1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một mức tăng đúng như dự kiến trong tổng cầu, khiến cho một mức tăng đúng như dự kiến trong lạm phát dẫn tới ___________ trong tổng cung ngắn hạn và ___________ trong GDP thực.
A. Giảm, giảm.
B. Giảm, không đổi.
C. Giảm, tăng.
D. Tăng, tăng.
-
Câu 2:
Nếu tổng cầu dịch chuyển sang phải ít hơn kì vọng thì:
A. Những sự kì vọng không còn là kì vọng hợp lý.
B. GDP thực sẽ nhỏ hơn GDP tiềm năng.
C. Lãi suất thực sẽ thấp hơn kì vọng.
D. Tiền lương thực sẽ thấp hơn kì vọng.
-
Câu 3:
Điều nào dưới đây không phải là chi phí của tình trạng lạm phát cao như dự kiến?
A. Chi phí giao dịch cao hơn.
B. Một mức tỉ lệ thất nghiệp vượt quá tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
C. Rủi ro kinh doanh tăng lên.
D. Suy giảm trong tiết kiệm và đầu tư.
-
Câu 4:
Việc tăng trong tỉ lệ lạm phát kì vọng gây ra ___________ trong đường Phillips dài hạn và ___________ trong đường Phillips ngắn hạn.
A. Dịch phải, không dịch.
B. Dịch trái, dịch lên.
C. Không dịch, không dịch.
D. Không dịch, dịch lên.
-
Câu 5:
Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng trong GDP của Việt Nam trong hai năm gần đây từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới là:
A. Tăng trưởng dân số.
B. Thay đổi kỹ thuật.
C. Tích lũy vốn.
D. Kích cầu của chính phủ.
-
Câu 6:
Tăng trưởng trong năng suất đã giảm trong những thời kì phát triển là do:
A. Có nhiều hơn những lao động chưa có kinh nghiệm bước vào thị trường lao động.
B. Việc chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trở nên chậm hơn.
C. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP tăng lên.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 7:
Nền kinh tế đang trong trạng thái cân bằng trên cả thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Một mức tăng trong mức giá chung không như kì vọng, trong điều kiện không có sự điều chỉnh nào trong chính sách sẽ:
A. Tăng cả lãi suất và GNP.
B. Giảm cả trong lãi suất và GNP.
C. Tăng trong GNP nhưng khiến cho lãi suất giảm.
D. Tăng trong lãi suất nhưng giảm trong GNP.
-
Câu 8:
Với đường LM có độ dốc dương, việc tăng trong GNP do một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ:
A. Lớn hơn tác động số nhân thông thường do kết quả của lãi suất thấp hơn khuyến khích hoạt động đầu tư thứ cấp.
B. Nhỏ hơn tác động số nhân thông thường do chính phủ phải giảm cung tiền để chi trả cho việc chi tiêu mới của mình.
C. Lớn hơn tác động số nhân thông thường vì việc tăng tương ứng trong cung tiền để chi trả cho việc chi tiêu mới của mình.
D. Nhỏ hơn tác động số nhân thông thường do kết quả của lãi suất cao hơn gây ra sự thu hẹp hoạt động đầu tư thứ cấp.
-
Câu 9:
Điều gì sẽ xảy ra đối với nhập khẩu hoặc xuất khẩu một sản phẩm khi giá thế giới tăng tương đối so với giá nội địa.
A. Xuất khẩu sản phẩm này tăng.
B. Xuất khẩu sản phẩm này vẫn không thay đổi.
C. Nhập khẩu sản phẩm này tăng.
D. Nhập khẩu sản phẩm này vẫn không thay đổi.
-
Câu 10:
Điều gì dưới đây là đặc trưng của thuế quan?
A. Chúng ngăn cản việc nhập khẩu các hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước.
B. Chúng ấn định số lượng tối đa những hàng hóa riêng biệt vốn được nhập khẩu trong thời gian trước đó.
C. Chúng thường bảo hộ những nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài.
D. Chúng giúp cho một nước giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu trong suốt thời kì trì trệ.
-
Câu 11:
Chủ nghĩa bảo hộ trong chính sách thương mại là phí tổn đối với người tiêu dùng vì:
A. Giá hàng nhập khẩu tăng lên.
B. Cung về hàng hóa nhập khẩu tăng lên.
C. Tăng mức cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu với những hàng hóa sản xuất trong nước.
D. Người tiêu dùng chuyển việc tiêu dùng của mình ra khỏi những hàng hóa sản xuất trong nước.
-
Câu 12:
Một thu nhập đầu tư ròng của Việt Nam trong cán cân thanh toán của nó sẽ là:
A. Thu nhập lợi tức nhận được từ cư dân nước ngoài.
B. Cổ tức nhận được từ cư dân nước ngoài.
C. Mức dư thừa trong lợi tức và cổ tức nhận được từ cư dân nước ngoài so với những khoản phải trả cho họ.
D. Mức dư thừa trong những khoản chuyển giao công và tư từ những người nước ngoài so với những khoản phải trả cho họ.
-
Câu 13:
Nếu tỉ giá hối đoái được thả nổi thì tỉ giá với bất kì đồng tiền nào đều được xác định bởi:
