1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Suất thuế thu nhập cao sẽ làm:
A. Số nhân của chính sách tài khóa.
B. Số nhân của chính sách tiền tệ.
C. Không có điều nào kể trên.
D. Cả A và B.
-
Câu 2:
Một ngân sách cân bằng tăng cả trong thuế và chi tiêu chính phủ nói chung sẽ làm tăng GNP:
A. Một lượng không xác định.
B. Một lượng ít hơn số lượng tăng trong ngân sách cân bằng.
C. Chính xác bằng với số lượng tăng trong ngân sách cân bằng.
D. Nhiều hơn số lượng tăng trong ngân sách cân bằng.
-
Câu 3:
Tác động lên GNP của mức chi tiêu chính phủ trong nền kinh tế không có thuế thu nhập so với một nền kinh tế khác có thuế thu nhập là:
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Tùy thuộc vào MPC.
D. Không thể xác định.
-
Câu 4:
Chính sách tài khóa mở rộng cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt tạo ra:
A. GNP cao – lãi suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
B. GNP thấp – lãi suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
C. Lãi suất cao – GNP có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
D. Lãi suất thấp – GNP có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
-
Câu 5:
Thành phần nào dưới đây cấu thành nên phần lớn nhất trong cung tiền M1?
A. Tiền mặt.
B. Séc của khách du lịch.
C. Khoản gửi bằng Séc.
D. Khoản gửi tiết kiệm.
-
Câu 6:
Thành phần nào sau đây là một khoản nợ trong bảng cân đối của một ngân hàng?
A. Dự trữ tiền mặt.
B. Các khoản cho vay.
C. Chứng khoán.
D. Các khoản gửi.
-
Câu 7:
Giả sử không có dự trữ dư thừa trong các ngân hàng và dân chúng không để tiền mặt bên ngoài hệ thống ngân hàng, nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì số nhân đối với các khoản gửi bằng:
A. 1
B. 0.1
C. 10
D. Không có trường hợp nào kể trên.
-
Câu 8:
Trong ngắn hạn, tăng trong số lượng tiền sẽ làm dịch chuyển:
A. Đường tổng cầu sang phải.
B. Đường SRAS sang phải.
C. Đường SRAS sang trái.
D. Không có đường nào kể trên.
-
Câu 9:
Để thanh toán khoảng trống lạm phát, ngân hàng Trung ương có thể:
A. Dịch chuyển đường tổng cầu sang phải bằng việc mua trái phiếu, điều này sẽ làm tăng giá trái phiếu và làm giảm lãi suất. Vì vậy, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và làm tăng đầu tư cùng xuất khẩu ròng.
B. Dịch chuyển đường tổng cầu sang trái bằng việc bán trái phiếu, điều này sẽ làm giảm giá trái phiếu và tăng lãi suất. Vì vậy, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và làm giảm đầu tư cùng xuất khẩu ròng.
C. Dịch chuyển đường tổng cầu sang phải bằng việc bán trái phiếu, điều này sẽ làm giảm giá trái phiếu và tăng lãi suất. Vì vậy, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và làm giảm đầu tư cùng xuất khẩu ròng.
D. Dịch chuyển đường tổng cầu sang trái bằng việc mua trái phiếu, điều này sẽ làm tăng giá trái phiếu và làm giảm lãi suất. Vì vậy, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và làm tăng đầu tư cùng xuất khẩu ròng.
-
Câu 10:
Nền kinh tế đang ở điểm cân bằng trong mô hình IS – LM. Việc tăng chi tiêu của chính phủ có thể kì vọng dẫn đến:
A. Tăng trong cả lãi suất và GNP.
B. Giảm trong cả lãi suất và GNP.
C. Giảm trong GNP và tăng lãi suất.
D. Tăng trong lãi suất, nhưng vì nhất thời nên không có ảnh hưởng rõ rệt lên GNP.
-
Câu 11:
Một sự tăng lên trong mức thu nhập và công việc đầy đủ sẽ:
A. Dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái và tạo sức ép làm giảm mức giá.
B. Dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải và tạo sức ép làm giảm mức giá.
C. Dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải và tạo sức ép làm tăng mức giá.
D. Dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải và tạo sức ép làm tăng mức giá.
-
Câu 12:
Trong những kết quả về các mức giá dưới đây trong hợp nào biểu thị một tỉ lệ lạm phát 10%?
A. 100; 110; 120; 130.
B. 100; 110; 121; 133,1.
C. 100; 110; 110; 110.
D. 100; 100; 100; 100.
-
Câu 13:
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi:
A. Tổng cầu tăng liên tục.
B. Tổng cung và tổng cầu giảm liên tục.
C. Chính phủ tăng việc mua hàng hóa của mình.
D. Giá dầu tăng mạnh.
-
Câu 14:
Trong thời kỳ lạm phát cầu kéo, đường AD dịch chuyển sang ___________ và đường AS dịch chuyển sang ___________.
A. Trái, trái.
B. Trái, phải.
C. Phải, trái.
D. Phải, phải.
-
Câu 15:
Lạm phát chi phí đẩy có thể bắt đầu với:
A. Tăng tiền lương bằng tiền.
B. Tăng việc mua hàng của chính phủ.
C. Tăng trong cung tiền.
D. Giảm trong giá nguyên vật liệu.
-
Câu 16:
Việc tăng mức giá chung do tăng giá xăng dầu:
A. Nhất định gây ra lạm phát chi phí đẩy.
B. Nhất định gây ra lạm phát cầu kéo.
C. Có thể gây ra lạm phát chi phí đẩy.
D. Có thể gây ra lạm phát cầu kéo.
-
Câu 17:
Trong điều kiện có phân phối lại do lạm phát, nếu tỉ lệ lạm phát thấp hơn trông đợi thì:
A. Những người cho vay nhận được món lợi từ những người đi vay, và một số người lao động nhận được món lợi từ những người chủ.
