1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản lượng:
A. Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh
B. Mà tại đó nền kinh tế còn tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
C. Tối đa của nền kinh tế
D. Các lựa chọn đều đúng
-
Câu 2:
Giả định lãi suất là 8%. Nếu phải lựa chọn giữa 100$ ngày hôm nay và 116$ ngày này hai năm sau, bạn sẽ chọn:
A. 100$ ngày hôm nay
B. 116$ ngày này 2 năm sau
C. Không có gì khác biệt giữa hai phương án trên
D. Không chọn phương án nào
-
Câu 3:
Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm 1989? Doanh thu của:
A. Một chiếc xe Honda sản xuất năm 1989 ở Tennessee
B. Dịch vụ cắt tóc
C. Một ngôi nhà được xây dựng năm 1988 và được bán lần đầu tiên trong năm 1989
D. Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản
-
Câu 4:
Nếu một người thợ giày mua một miếng da trị giá 100$, một cuộn chỉ trị giá 50$, và sử dụng chúng để sản xuất và bán những đôi giày trị giá 500$ cho người tiêu dùng, giá trị đóng góp vào GDP là:
A. 50$
B. 100$
C. 500$
D. 600$
-
Câu 5:
Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:
A. Người nước ngoài đang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với người Việt Namđang sản xuất ở nước ngoài
B. Người VN đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với người nước ngoài đang sản xuất ở VN
C. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
D. Giá trị hàng hóa trung gian lớn hơn giá trị hàng hóa cuối cùng
-
Câu 6:
Khoản chi tiêu 40.000$ mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức của bạn được tính vào GDP của Mỹ như thế nào:
A. Đầu tư tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng tăng 40.000$
B. Tiêu dùng tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng giảm 40.000$
C. Xuất khẩu ròng giảm 40.000$
D. Xuất khẩu ròng tăng 40.000$
-
Câu 7:
Lạm phát có thể được đo lường bằng tất cả các chỉ số sau đây trừ:
A. Chỉ số điều chỉnh GDP
B. Chỉ số giá tiêu dùng
C. Chỉ số giá sản xuất
D. Chỉ số giá hàng hóa thành phẩm
-
Câu 8:
CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây:
A. Nhà ở
B. Giao thông
C. Thực phẩm và đồ uống
D. Chăm sóc y tế
-
Câu 9:
“Giỏ hàng hóa” được sử dụng để tính CPI bao gồm:
A. Nguyên vật liệu thô được mua bởi các doanh nghiệp
B. Tất cả các sản phẩm hiện hành
C. Các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng điển hình
D. Tất cả các sản phẩm tiêu dùng
-
Câu 10:
Do sự gia tăng giá xăng khiến cho người tiêu dùng đi xe đạp nhiều hơn và đi xe hơi ít hơn, nên CPI có xu hướng ước tính không đầy đủ chi phí sinh hoạt
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Sự gia tăng giá kim cương sẽ gây ra một tác động lớn hơn đối với CPI so với sự thay đổi cùng tỷ lệ phần trăm của giá thực phẩm, bởi vì kim cương đắt hơn nhiều.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ không nên làm gì sau đây:
A. Thúc đẩy thương mại tự do
B. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
C. Kiểm soát sự gia tăng dân số
D. Quốc hữu hóa các ngành quan trọng
-
Câu 13:
Thước đo hợp lý đới với mức sống của một nước là:
A. GDP thực bình quân đầu người
B. GDP thực
C. GDP thực bình quân đầu người
D. Tỷ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người
-
Câu 14:
Nhiều nước Đông Á đang tăng trưởng rất nhanh vì:
A. Họ có nguồn tài nguyên dồi dào
B. Họ là các nước đế quốc và đã vơ vét được của cải từ chiến thắng trước đây trong chiến tranh
C. Họ đã giành một tỷ lệ rất lớn của GDP cho tiết kiệm và đầu tư
D. Họ đã luôn luôn giàu có và sẽ tiếp tục giàu có, điều này vẫn được biết đến như là “nước chảy chỗ trũng”
-
Câu 15:
Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ:
A. Nước này phải chịu số mệnh nghèo mãi mãi
B. Nước này chắc hẳn là một nước nhỏ
C. Nước này có tiềm năng tăng trưởng tương đối nhanh nhờ “hiệu ứng bắt kịp”
D. Một sự tăng lên về tư bản có thể sẽ có ảnh hưởng tới sản lượng
-
Câu 16:
Khi một nước giàu có:
A. Nước này hầu như không thể nghèo đi một cách tương đối
B. Nước này sẽ khó có thể tăng trưởng nhanh chóng do quy luật lợi tức giảm dần đối với tư bản
C. Tư bản trở nên có năng suất hơn nhờ “hiệu ứng bắt kịp”
D. Nước này không cần vốn nhân lực nữa
-
Câu 17:
Nếu hai nước cùng khởi đầu với mức GDP bình quân đầu người như nhau, và một nước tăng trưởng với tốc độ 2%/năm còn một nước tăng trưởng 4%/năm
A. GDP bình quân của một nước sẽ luôn lớn hơn GDP bình quân của nước còn lại 2%
B. Mức sống của nước có tốc độ tăng trưởng 4% sẽ tăng dần khoảng cách với mức sống của nước tăng trưởng chậm hơn do tăng trưởng kép
C. Mức sống của hai nước sẽ gặp nhau do quy luật lợi suất giảm dần đối với tư bản
D. Năm sau, kinh tế của nước tăng trưởng 4% sẽ lớn gấp hai lần nước tăng trưởng 2%
-
Câu 18:
Chi phí cơ hội của tăng trưởng là:
A. Sự giảm sút về đầu tư hiện tại
B. Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại
C. sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại
D. Sự giảm sút về thuế
-
Câu 19:
Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia:
A. Vốn nhân lực/ công nhân
B. Tư bản vật chất/ công nhân
C. Tài nguyên thiên nhiên/công nhân
D. Lao động
-
Câu 20:
Câu nhận định nào trong số các câu sau là đúng?
