1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giả sử nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Sau đó để đối phó với giá dầu tăng lên, NHNW đã tăng cung tiền. Điều gì xảy ra với thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn?
A. Thất nghiệp sẽ tăng và lạm phát sẽ giảm.
B. Thất nghiệp sẽ giảm và lạm phát sẽ tăng.
C. Thất nghiệp và lạm phát sẽ không thay đổi.
D. Thất nghiệp không thay đổi nhưng lạm phát sẽ tăng.
-
Câu 2:
Khi siêu lạm phát chấm dứt, lượng tiền thực tế thường tăng bởi vì:
A. Ngân hàng trung ương thủ tiêu lạm phát bằng cách in nhiều tiền hơn.
B. Khi mọi người dự tính lạm phát thấp hơn thì lãi suất danh nghĩa sẽ giảm và do đó lượng cầu về tiền thực tế sẽ tăng. Kết quả là giá cả vẫn có thể ổn định tại mức cung tiền thực tế cao hơn.
C. Lạm phát dự kiến thấp hơn làm giảm lãi suất thực tế dự kiến, điều này làm tăng lượng cầu về tiền thực tế.
D. Mọi người có xu hướng giữ nhiều tài sản dưới hình thái tiền tệ hơn khi lãi suất thực tế tăng.
-
Câu 3:
Trong mọi trường hợp lạm phát:
A. Làm giảm thu nhập thực tế của một số người.
B. Làm giảm lãi suất theo thời gian.
C. Làm cho người đi vay được lợi khi họ vay tiền theo lãi suất cố định.
D. Câu A và C.
-
Câu 4:
Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thấy rằng họ không bao giờ có thể giảm được thất nghiệp mà không làm tăng mạnh lạm phát.
A. Có thể giảm thất nghiệp mà không gây ra lạm phát nếu họ kích cầu từ từ, nhưng sẽ tăng.
B. Cường độ khi nền kinh tế ở gần mức toàn dụng nhân công.
C. Có thể theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái trầm trọng mà ít có mạo hiểm là lạm phát sẽ tăng mạnh.
D. Luôn phải đốiphó với sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
-
Câu 5:
Ngày 25. 2. 2006 Công ty giày Thượng Đình xuất khẩu một lô hàng 80 triệu USD được sản xuất từ tháng 12 năm 2005. Theo cách tiếp cận chi tiêu giao dịch đó được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 như thế nào?
A. Đầu tư giảm 80 triệu USD.
B. Xuất khẩu ròng tăng 80 triệu USD.
C. Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quanđến sản xuất hiện tại.
D. Câu A và B đúng.
-
Câu 6:
Giả sử tỉ lệ lạm phát hàng năm là 14%. Theo qui tắc70, tỉ lệ lạm phát sau một thập kỷ sẽ là:
A. 1.4
B. 2.8
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm chi tiêu 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
A. Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
B. Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 1000 tỉ đồng.
C. Tiết kiệm quốc dân tăng nhiều hơn 1000 tỉ đồng
D. Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
-
Câu 8:
Khan hiếm là tình trạng mà ở đó:
A. Hiệu quả sản xuất bị thanh toán.
B. Không tồn tại trong nền kinh tế giàu có.
C. Tồn tại vì số lượng nguồn lực là hữu hạn, còn nhu cầu con người là vô hạn
D. Nảy sinh khi sự gia tăng năng suất giảm sút.
-
Câu 9:
Sự cần thiết phải đánh đổi (trade off) trong sản xuất và phân phối nảy sinh vì:
A. Thất nghiệp.
B. Suy giảm trong năng suất.
C. Khan hiếm.
D. Nền kinh tế là chỉ huy hay kế hoạch tập trung từ một trung tâm.
-
Câu 10:
Chi phí cơ hội đo lường:
A. Sự khác nhau về chi phí sử dụng tiền.
B. Lượng tiền phải mất đi khi mua một hàng hóa.
C. Số lượng một hàng hóa phải từ bỏ để có được một số lượng hàng hóa khác.
D. Những phương thức khác nhau khi sản xuất ra sản phẩm.
-
Câu 11:
Kinh tế học thực chứng nhằm:
A. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan dựa trên các chứng cứ thực tế.
