700+ câu trắc nghiệm Da Liễu
Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thương tổn đặc trưng của mề đay là ngứa, thoáng qua và:
A. Đỏ da
B. Bọng nước
C. Đỏ da - bọng nước
D. Mảng đỏ da
-
Câu 2:
Những thương tổn đơn độc của mề đay thường biến mất không để lại dấu vết trong vòng:
A. Vài phút
B. Vài giờ
C. 24 giờ
D. Vài ngày
-
Câu 3:
Trong mề đay, sự tồn tại các thương tổn hoặc các vêït tím bầm có thể:
A. Viêm trung bì
B. Viêm mạch máu
C. Viêm trung - hạ bì
D. Xuất huyết
-
Câu 4:
Loại mề đay nào sau đây chiếm 3/4 tổng số các bệnh nhân:
A. Mạn
B. Vật lý
C. Không rõ nguyên nhân
D. Phụ thuộc IgE
-
Câu 5:
Nếu tổn thương tồn tại quá 24 giờ và đau phải chú ý đến:
A. Mề đay không rõ nguyên nhân
B. Mề đay mạn
C. Mề đay phụ thuộc IgE
D. Mề đay viêm mạch máu
-
Câu 6:
Tìm nguyên nhân có thể thường không ích lợi trong:
A. Mề đay cấp
B. Mề đay mạn
C. Mề đay phụ thuộc IgE
D. Mề đay có yếu tố vật lý
-
Câu 7:
Hỏi bệnh sử cẩn thận giúp tìm ra nguyên nhân:
A. Mề đay mạn
B. Mề đay cấp
C. Mề đay có yếu tố vật lý
D. Mề đay không rõ nguyên nhân
-
Câu 8:
Các chất sau gây tan rã dưỡng bào, ngoại trừ:
A. Nước hoa quả
B. Aspirin
C. Kháng viêm không Steroid
D. Chlorpheniramine
-
Câu 9:
Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong hội chứng Lyell:
A. Rối loạn nước điện giải
B. Diện tích da bị hoại tử quá lớn
C. Thuốc
D. Nhiễm trùng
-
Câu 10:
Khoảng 2/3 trường hợp hội chứng Stevens_ Johnson và Lyell là do các thuốc sau, ngoại trừ:
A. Sunfamid kết hợp
B. Thuốc ngủ
C. Thuốc chống đau
D. Allopurinol
-
Câu 11:
Khoảng 1/3 trường hợp hội chứng Stevens - Johnson và Lyell là do:
A. Fluoroquinolon
B. Rifampicin
C. Ethambutol
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 12:
Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens - Johnson và Lyell được điều trị ở đơn vị hồi sức tích cực hoặc đơn vị bỏng cần:
A. Tránh tiêm truyền tĩnh mạch
B. Săn sóc mắt và phổi
C. Không dùng kháng sinh dự phòng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 13:
Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens - Johnson và Lyell cần theo dõi các điểm sau ngoại trừ:
A. Tránh tiêm truyền tĩnh mạch
B. Sữ dụng corticoid liều cao và kéo dài
C. Săn sóc mắt và phổi
D. Không dùng kháng sinh dự phòng
-
Câu 14:
Kích thích chủ quan trong các phản ứng da do hoá mỹ phẩm là cảm giác:
A. Nóng rát
B. Ngứa
C. Châm chích
D. Như bỏng
-
Câu 15:
Dấu chứng của mụn trứng cá đỏ, viêm da nhờn hay viêm da thể tạng là biểu hiện:
A. Phản ứng kích thích khách quan
B. Mề đay do tiếp xúc
C. Da phản ứng
D. Viêm da tiếp xúc
-
Câu 16:
Nguyên nhân hay gặp nhất của viêm da tiếp xúc:
A. Nước hoa
B. Chất bảo quản
C. Những chất chống oxy hoá
D. Tá dược
-
Câu 17:
Vị trí thường làm tét áp:
A. Tai
B. Lưng
C. Tay trụ
D. Tất cả các vị trí trên
-
Câu 18:
Ở Việt nam, việc định bệnh Nhiễm độc da do thuốc, hoá mỹ phẩm thường dựa trên lâm sàng là chính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Thử nghiệm áp ích lợi trong chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc và tìm ra nguyên nhân
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Mề đay đặc trưng với trương mạch và thất thoát dịch vào trung bì:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Hội chứng Stevens-Johnson và nhiễm độc da hoại tử thượng bì có nguyên nhân thường gặp nhất là thuốc:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Xoắn trùng gây bệnh giang mai:
A. Dạng xoắn thấy trực tiếp và rõ dưới kính hiển vi thường
B. Chuyển động Brownien, thấy dưới kính hiển vi nền đen
C. Dạng xoắn, kích thước 20 - 30 μ
D. Mọc được ở môi trường nhân tạo và chỉ gây bệnh cho người
-
Câu 23:
Săng giang mai:
A. Lở, sạch và đau dữ dội
B. Loét, sưng hạch vệ tinh
C. Xuất hiện từ 30 đến 45 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh
D. Lở, đáy sạch, không đau, tự khỏi
-
Câu 24:
Giang mai thời kỳ thứ II:
A. Xuất hiện ngay sau khi săng biến mất và có biểu hiện gôm
B. Hình ảnh lâm sàng đặc trưng là đào ban, sẩn, sẩn phì
C. Nhiễm trùng lan tỏa và gây tử vong ngay ở giai đoạn sớm
D. Thương tổn có tính khu trú
-
Câu 25:
Giang mai thời kỳ thứ III:
A. Tần suất ngày càng nhiều
B. Thương tổn dễ lây
C. Thương tổn không lây và không chịu tác dụng của pencicilline
D. Thương tổn không đối xứng và có khuynh hướng hủy hoại
-
Câu 26:
Giang mai bẩm sinh:
A. Xảy ra khi cha, mẹ đều bị giang mai thời kỳ II
B. Thương tổn đặc trưng là chảy nước mũi, dính máu và khu trú thường ở lòng bàn tay chân
C. Thương tổn Xquang chủ yếu là viêm xương nhỏ
D. Viêm giác mạc kẽ, tràn dịch khớp gối chịu tác dụng của kháng sinh thông thường
-
Câu 27:
Giang mai khi có thai:
A. Penicillin, Doxycyclin là những thuốc điều trị hữu hiệu nhất
B. Không được dùng erythromycin và tetracyclin để điều trị
C. Không dùng Tetracyclin, Doxycylin để điều trị
D. Tần suất mắc bệnh càng cao khi mẹ mắc bệnh càng lâu
-
Câu 28:
Huyết thanh giang mai:
A. Huyết thanh sẽ có chuẩn độ cao dần và sẽ để lại sẹo huyết thanh nếu không điều trị
B. Chỉ dương tính khi mắc bệnh giang mai lây truyền bằng đường tình dục
C. Quan trọng nhất để chẩn đoán xác định và theo dõi bệnh
D. Chuẩn độ cao nhất trong giang mai kín muộn và giang mai I
-
Câu 29:
Phức hợp huyết thanh định bệnh giang mai thông dụng hiện nay:
A. V. D. R. L + F. T. A
B. V. D. R. L + B. W
C. V. D. R. L + T. P. I
D. V. D. R. L + T. P. H. A
-
Câu 30:
Dịch tễ học bệnh giang mai:
A. Bệnh tiên thiên nhưng ngày càng nhiều ở nước ta
B. Tỷ lệ cao nhất trong tất cả những bệnh lây truyền qua đường tình dục
C. Bệnh lây thành dịch ở các nước đang mở mang
D. Sự xuất hiện HIV/AIDS làm gia tăng bệnh