700+ câu trắc nghiệm ôn thi viên chức Giáo viên THCS và THPT
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi viên chức Giáo viên bao gồm 716 câu hỏi liên quan đến các điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hi vọng sẽ giúp cho việc ôn thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh?
A. Giáo viên chủ nhiệm
B. Hiệu trưởng
C. Phó Hiệu trưởng
D. Tất cả các thành viên trong nhà trường
-
Câu 2:
Đối với môn học chỉ dạy trong một học kỳ thì kết quả đánh giá xếp loại cả năm đó như thế nào?
A. Không tính điểm trung bình cả năm môn học đó.
B. Chỉ xếp môn đó loại trung bình.
C. Chỉ tính điểm trung bình của học kỳ mà môn đó được học.
D. Lấy kết quả đó làm kết quả đánh giá xếp loại cuối năm.
-
Câu 3:
Theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông hiện hành, đánh giá bằng nhận xét đối với các môn Thể dục, Mỹ thuật và Âm nhạc gồm mấy mức độ?
A. 2 mức
B. 3 mức
C. 4 mức
D. 5 mức
-
Câu 4:
Một học sinh cuối năm học đạt được kết quả học tập ở các môn học như sau:
Văn(5.9), Sử(8.5), Địa(8.7), GDCD(7.9), Anh văn(8.8), Toán(8.7), Lý(8.5), Hóa(8.0), Sinh(9.8), Tin(9.5), Mỹ thuật(Đ), Nhạc(Đ), Thể dục(Đ). Học sinh này được xếp loại học lực cả năm:
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu
-
Câu 5:
Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐ ngày 12/12/2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT có mấy hình thức kiểm tra?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 6:
Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐ ngày 12/12/2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT có mấy loại bài kiểm tra?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 7:
Học kì I, điểm trung bình của học sinh A như sau: Toán 5.9; Lý 8.0, Sinh 7.6, Văn 5.6; Sử 6.0; Địa 6.2; Anh Văn 5.6; GDCD 6.5; Công nghệ 8.4; Thể dục (Đ); Nhạc( Đ); Mỹ Thuật (Đ); Tin 8.0; Hóa 7.5. Tính điểm trung bình các môn học kì I của học sinh A?
A. 6,8
B. 6,9
C. 7,0
D. 7,1
-
Câu 8:
Theo thông tư 58. Các môn học nào được đánh giá bằng nhận xét?
A. Môn Thể dục
B. Môn Âm nhạc
C. Môn Mỹ thuật
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 9:
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT Học sinh có đủ các điều kiện nào dưới đây thì được lên lớp:
A. Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
B. Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu.
C. Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
D. Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên; Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
-
Câu 10:
Học sinh được xếp loại giỏi về học tập phải đạt những tiêu chuẩn nào?
A. Điểm trung bình các môn từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Văn,Toán Từ 8,0 trở lên; không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
B. ĐTB các môn từ 8,5 trở lên; không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
C. ĐTB các môn từ 8,0 trở lên; không có môn học nào ĐTB dưới 5,0; các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
D. Điểm trung bình các môn từ 8,0 trở lên,trong đó ĐTB của 2 môn Văn, Toán Từ 8,0 trở lên; không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ
-
Câu 11:
Những học sinh trong bảng có kết quả học tập cuối năm học như sau:
HS Toán Lý Hóa Sinh CN Văn Sử Địa Anh GDCD Nhạc M.Thuật TD Tin TBMcn
Na 6.5 8.5 7.3 9.1 9.2 8.0 8.0 8.4 7.8 9.3 Đ Đ CĐ 8.0 8.2 Son 6.3 7.2 5.5 6.6 8.0 6.4 7.9 7.8 5.0 8.9 CĐ Đ Đ 8.4 7.1 Hai 6.3 7.9 5.5 6.6 8.0 6.5 7.9 7.8 5.0 8.9 Đ Đ Đ 8.4 7.1 Học sinh Na có kết quả xếp loại học lực là:
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung Bình
D. Yếu
-
Câu 12:
Những học sinh trong bảng có kết quả học tập cuối năm học như sau:
HS Toán Lý Hóa Sinh CN Văn Sử Địa Anh GDCD Nhạc M.Thuật TD Tin TBMcn
Na 6.5 8.5 7.3 9.1 9.2 8.0 8.0 8.4 7.8 9.3 Đ Đ CĐ 8.0 8.2 Son 6.3 7.2 5.5 6.6 8.0 6.4 7.9 7.8 5.0 8.9 CĐ Đ Đ 8.4 7.1 Hai 6.3 7.9 5.5 6.6 8.0 6.5 7.9 7.8 5.0 8.9 Đ Đ Đ 8.4 7.1 Học sinh Sơn có kết quả xếp loại học lực là:
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung Bình
D. Yếu
-
Câu 13:
Những học sinh trong bảng có kết quả học tập cuối năm học như sau:
HS Toán Lý Hóa Sinh CN Văn Sử Địa Anh GDCD Nhạc M.Thuật TD Tin TBMcn
Na 6.5 8.5 7.3 9.1 9.2 8.0 8.0 8.4 7.8 9.3 Đ Đ CĐ 8.0 8.2 Son 6.3 7.2 5.5 6.6 8.0 6.4 7.9 7.8 5.0 8.9 CĐ Đ Đ 8.4 7.1 Hai 6.3 7.9 5.5 6.6 8.0 6.5 7.9 7.8 5.0 8.9 Đ Đ Đ 8.4 7.1 Học sinh Hai có kết quả xếp loại học lực là:
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung Bình
D. Yếu
-
Câu 14:
Một học sinh A có điểm trung bình môn học cuối học kỳ I và trung bình các môn cuối học kỳ I như sau:
Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Anh GDCD CN Tin TD ÂN MT TBCM HKI XL
HL
4,9 6,0 4,2 6,8 7,6 6,2 8,2 6,1 6,9 9,9 7,8 Đ Đ Đ 6.8 Theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, học sinh A được xếp loaị học lực cuối học kỳ I là:
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu
-
Câu 15:
Theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT đối với học sinh xếp loại cả năm Trung bình được tính như sau:
A. Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên, không có môn học nào dưới 3,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Đ.
B. Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó cả 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên, không có môn học nào dưới 3,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Đ.
C. Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Đ.
D. Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên, không có môn học nào dưới 2,0; các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Đ.
-
Câu 16:
Một học sinh A có ĐTBhk đạt mức loại G nhung do kết quả của một môn học nào đó phải xuống loại yếu. Theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, học sinh A được xếp loại:
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu
-
Câu 17:
Một học sinh có điểm trung bình các môn học từ 8,0 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán , Ngữ văn từ 8,0 điểm trở lên, không có môn học nào điểm trưng bình dưới 6,5; có 01 môn học được đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ. Vậy học sinh này được xếp loại học lực nào sau đây?
A. Giỏi
B. Trung Bình
C. Khá
D. Yếu
-
Câu 18:
Một học sinh có điểm trung bình các môn học từ 6,5 điểm trở ỉên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 điểm trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0: có 1 môn học được đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ. Vậy học sinh này được xếp loại học lực nào sau đây?
A. Khá
B. Yếu
C. Trung bình
D. Kém
-
Câu 19:
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo quy định về:
A. Đạo đức nhà giáo.
B. Về nhân cách nhà giáo.
C. Những điều nhà giáo không được làm.
D. Nhiệm vụ của nhà giáo.
-
Câu 20:
Theo quy định về đạo đức nhà giáo: “có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung” là một khoản thuộc quy định:
A. Phẩm chất chính trị;
B. Lối sống tác phong;
C. Đạo đức nghề nghiệp;
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.
-
Câu 21:
Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên không phải là:
A. Yêu nghề
B. Gắn bó với nghề
C. Lối sống, tác phong theo sở thích
D. Chấp hành Luật giáo dục
-
Câu 22:
Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo, đối tượng nào thuộc đối tượng áp dụng những quy định về đạo đức nhà giáo?
A. Nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
B. Giáo viên THCS
C. Giáo viên phổ thông
D. Giáo viên Tiểu Học
-
Câu 23:
Các hành vi nhà giáo không được làm: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cưỡng, nề nếp của nhà trường được quy định tại:
A. Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo
B. Luật giáo dục 2005, sửa đổi 2009
C. Thông tư 30/2009/TT-BGDDT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
D. Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
-
Câu 24:
Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo, “Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí” là một trong những quy định tại:
A. Điều 3 (Phẩm chất chính trị)
B. Điều 5 (Lối sống, tác phong)
C. Điều 4 (Đạo đức nghề nghiệp)
D. Điều 6 (Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo)
-
Câu 25:
Quy định về đạo đức nhà giáo?
A. Là cơ sở để nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh.
B. Là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhả giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm.
C. Là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
D. Là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
-
Câu 26:
Tiêu chí “Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao” thuộc quy định cụ thể nào?
A. Phẩm chất chính trị.
B. Đạo đức nghề nghiệp.
C. Lối sống, tác phong.
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo.
-
Câu 27:
Tiêu chí “Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vi, nhà trường, của ngành” thuộc quy định cụ thể nào?
A. Phẩm chất chính trị.
B. Đạo đức nghề nghiệp.
C. Lối sống, tác phong.
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo.
-
Câu 28:
Tiêu chí “Đoàn kết, giúp đỡ’ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật” thuộc quy định cụ thể nào?
A. Phẩm chất chính trị.
B. Đạo đức nghề nghiệp.
C. Lối sống, tác phong.
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo.
-
Câu 29:
Tiêu chí “Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp” thuộc quy định cụ thể nào?
A. Phẩm chất chính trị.
B. Đạo đức nghề nghiệp.
C. Lối sống, tác phong.
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo.
-
Câu 30:
Theo Thông tư 30 ban hành chuẩn quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, Giáo viên trung học phổ thông. Tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là tiêu chí bao nhiêu:
A. Tiêu chí 2
B. Tiêu chí 5
C. Tiêu chí 15
D. Tiêu chí 20