B. Giải thích hành vi của các chủ thể kinh tế.
C. Đưa ra quan điểm thống trị trong nhà nước hiện hành.
D. Chứng minh cho các chính sách kinh tế nhà nước bằng các số liệu thực tế.
-
Câu 12:
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu:
A. Mức giá chung, lạm phát.
B. Tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ.
C. Tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.
D. Tất cả những vấn đề trên.
-
Câu 13:
Chỉ số giá trong một năm nào đó là tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra mua một khối lượng hàng hóa đó trong năm đó với chi phí bỏ ra để mua:
A. Cùng một khối lượng hàng đó trong năm cơ sở.
B. Một khối lượng hàng hóa khác trong năm cơ sở.
C. Cùng một khối lượng hàng hóa đó trong năm cơ sở nhân với 100.
D. Một khối lượng hàng hóa khác trong năm cơ sở nhân với 100.
-
Câu 14:
Ủy ban kinh tế của quốc hội điều chỉnh thước đo trong GDP thực để tính đến:
A. Những hàng hóa mới nhưng không tính đến chất lượng của những hàng hóa này.
B. Những thay đổi trong chất lượng các hàng hóa nhưng không tính đến những hàng hóa mới.
C. Những hàng hóa mới và những thay đổi trong chất lượng tất cả các hàng hóa.
D. Chất lượng của những hàng hóa cũ.
-
Câu 15:
Ước lượng quốc tế của ngân hàng thế giới (WB) đối với GDP thực tế đầu người là:
A. Được điều chỉnh theo chất lượng hàng hóa dịch vụ.
B. Được đo lường theo giá trị đồng tiền của mỗi nước.
C. Được điều chỉnh với những khu vực sản xuất phi thị trường.
D. Không được điều chỉnh với những khu vực sản xuất phi thị trường.
-
Câu 16:
Nếu giảm giá tư bản (Depreciation) ít hơn đầu tư nội địa gộp của tư nhân, khi đó:
A. Đầu tư nội địa ròng của tư nhân là âm.
B. Đầu tư nội địa ròng của tư nhân là dương.
C. Đầu tư nội địa ròng của tư nhân là 0.
D. Hàng tồn kho đã tăng lên.
-
Câu 17:
Nếu GDP danh nghĩa bằng 500$ tỷ trong năm 2009 và bằng 525$ tỷ trong năm 2010 và giá trung bình của các hàng hóa dịch vụ tăng 20% từ năm 2009 sang năm 2010, khi đó:
A. Sử dụng năm 2009 như năm cơ sở, GDP thực của năm 2010 xấp xỉ bằng 437,5$ tỷ.
B. GDP thực đã giảm từ năm 2009 sang năm 2010.
C. Sử dụng năm 2010 làm năm cơ sở, GDP thực của năm 2009 xấp xỉ 550$ tỷ.
D. Sử dụng năm 2009 làm cơ sở, GDP thực của năm 2010 xấp xỉ 600$ tỷ.
-
Câu 18:
Để thu hẹp khoảng cách lạm phát (inflation gap) theo cách không có sự can thiệp của chính sách, khi đó Chính phủ phải:
A. Tăng tổng cầu.
B. Giảm tổng cầu.
C. Tăng tổng cung.
D. Giảm tổng cung.
-
Câu 19:
Đường tổng cầu có độ dốc đi xuống vì ở mức giá thấp hơn:
A. Cung tiền danh nghĩa lớn hơn, cho phép dân chúng mua nhiều hơn.
B. Tỉ suất lợi tức lớn hơn, cho phép dân chúng mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn.
C. Giá trị thực của tài sản lớn hơn, cho phép dân chúng tiêu dùng nhiều hơn.
D. Liên quan đến giá nước ngoài, nước ngoài sử dụng hàng hóa nội địa giảm đi khiến xuất khẩu ròng giảm.
-
Câu 20:
Đường tổng cầu phải dịch chuyển sang phải nếu:
A. Thuế của Chính phủ tăng.
B. Niềm tin của các nhà kinh doanh giảm.
C. Xuất khẩu ròng tăng.
D. Tài sản công giảm.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng với đường tổng cung ngắn hạn?
A. Giả sử giá không đổi.
B. Là một đường dốc lên.
C. Độ dốc tăng lên khi sản lượng tiềm năng đạt được.
D. Sản lượng tiếp tục tăng khi sản lượng tiềm năng đạt được.
-
Câu 22:
Khi giá của các yếu tố nguồn lực tăng, khi đó:
A. Tổng cung ngắn hạn tăng, mức giá cân bằng và GDP thực tăng.
B. Tổng cung ngắn hạn giảm, mức giá cân bằng và GDP thực giảm.
C. Tổng cung ngắn hạn giảm, mức giá cân bằng tăng nhưng GDP thực giảm.
D. Tổng cung ngắn hạn giảm, mức giá cân bằng giảm nhưng GDP thực tăng.
-
Câu 23:
Đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch sang phải nếu:
A. Mức giá kì vọng tăng.
B. Chi phí về nhân tố sản xuất tăng.
C. Thuế doanh nghiệp tăng.
D. Những điều chỉnh của Chính phủ được nới lỏng.
-
Câu 24:
Đường tổng cung và tổng cầu cắt nhau biểu thị:
A. Mức GDP thực tế cân bằng, mức này có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng mức GDP thực tế tiềm năng.
B. Mức giá cân bằng dài hạn ở mức GDP thực tế tiềm năng.
C. Mức giá cân bằng dài hạn, mức này có thể không phải là mức GDP thực tế tiềm năng dài hạn.
D. Mức giá cân bằng dài hạn của GDP thực tế tiềm năng, mức này có thể bằng, hoặc không bằng mức giá cân bằng dài hạn.
-
Câu 25:
Chính sách ổn định hóa để thu hẹp khoảng trống lạm phát (inflation gap) thường bao gồm:
A. Tăng thuế để giảm tổng cầu.
B. Giảm chi tiêu chính phủ để tăng tổng cung ngắn hạn.
C. Giảm thuế để tăng tổng cầu.
D. Tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ để giảm tổng cung ngắn hạn.
-
Câu 26:
Trường phái tiền tệ và tân cổ điển cho rằng:
A. Bác bỏ chính sách không can thiệp, trong khi trường phái tân Keynes khuyến nghị chính sách này.
B. Bác bỏ chính sách ổn định hóa của nhà nước, trong khi trường phái tân Keynes khuyến nghị chính sách này.
C. Có sự bất đồng trong chính sách tiếp cận với tình trạng khoảng trống lạm phát và khoảng trống suy thoái.
D. Đồng ý với trường phái tân Keynes trong chính sách tiếp cận với tình trạng trống lạm phát và trống suy thoái.
-
Câu 27:
Trường phái tân Keynes cho rằng:
A. Đồng nhất cung tiền như là nguồn chủ yếu của dao động tổng cung, tổng cầu và nhấn mạnh đến chính sách ổn định hóa.
B. Nhấn mạnh đến tính linh hoạt của giá cả và khả năng của nền kinh tế điều chỉnh về mức tiềm năng của nó.
C. Nhấn mạnh đến tính cứng nhắc của tiền lương và các giá khác và việc nền kinh tế không có khả năng điều chỉnh về mức tiềm năng một cách nhanh chóng.
D. Nhấn mạnh đến tính cứng nhắc của tiền lương và các giá khác và việc nền kinh tế có khả năng điều chỉnh về mức tiềm năng một cách nhanh chóng.
-
Câu 28:
Tình trạng tồn tại khoảng trống giảm phát được đặc trưng bởi:
A. Một khoảng trống sản lượng dương.
B. Một khuynh hướng, mặc dù yếu, khiến cho giá các nhân tố giảm.
C. Một tình trạng cầu về các nhân tố thấp một cách bất thường.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 29:
Khi thu nhập quốc dân hiện tại lớn hơn thu nhập quốc dân tiềm năng, khi đó:
A. Khoảng trống sản lượng là dương.
B. Lợi nhuận cao nhưng cầu về các nhân tố lại thấp một cách bất thường.
C. Trong dài hạn, thu nhập quốc dân tiềm năng sẽ tăng lên.
D. Tồn tại một khoảng trống lạm phát, điều này hàm ý rằng giá các nhân tố có khuynh hướng tăng lên.
-
Câu 30:
Nếu Yd bằng 0,8Y và tiêu dùng luôn luôn bằng 80% thu nhập khả dụng, khi đó khuynh hướng tiêu dùng biên đối với tổng sản lượng sẽ là:
A. 0.8
B. 0.2
C. 1.6
D. 0.64