A. Cầu về đồng tiền đó.
B. Cung về đồng tiền đó.
C. Cầu và cung về đồng tiền đó.
D. Dự trữ chính thức mà đồng tiền đó dựa vào.
-
Câu 14:
Trong chế độ tỉ giá cố định và một nước ở trong trạng thái việc làm đầy đủ có dư thừa trong cán cân thanh toán. Điều này khiến cho đất nước sẽ:
A. Suy giảm trong mức giá chung.
B. Giảm thu nhập tiền tệ.
C. Lạm phát.
D. Tăng thu nhập thực.
-
Câu 15:
Sử dụng những kiểm soát tỉ giá để thanh toán thâm hụt cán cân thanh toán của đất nước sẽ khiến cho đất nước này giảm:
A. Nhập khẩu.
B. Xuất khẩu.
C. Mức giá chung.
D. Thu nhập.
-
Câu 16:
Một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý sẽ:
A. Cho phép các nước ổn định hóa tỷ giá hối đoái.
B. Đòi hỏi các nước phải ổn định hóa tỷ giá hối đoái trong dài hạn.
C. Cho phép ổn định tỷ giá hối đoái cả trong ngắn hạn và dài hạn.
D. Cố định tỷ giá hối đoái ở mức thị trường.
-
Câu 17:
Hai kết quả đáng chú ý của một quốc gia thâm hụt thương mại là:
A. Giảm tiêu dùng nội địa và đất nước trở thành một con nợ.
B. Tăng tiêu dùng nội địa và đất nước trở thành một con nợ.
C. Tăng tiêu dùng nội địa và đất nước giảm gánh nặng nợ nần.
D. Giảm tiêu dùng nội địa nhưng tăng gánh nặng nợ nần của đất nước.
-
Câu 18:
Hiệu quả sản xuất có nghĩa là:
A. Khan hiếm không còn là vấn đề.
B. Không thể sản xuất nhiều hơn một hàng hóa mà không phải sản xuất ít hàng hóa khác hơn.
C. Khi chỉ còn một ít các nguồn lực là không thể sử dụng trong sản xuất.
D. Sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa khác đã không còn chi phí cơ hội nữa.
-
Câu 19:
Dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra hai hàng hóa gạo và vải mà sản xuất nhiều vải hơn làm cho chi phí biên của một đơn vị gạo không đổi, đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng:
A. Đường cong lồi ra phía ngoài xa gốc tọa độ.
B. Đường cong lõm về phía gốc tọa độ.
C. Đường thẳng.
D. Đường dốc xuống.
-
Câu 20:
Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển nếu:
A. Tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống.
B. Người ta quyết định phải có nhiều hàng hóa này và ít hàng hóa khác hơn.
C. Giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
D. Các nguồn lực có thể có được đối với đất nước đã thay đổi.
-
Câu 21:
Một trong những chi phí cơ hội của việc tăng trưởng kinh tế là:
A. Việc tích lũy vốn.
B. Thay đổi công nghệ.
C. Giảm tiêu dùng hiện tại.
D. Nhận được thêm trong tiêu dùng tương lai.
-
Câu 22:
Thông thường, khi nhiều nguồn lực hơn được dành cho nghiên cứu công nghệ thì:
A. Tiêu dùng hiện tại càng tăng lên.
B. Tỉ lệ thất nghiệp càng cao hơn.
C. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài nhanh hơn.
D. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài nhiều hơn.
-
Câu 23:
Thu nhập quốc dân có thể được đo lường theo các cách, ngoại trừ:
A. Theo giá trị các hàng hóa cuối cùng được sản xuất.
B. Theo giá trị thanh toán trả cho việc mua dòng hàng hóa dịch vụ này.
C. Cộng tất cả các giao dịch tiền tệ trong nền kinh tế.
D. Theo giá trị thanh toán trả cho các nhân tố sản xuất đã được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
-
Câu 24:
Loại nào sau đây không phải là một cấu phần của tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng trong GDP đo được hiện hành?
A. Tiền trợ giá tiêu dùng cho các hộ gia đình của chính phủ.
B. Tiền mua đĩa nhạc của ca sĩ Thanh Lam.
C. Mức tăng trong tiền mua thiết bị của doanh nghiệp.
D. Khoản gia tăng trong tồn kho của doanh nghiệp.
-
Câu 25:
Khoản nào sau đây không phải là một cấu phần của chi tiêu đầu tư đã đo được?
A. Gia tăng tồn kho dự kiến.
B. Gia tăng tồn kho không dự kiến.
C. Xây dựng các chung cư mới.
D. Khoản mua chứng khoán của REE.
-
Câu 26:
Đầu tư gộp được xác định là:
A. Đầu tư ròng cộng với khoản thanh toán cổ tức của các hãng.
B. Đầu tư ròng trừ đi khoản giảm giá vốn.
C. Đầu tư ròng trừ đi khoản đầu tư thay thế.
D. Đầu tư rộng cộng với khoản giảm giá.
-
Câu 27:
Chênh lệch giữa GDP theo giá nhân tố sản xuất và GDP theo giá thị trường là do những tác động sau:
A. Tổng mức thuế phải nộp cho chính phủ.
B. Thuế gián tiếp và trợ cấp.
C. Tổng mức giảm giá vốn.
D. Tiền trả cho người nước ngoài.
-
Câu 28:
Đường tổng cầu dốc xuống là do:
A. Tác động của lãi suất.
B. Tác động cân đối thực trong chi tiêu.
C. Tác động của ngoại thương.
D. Cả 3 câu trên.
-
Câu 29:
Tác động lãi suất xảy ra khi một sự tăng lên trong mức giá làm:
A. Tăng cung tiền tệ.
B. Giảm lãi suất.
C. Tăng cầu tín dụng.
D. Tăng chi tiêu đầu tư.