1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì điều gì xảy ra trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay?
A. Cả lãi suất và đầu tư đều không thay đổi.
B. Lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
C. Lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.
D. Cả lãi suất và đầu tư đều giảm.
-
Câu 2:
Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
A. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 1000 tỉ đồng.
B. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
C. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 250 tỉ đồng.
D. Cả đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay đều không dịch chuyển.
-
Câu 3:
Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
A. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 1000 tỉ đồng.
B. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
C. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 250 tỉ đồng.
D. Cả đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay đều không dịch chuyển.
-
Câu 4:
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
A. Tiết kiệm quốc dân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
B. Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
C. Tổng đầu tư tư nhân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
D. Tất cả các câu trên đúng.
-
Câu 5:
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm chi tiêu 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng:
A. Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
B. Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 1000 tỉ đồng.
C. Tiết kiệm quốc dân tăng nhiều hơn 1000 tỉ đồng
D. Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
-
Câu 6:
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
A. Tiết kiệm quốc dân giảm 750 tỉ đồng.
B. Tiết kiệm quốc dân giảm nhiều hơn 750 tỉ đồng
C. Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 750 tỉ đồng.
-
Câu 7:
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
A. Tiết kiệm quốc dân tăng 750 tỉ đồng.
B. Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 750 tỉ đồng.
C. Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
D. Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
-
Câu 8:
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng thuế tự định 50 là:
A. Sản lượng cân bằng giảm 50.
B. Sản lượng cân bằng giảm 80.
C. Sản lượng cân bằng giảm 100.
D. Sản lượng cân bằng giảm 125.
-
Câu 9:
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc giảm thuế tự định 50 là:
A. Sản lượng cân bằng tăng 50.
B. Sản lượng cân bằng tăng 80.
C. Sản lượng cân bằng tăng 100.
D. Sản lượng cân bằng tăng 125.
-
Câu 10:
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc giảm chi tiêu chính phủ 50 là:
A. Sản lượng cân bằng giảm 50.
B. Sản lượng cân bằng giảm 100.
C. Sản lượng cân bằng giảm 125.
D. Sản lượng cân bằng tăng 50.
-
Câu 11:
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng chi tiêu chính phủ 50 là:
A. Sản lượng cân bằng tăng 50.
B. Sản lượng cân bằng tăng 100.
C. Sản lượng cân bằng tăng 125.
D. Sản lượng cân bằng tăng 50.
-
Câu 12:
Cơ sở tiền tệ thay đổi khi:
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.
B. Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
C. Kho bạc Nhà nước bán tín phiếu cho cán bộ công nhân viên trường ĐH kinh tế TpHCM.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 13:
Cơ sở tiền tệ tăng khi:
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) bán trái phiếu chính phủ.
B. Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
C. NHNN mua USD Mỹ trên thị trường ngoại hối.
D. Câu B và C đúng.
-
Câu 14:
Cơ sở tiền tệ giảm khi:
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) mua trái phiếu chính phủ.
B. Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
C. NHNN bán USD Mỹ trên thị trường ngoại hối.
D. Câu B và C đúng
-
Câu 15:
Nếu ban đầu lãi suất đang cao hơn mức cân bằng thì quá trình nào sau đây sẽ làm cho lãi suất trở về mức cân bằng?
A. Mọi người mua hàng hoá để tiêu hết số tiền thừa, làm giảm giá hàng hoá, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
B. Mọi người bán hàng hoá để tiêu hết số tiền thừa, làm giảm giá hàng hóa, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
C. Mọi người bán trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
D. Mọi người mua trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
-
Câu 16:
Nếu ban đầu lãi suất đang thấp hơn mức cân bằng thì quá trình nào sau đây sẽ làm cho lãi suất tăng lên mức cân bằng?
A. Mọi người bánh àng hoá để có đủ tiền tiêu, làm giảm giá hàng hoá, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
B. Mọi người bán trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm giảm giá trái phiếu và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
C. Mọi người bán trái phiếu để có đủ tiền tiêu, làm giảm giá trái phiếu, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
D. Mọi người mua trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
-
Câu 17:
Lượng tiền cơ sở không thay đổi trong tình huống nào dưới đây?
A. Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
B. Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHNW.
C. Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 18:
Hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết tổng cầu phụ thuộc vào:
A. Độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất.
B. Độ co dãn của cầu tiêu dùng đối với tỉ giá hối đoái.
C. Độ co dãn của cầu đầu tư đối với tỉ giá hối hoái.
-
Câu 19:
Với một thay đổi nhất định của lượng cung tiền thì:
A. Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu tiền rất thoải.
B. Tổng cầu không thay đổi.
C. Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu tiền rất dốc.
-
Câu 20:
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi:
A. Đường cầu tiền và đường cầu đầu tư càng thoải.
B. Đường cầu tiền càng thoải, và đường cầu đầu tư càng dốc.
C. Đường cầu tiền càng dốc, và đường cầu đầu tư càng thoải.
D. Đường cầu tiền càng dốc, và đường AE càng thoải.
-
Câu 21:
Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi:
A. Đường cầu tiền càng dốc.
B. Đường cầu đầu tư càng thoải.
C. Đường AE càng dốc.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 22:
Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng yếu khi:
A. Đường cầu tiền càng thoải.
B. Đường cầu đầu tư càng dốc.
C. Đường AE càng thoải.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 23:
Chính sách tiền tệ ít hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi:
A. Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư đều tương đối thoải.
B. Đường cầu tiền tương đối dốc và đường cầu đầu tư tương đối thoải.
C. Đường cầu tiền tương đối thoải và đường cầu đầu tư tương đối dốc.
D. Đường AE tương đối dốc.
-
Câu 24:
Chính sách tiền tệ sẽ có ảnh hưởng yếu đến tổng cầu khi độ co dãn của cầu tiền với lãi suất là:
A. Lớn, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất lớn.
B. Lớn, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất nhỏ.
C. Nhỏ, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất lớn.
D. Nhỏ, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất nhỏ.
-
Câu 25:
Giả sử một nền kinh tế có cầu tiền rất co dãn với sự thay đổi của lãi suất. Vấn đề nảy sinh khi thực hiện chính sách tiền tệ ở nước đó là:
A. Chính sách tiền tệ rất hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu.
B. Sự thay đổi của lãi suất sẽ ít tác động tới cầu đầu tư.
C. Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ gây ra sự thay đổi rất lớn của lãi suất.
D. Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ gây ra sự thay đổi rất nhỏ của lãi suất.
-
Câu 26:
Các ngân hàng có xu hướng giữ dự trữ dư thừa cho mục đích dự phòng:
A. Để tránh tình trạng không có khả năng thanh toán.
B. Để tránh chi phí vay nóng với lãi suất cao từ các ngân hàng khác.
C. Để tránh chi phí vay chiết khấu từ NHTW.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 27:
Theo cách tiếp cận thu nhập-chi tiêu, tăng thâm hụt ngân sách cơ cấu sẽ làm:
A. Tăng thu nhập quốc dân.
B. Không ảnh hưởng đến tiêu dùng tự định.
C. Không ảnh hưởng đến đầu tư.
D. Tất cả các điều kể trên.
-
Câu 28:
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng chính phủ giảm chi tiêu. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
A. Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
B. Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
C. Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
D. Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
-
Câu 29:
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng các hộ gia đình tăng tiêu dùng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
A. Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
B. Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
C. Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
D. Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
-
Câu 30:
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng giá các nguyên liệu thiết yếu nhập khẩu tăng mạnh. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
A. Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
B. Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
C. Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
D. Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.