12:
Nghiệm pháp Brocq xuất hiện theo thứ tự nào sau đây:
A. Dấu vảy hành - giọt sương máu - vết đèn cầy
B. Vết đèn cầy - giọt sương máu - dấu vảy hành
C. Vết đèn cầy - dấu vảy hành - giọt sương máu
D. Giọt sương máu - dấu vảy hành - vết đèn cầy
-
Câu 13:
Thể bệnh nào sau đây có liên quan đến liên cầu Ġ dung huyết:
A. Vảy nến thể khớp
B. Vảy nến thể đồng tiền
C. Vảy nến thể giọt
D. Vảy nến thể đảo ngược.
-
Câu 14:
Triệu chứng ngứa ở bệnh vảy nến khoảng:
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
-
Câu 15:
Vảy nến thể mụn mủ có tổn thương:
A. Những mụn mủ vô khuẩn
B. Những mụn mủ chứa tụ cầu vàng
C. Vảy nến bội nhiễm
D. Những mụn mủ cần sự trị liệu kháng sinh
-
Câu 16:
Thuốc nào sau đây làm gia tăng bệnh vảy nến:
A. Chẹn Alfa
B. Chẹn Beta
C. Kháng sinh
D. Kháng nấm
-
Câu 17:
Thuốc điều trị tại chỗ bệnh vảy nến là:
A. Thuốc kháng viêm Steroit
B. Thuốc khử Oxy
C. Vitamin D3
D. Tất cả các thuốc trên đều đúng
-
Câu 18:
PUVA trị liệu là:
A. Paludine + tia cực tím A
B. Primaquin + tia cực tím A
C. Praxilene + tia cực tím A
D. Psoralene + tia cực tím A
-
Câu 19:
Không dùng axit Salicylc liều cao cho trẻ em và người lớn trên diện rộng vì lý do nào sau đây:
A. Quen thuốc
B. Nhiễm độc
C. Kích ứng tại chỗ
D. Tăng axit máu do hấp thu qua da
-
Câu 20:
Hệ thống HLA nào sau đây có liên quan đến vảy nến thể khớp:
A. B13
B. B17
C. B27
D. CW6
-
Câu 21:
Trước khi tiến hành điều trị vảy nến bằng Methotrexat cần:
A. Kiểm tra chức năng gan
B. Kiểm tra bệnh nhân có bệnh dạ dày - tá tràng đang tiến triển hay không?
C. Kiểm tra chức năng thận
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 22:
Thuốc toàn thân nào sau đây không dùng để điều trị bệnh vảy nến:
A. Methotrexat
B. Prednisolon
C. Ciclosporine A
D. Vitamin A axit.
-
Câu 23:
Đặc điểm nào sau đây thuộc về vảy nến thể móng:
A. Tổn thương móng dạng đế khâu
B. Khởi đầu bằng viêm quanh móng
C. Điều trị bằng kháng nấm có hiệu quả
D. Đau nhiều khi đụng vào
-
Câu 24:
Tiến triển của bệnh vảy nến là:
A. Lành hoàn toàn dưới sự trị liệu
B. Tự lành
C. Lành hoàn toàn sau khi điều trị kháng sinh
D. Tái phát thành từng đợt
-
Câu 25:
Đỏ da trong bệnh vảy nến liên quan đến thay đổi nào sau đây về giải phẫu bệnh:
A. Lớp hạt biến mất
B. Lớp tế bào gai dày
C. Vi áp xe Munro
D. Mạch máu dãn ở gai bì
-
Câu 26:
Nồng độ mỡ Salicyle dùng điều trị tại chỗ ở trẻ em là:
A. 0,5 - 1%
B. 1 - 3%
C. 5 - 10%
D. 10 - 15%
-
Câu 27:
Cách nào sau đây đúng với việc dùng corticoid tại chỗ trong điều trị vảy nến:
A. Bôi ngày 2 lần
B. Bôi cách nhật
C. Bôi ngày 2 lần sau đó giảm liều dần
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 28:
Chẩn đoán bệnh vảy nến thường dựa vào:
A. Lâm sàng
B. Giải phẫu bệnh
C. Phương pháp cạo Brocq
D. Xét nghiệm axit uric
-
Câu 29:
Thuốc nào sau đây có thể gây nên vảy nến thể mụn mủ:
A. Corticoit dùng toàn thân
B. Corticoit bôi tại chỗ
C. Thuốc chẹn β
D. Thuốc kháng viêm không steroid
-
Câu 30:
Vitamin D3 bôi tại chỗ không dùng quá 100g/1 tuần vì lý do nào sau đây:
A. Quen thuốc
B. Tác dụng dội
C. Tăng canxi máu
D. Tăng canxi niệu