1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Số nhân đầu tư được sử dụng để tính:
A. Sự thay đổi đầu tư gây ra từ sự thay đổi một đơn vị thu nhập.
B. Sự thay đổi thu nhập gây ra do sự thay đổi một đơn vị đầu tư.
C. Sự thay đổi đầu tư gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
D. Sự thay đổi thu nhập gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
-
Câu 2:
Số nhân chi tiêu chính phủ được sử dụng để tính:
A. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
B. Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị chi tiêu chính phủ.
C. Sự thay đổichi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
D. Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
-
Câu 3:
Số nhân thuế được sử dụng để tính:
A. Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
B. Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị thuế.
C. Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
D. Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
-
Câu 4:
Giảm chi tiêu chính phủ sẽ không nhất thiết làm giảm thu nhập quốc dân nếu có sự tăng thêm của:
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Thuế.
-
Câu 5:
Nếu đầu tư, thuế và chi tiêu chính phủ được giữ cố định, thì đường tổng chi tiêu cho một nền kinh tế đóng:
A. Dốc lên và có độ dốc bằng MPC.
B. Dốc xuống và có độ dốc bằng MPC.
C. Là đường 45 độ.
D. Là đường thẳng đứng.
-
Câu 6:
Dọc đường 45 độ trên hệ trục AE-Y:
A. Thu nhập tăng bất kỳ khi nào tiêu dùng tăng.
B. Sản lượng luôn bằng tổng chi tiêu dự kiến.
C. Mức thu nhập cân bằng tăng bất kỳ khi nào thu nhập thực tế tăng.
D. Tất cả các câu trên đúng.
-
Câu 7:
Tại mức thu nhập cân bằng:
A. Sự tích tụ hàng tồn kho ngoài kế hoạch bằng không.
B. Chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu thực tế.
C. GDP không có xu hướng thay đổi.
D. Tất cả các câu trên đúng.
-
Câu 8:
Nếu mức sản xuất lớn hơn tổng chi tiêu dự kiến, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản lượng bởi vì sự tích luỹ hàng tồn kho ngoài kế hoạch sẽ:
A. Dương.
B. Âm.
C. Bằng không.
D. Bằng vô cùng.
-
Câu 9:
Xét nền kinh tế giản đơn, nếu đầu tư thực tế bằng 10 trong khi đầu tư theo kế hoạch bằng 20, khi đó:
A. Đầu tư không dự kiến bằng – 10.
B. Đầu tư không dự kiến bằng 30.
C. Đầu tư không dự kiến bằng 10.
D. Thu nhập thực tế cao hơn mức cân bằng và đầu tư không dự kiến bằng 10.
-
Câu 10:
Trong nền kinh tế giản đơn, ở trạng thái cân bằng lượng hàng tồn kho ngoài kế hoạch:
A. Phụ thuộc vào mức tiêu dùng.
B. Bằng không.
C. Bằng sản lượng trừ tiêu dùng.
D. Luôn dương.
-
Câu 11:
Xét nền kinh tế giản đơn. Giả sử thu nhập bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 200; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3. Tiêu dùng bằng:
A. 690
B. 590
C. 760
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 12:
Xét nền kinh tế giản đơn. Khi tiết kiệm theo kế hoạch bằng đầu tư theo kế hoạch, thì:
A. Tiêu dùng cộng đầu tư theo kế hoạch bằng thu nhập.
B. Sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu theo kế hoạch.
C. Không có sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 13:
Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do tăng đầu tư sẽ càng lớn khi:
A. MPM càng nhỏ.
B. Thuế suất càng cao.
C. MPM càng lớn
-
Câu 14:
Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do tăng tiêu dùng tự định sẽ càng nhỏ khi:
A. MPM càng lớn.
B. MPS càng lớn.
C. Thuế suất càng cao.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 15:
Khi tính số nhân chi tiêu chính phủ, chúng ta:
A. Giả thiết chi tiêu chính phủ là trung lập – chúng không ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân.
B. Đã tự lừa dối mình vì chi tiêu chính phủ cần được tài trợ và thuế tăng sẽ làm triệt tiêu bất cứ ảnh hưởng kích thích nào từ tăng chi tiêu chính phủ.
C. Đã ngầm định giả thiết rằng các khoản mục chính phủ mua sẽ có ích cho xã hội và không phải là các dự án đơn thuần tạo việc làm.
D. Cần phải biết giá trị của MPC.
-
Câu 16:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình tăng tiết kiệm?
A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
D. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
-
Câu 17:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
D. Câu A và C đúng.
-
Câu 18:
Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới?
A. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
C. Thu nhập khả dụng giảm.
D. Câu B và C đúng.
-
Câu 19:
Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên trên?
A. Thu nhập khả dụng tăng.
B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
C. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
D. Câu A và B đúng.
-
Câu 20:
Độ dốc của đường tiết kiệm bằng:
A. S/Yd.
B. 1 – MPC.
C. MPC.
-
Câu 21:
Độ dốc của đường C=:
A. C/Yd.
B. MPC.
C. MPS.
-
Câu 22:
Nếu hàm tiết kiệm là S = -25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng sẽ có dạng:
A. C = -25 + 0,4Yd
B. C = 25 – 0,4Yd
C. C = 25 + 0,6Yd
D. C = 25 – 0,4Yd
-
Câu 23:
Nếu hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd, thì hàm tiết kiệm sẽ là:
A. S = 50 + 0,2Yd
B. S = 50 – 0,2Yd
C. S = -50 + 0,2Yd
D. S = -50 + 0,8Yd
-
Câu 24:
Trên phần đường tiêu dùng nằm bên dưới đường 45 độ, thì các hộ gia đình:
A. Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
B. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
C. Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
D. Tiết kiệm tăng.
-
Câu 25:
Trên phần đường tiêu dùng nằm phía trên đường 45 độ, các hộ gia đình:
A. Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
B. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
C. Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
D. Tiết kiệm tăng.
-
Câu 26:
Câu nào dưới đây là đúng khi đề cập đến mối quan hệ giữa MPC và MPS?
A. Nếu MPC tăng, thì MPS cũng tăng.
B. Nếu MPS giảm, thì MPC cũng giảm.
C. MPC – MPS = 1.
D. MPC + MPS = 1
-
Câu 27:
Điều nào dưới đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự biến động của đầu tư?
A. Sự thay đổi lãi suất thực tế.
B. Sự thay đổi kỳ vọng về triển vọng thị trường trong tương lai.
C. Sự thay đổi lạm phát dự tính.
D. Sự thay đổi lãi suất danh nghĩa.
-
Câu 28:
Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và tổng chi tiêu dự kiến:
A. Giống như sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng.
B. Bằng với thâm hụt ngân sách của chính phủ.
C. Bằng với cán cân thương mại.
D. Phản ánh sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch của các doanh nghiệp.
-
Câu 29:
Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu nếu sản lượng không ở trạng thái cân bằng:
A. Sự can thiệp của chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo rằng sản lượng thay đổi theo hướng hợp lý.
B. Sản lượng sẽ thay đổi cho tới khi đạt trạng thái cân bằng ở mức sản lượng trong dài hạn của nền kinh tế.
C. Thất nghiệp phải quá nhiều trong nền kinh tế.
D. Sản lượng luôn có xu hướng thay đổi cho tới khi cân bằng với tổng chi tiêu dự kiến.
-
Câu 30:
Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm phía trên đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
A. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
B. Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
C. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
D. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.