1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cán cân thanh toán của một quốc gia sẽ thay đổi khi:
A. Lãi suất trong nước thay đổi
B. Tỷ giá hối đoái thay đổi
C. Sản lượng quốc gia thay đổi
D. Các câu đều đúng
-
Câu 2:
Nếu công chúng giảm tiêu dùng 100tỷ USD và chính phủ tăng chi tiêu 100 tỷ USD, các yếu tố khác không đổi, thì trường hợp nào sau đây đúng:
A. Tiết kiệm tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn
B. Tiết kiệm giảm và nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn
C. Tiết kiệm không đổi
D. Chưa có đủ thông tin để kết luận sẽ có ảnh hưởng gì đến tiết kiệm hay không
-
Câu 3:
Trong dài hạn, lạm phát có nguyên nhân ở việc:
A. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường và từ chối cho vay tiền
B. Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của việc tiến hành kinh doanh và do vậy, làm tăng giá cả
C. Chính phủ cho in quá nhiều tiền
D. Sự gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, ví dụ như lao động và dầu mỏ
-
Câu 4:
Nếu mức giá tăng gấp đôi
A. Lượng cầu tiền giảm một nửa
B. Cung tiền bị cắt giảm một nửa
C. Thu nhập danh nghĩa không bị ảnh hưởng
D. Giá trị của tiền bị cắt giảm một nửa
-
Câu 5:
Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:
A. Mức giá
B. Sự sẵn có của thẻ tín dụng
C. Sự sẵn có của các đại lý ngân hàng
D. Lãi suất
-
Câu 6:
Lý thuyết số lượng tiền tệ kết luận rằng sự gia tăng của cung tiền gây ra:
A. Sự gia tăng tương ứng của tốc độ lưu thông
B. Sự gia tăng tương ứng của giá cả
C. Sự gia tăng tương ứng của sản lượng thực tế
D. Sự giảm sút tương ứng của tốc độ lưu thông
-
Câu 7:
Nếu tiền có tính trung lập thì:
A. Sự gia tăng của cung tiền chẳng có ý nghĩa gì cả
B. Cung tiền không thể thay đổi bởi vì nó gắn chặt với một loại hàng hoá, ví dụ vàng
C. Sự thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến thực tế, ví dụ sản lượng thực tế
D. Sự thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa, ví dụ giá cả và tiền lương
-
Câu 8:
Nếu cung tiền tăng 5%, và sản lượng thực tế tăng 2%, giá cả sẽ tăng:
A. 5%
B. Nhỏ hơn 5%
C. Lớn hơn 5%
D. các lựa chọn đều sai
-
Câu 9:
Các nước sử dụng thuế lạm phát bởi vì:
A. Chính phủ không hiểu được nguyên nhân và hậu quả của lạm phát
B. Chính phủ có được một ngân sách cân bằng
C. Chi tiêu của chính phủ rất lớn và khoản thu thuế của chính phủ không tương xứng và họ gặp khó khăn trong việc đi vay
D. Thuế lạm phát là hợp lý nhất trong tất cả các loại thuế
-
Câu 10:
Giả sử lãi suất danh nghĩa là 7% trong khi đó cung tiền tăng với tốc độ 5%/năm. Nếu chính phủ tăng tốc độ tăng tiền từ 5% lên đến 9%, hiệu ứng Fisher cho thấy rằng trong dài hạn, lãi suất danh nghĩa sẽ là:
A. 4%
B. 9%
C. 11%
D. 12%
-
Câu 11:
Nếu lạm phát trong thực tế lớn hơn so với mức mà mọi người kỳ vọng thì:
A. Của cải được tái phân phối từ người đi vay sang người cho vay
B. Của cải được tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay
C. Không có sự tái phân phối nào xảy ra
D. Lãi suất thực tế không bị ảnh hưởng
-
Câu 12:
Loại chi phí lạm phát nào sau đây không xảy ra khi lạm phát ổn định và có thể dự kiến được:
A. Chi phí mòn giày
B. Chi phí thực đơn
C. Sự tái phân phối của cải một cách ngẫu nhiên
D. Chi phí thực đơn
-
Câu 13:
Giả sử rằng do lạm phát, người dân Brazil giữ tiền mặt một cách ít nhất và hàng ngày họ tới ngân hàng để rút lượng tiền mặt theo nhu cầu. Đây là một ví dụ về:
A. Chi phí mòn giày
B. Chi phí thực đơn
C. Các tác hại do lạm phát gây ra sự biến dạng về thuế
D. Các chi phí do lạm phát gây ra sự biến đổi tương đối của giá cả và điều này gây ra sự phân bổ nguồn lực không có hiệu quả
-
Câu 14:
Nếu lãi suất thực tế là 4%, tỷ lệ lạm phát là 6%, và thuế suất là 20%, mức lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
A. 1%
B. 4%
C. 2%
D. 3%
-
Câu 15:
Lời bình luận nào sau đây phản ánh đúng về một tình huống trong đó thu nhập thực tế tăng với tốc độ 3%/năm
A. Nếu lạm phát là 5%, mọi người sẽ nhận được mức lương tăng thêm khoảng 8%/năm
B. Nếu lạm phát là 0%, mọi người sẽ nhận được mức lương tăng thêm khoảng 3%
C. Nếu tiền có tính trung lập, sự gia tăng cung tiền sẽ không làm thay đổi tốc độ gia tăng của thu nhập
D. Tất cả các lựa chọn đều đúng
-
Câu 16:
Câu nào sau đây là đúng?