B. Những người đi vay nhận được món lợi từ những người cho vay, và một số người lao động nhận được món lợi từ những người chủ.
C. Những người cho vay nhận được món lợi từ những người đi vay, một số người chủ nhận được món lợi từ những người lao động.
D. Những người đi vay nhận được món lợi từ những người cho vay, và một số người chủ nhận được món lợi từ những người lao động.
-
Câu 18:
Suy thoái bắt đầu khi ___________ giảm.
A. Chi tiêu dùng giảm.
B. Đầu tư.
C. Chi tiêu của chính phủ.
D. Xuất khẩu ròng.
-
Câu 19:
Điều nào sau đây là lực đẩy trong lý thuyết chu kì kinh doanh theo trường phái Keynes?
A. Một sự thay đổi không như trông đợi trong tổng cầu.
B. Một sự thay đổi do ngân hàng Trung ương gia tăng cung ứng tiền tệ.
C. Một sự thay đổi như trông đợi về doanh số và lợi nhuận tương lai.
D. Một sự thay đổi trong tỉ lệ gia tăng về năng suất lao động.
-
Câu 20:
Theo lý thuyết tiền tệ, một sự suy giảm trong tỉ lệ tăng cung ứng tiền làm giảm ___________ GDP và giảm ___________ việc làm.
A. Nhất thời, nhất thời.
B. Nhất thời, lâu dài.
C. Lâu dài, lâu dài.
D. Lâu dài, nhất thời.
-
Câu 21:
Mở rộng cung ứng tiền tệ khi nền kinh tế đang trong suy thoái có thể:
A. Làm giảm lạm phát.
B. Giúp vào việc điều hòa chu kì kinh doanh.
C. Tăng tỉ lệ tăng trưởng kinh tế.
D. Tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
-
Câu 22:
Thị trường ngoại hối xác định thế giới giữa VND/USD, yếu tố nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cung đồng USD sang trái?
A. Tăng lên trong tỷ giá VND/USD.
B. Kỳ vọng rằng tỷ giá VND/USD sẽ giảm trong tương lai.
C. Gia tăng chênh lệch lãi suất ở Mỹ so với Việt Nam.
D. Không có yếu tố nào kể trên.
-
Câu 23:
Một sự gia tăng trong thế giới kì vọng trong tương lai sẽ làm dịch chuyển đường cầu USD sang ___________ và đường cung USD sang ___________
A. Trái, phải.
B. Trái, trái.
C. Phải, trái.
D. Phải, phải.
-
Câu 24:
Thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh có thể cho phép mỗi nước tiêu dùng:
A. Nhiều hơn những hàng hóa xuất khẩu nhưng luôn luôn ít hơn những hàng hóa nhập khẩu.
B. Nhiều hơn những hàng hóa nhập khẩu nhưng luôn luôn ít hơn những hàng hóa xuất khẩu.
C. Nhiều hơn những hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
D. Ít hơn những hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
-
Câu 25:
Lợi ích tối đa khi có thương mại quốc tế đạt được khi:
A. Không còn thương mại quốc tế.
B. Mỗi nước sản xuất theo lợi thế so sánh của họ và trao đổi với nước khác.
C. Mỗi nước sử dụng thuế quan mà không sử dụng hạn ngạch.
D. Mỗi nước sử dụng hạn ngạch mà không sử dụng thuế quan.
-
Câu 26:
Khi một nước giàu mua một sản phẩm được làm ra ở một nước nghèo, trong nước nghèo cầu lao động sẽ ___________ và tiền lương sẽ ___________
A. Tăng, tăng.
B. Tăng, giảm.
C. Giảm, tăng.
D. Giảm, giảm.
-
Câu 27:
“Ngang bằng về lãi suất” có nghĩa là:
A. Lãi suất trong hai quốc gia phải bằng nhau.
B. Lãi suất trong hai quốc gia có thể không bao giờ bằng nhau.
C. Một quốc gia có lãi suất cao hơn sẽ có tỷ giá kì vọng sẽ giảm.
D. Một quốc gia có lãi suất cao hơn sẽ có tỷ giá kì vọng sẽ tăng.
-
Câu 28:
Sự dịch chuyển sản xuất từ hàng hóa tư bản sang hàng hóa tiêu dùng:
A. Là có hại vì nó làm giảm tiêu dùng cả trong hiện tại lẫn tương lai.
B. Là có ích vì nó cho phép tiêu dùng hiện tại nhiều hơn trong tương lai.
C. Có thể có ích hoặc có hại vì nó cho phép tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại và ít hơn trong tương lai.
D. Có nghĩa là nền kinh tế không hoạt động một cách hiệu quả.
-
Câu 29:
Một đường giới hạn khả năng sản xuất ra 2 loại hàng hóa là máy tính và ô tô sẽ dịch chuyển ra bên ngoài từ một phía máy tính là vì:
A. Có sự cải thiện trong kỹ thuật sản xuất máy tính.
B. Có sự tăng lên trong tổng vốn tư bản.
C. Có sự tăng lên trong quy mô lực lượng lao động.
D. Các nguồn lực trước đây chưa được sử dụng hết.
-
Câu 30:
Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển vào bên trong gốc tọa độ nếu:
A. Dân số ngừng tăng trưởng.
B. Kho vốn suy giảm trong sử dụng không được thay thế.
C. Nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại.
D. Những lao động bị thay thế bởi robot trong một số ngành.