A. Các nước có thể có mức GDP bình quân khác nhau nhưng đều tăng trưởng với tỷ lệ như nhau
B. Các nước có thể có tỷ lệ tăng trưởng khác nhau nhưng mức GDP bình quân của mỗi nước là như nhau
C. Các nước đều có tốc độ tăng trưởng và mức sản lượng như nhau vì mỗi nước đều có được các nhân tố sản xuất giống nhau
D. Mức GDP bình quân cũng như tốc độ tăng trưởng của các nước có sự khác nhau lớn, và theo thời gian, các nước nghèo có thể trở nên giàu một cách tương đối.
-
Câu 21:
Một giám đốc bị mất việc do công ty làm ăn thua lỗ. Ông ta nhận được khoản trợ cấp thôi việc 50 triệu đồng thay vì tiền lương 100 triệu Đ/năm trước đây. Vợ ông ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu Đ/năm. Con gái ông ta vẫn làm công việc như cũ, nhưng tăng thêm khoản đóng góp cho bố mẹ 5 triệu Đ/Năm. Phần đóng góp của gia đình này vào tổng thu nhập quốc dân trong năm sẽ giảm đi:
A. 50 triệu Đ
B. 65 triệu Đ
C. 75 triệu Đ
D. 90 triệu Đ
-
Câu 22:
Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP?
A. Tăng giá xe đạp Thống Nhất
B. Tăng giá xe tăng do Bộ Quốc Phòng mua
C. Tăng giá máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và được bán cho Lào
D. Tăng giá xe máy Spacy được sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam
-
Câu 23:
Nếu CPI của năm 1995 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 5% thì CPI của năm 1994 là:
A. 135
B. 125
C. 131,5
D. 130
-
Câu 24:
Giả sử thu nhập của bạn tăng từ 19 triệu lên 31 triệu Đ. Trong giai đoạn đó CPI tăng từ 122 lên 169. Nhìn chung mức sống của bạn đã:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không đổi
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở
-
Câu 25:
Giả sử không có Chính phủ và ngoại thương nếu tiêu dùng tự định là 30, đầu tư là 40, MPS = 0,1. Mức sản lượng cân bằng là:
A. Khoảng 77
B. 430
C. 700
D. 400
-
Câu 26:
Nếu có một sự giảm sút trong đầu tư của tư nhân 10tỷ MPC = 0,75 mức sản lượng sẽ:
A. Giảm xuống 40tỷ
B. Tăng 40 tỷ
C. Giảm xuống 13,33tỷ
D. Tăng lên 13,33tỷ
-
Câu 27:
Khi nền kinh tế đạt được mức toàn dụng, điều đó có nghĩa là:
A. Không còn lạm phát
B. Không còn thất nghiệp
C. Vẫn còn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp
D. Các lựa chọn đều sai
-
Câu 28:
Cho biết: K=1/(1-MPC) . Đây là số nhân trong:
A. Nền kinh tế đóng, không có Chính phủ
B. Nền kinh tế đóng, có Chính phủ
C. Nền kinh tế mở
D. Các lựa chọn đều có thể đúng
-
Câu 29:
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng đường tổng cung AS:
A. Thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng
B. AS nằm ngang
C. AS dốc lên
D. AS nằm ngang khi Y<YP và thẳng đứng khi Y=Y
-
Câu 30:
Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng:
A. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất cân bằng
B. Làm dịch chuyền đường cầu tiền sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng
C. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất cân bằng
D. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất cân bằng