A. Phụ nữ có khuynh hướng có tỷ lệ thất nghiệp như nam giới
B. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới đang tăng
C. Người da đen có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn người da trắng
D. Hầu hết thời gian thất nghiệp là dài hạn, nhưng hầu hết số phiên thất nghiệp quan sát được tại bất kỳ thời điểm nào là ngắn hạn
-
Câu 17:
Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng:
A. Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng cao so với trong thị trường việc làm kỹ năng thấp
B. Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng thấp so với trong việc làm kỹ năng cao
C. Không tác động đến thất nghiệp nếu nó vẫn được đặt trên tiền lương cân bằng cạnh tranh
D. Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn họ tự xoay sở
-
Câu 18:
Cho dù vì lý do nào, thì tiền lương được đặt cao hơn mức lương cân bằng cạnh tranh cũng:
A. Làm cho công đoàn có khả năng đình công và tiền lương sẽ hạ xuống mức cân bằng
B. Chất lượng công nhân hạ thấp xuống bởi sự lựa chọn tiêu cực của công nhân trong khi xin việc
C. Lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và sẽ có thất nghiệp
D. Lượng cầu về lao động vượt lượng cung về lao động và sẽ có thiếu hụt lao động
-
Câu 19:
Câu nào nói về tiền lương hiệu quả là đúng?
A. Doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào về việc trả tiền lương hiệu quả hay không bởi vì tiền lương này được xác định bởi luật
B. Việc trả lương ở mức thấp nhất có thể luôn luôn đạt hiệu quả nhất
C. Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân vô trách nhiệm
D. Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh có thể cải thiện sức khoẻ công nhân, giảm bớt tốc độ thay thế công nhân, cải tiến chất lượng công nhân, và nâng cao nỗ lực công nhân
-
Câu 20:
Loại thất nghiệp nào sau đây tồn tại ngay cả khi tiền lương ở mức cân bằng cạnh tranh
A. Thất nghiệp do luật tiền lương tối thiểu
B. Thất nghiệp do công đoàn
C. Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả
D. Thất nghiệp tạm thời
-
Câu 21:
Công đoàn có khuynh hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc vì:
A. Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
B. Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra sự giảm sút cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
C. Bằng việc giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn
D. Bằng việc tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn
-
Câu 22:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát
B. Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát
C. Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế
D. Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát.
-
Câu 23:
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
A. Thiết bị và đồ dùng gia đình
B. Thực phẩm
C. Y tế và giáo dục
D. Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động
-
Câu 24:
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không thay đổi
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở
-
Câu 25:
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 150. Nhìn chung mức sống của bạn đã:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không thay đổi
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
-
Câu 26:
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 154. Nhìn chung mức sống của bạn đã:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không thay đổi
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở
-
Câu 27:
Với tư cách là người đi vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?
A. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%
B. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%
C. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%
D. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%
-
Câu 28:
Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?
A. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%
B. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%
C. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%
D. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%
-
Câu 29:
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
A. Thiết bị và đồ dùng gia đình
B. Thực phẩm
C. Lương thực
D. Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động
-
Câu 30:
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
A. Thiết bị và đồ dùng gia đình
B. Thực phẩm
C. Y tế và giáo dục
D. Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động