1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Chính sách tài khóa thắt chặt cùng với chính sách tiền tệ mở rộng tạo ra:
A. GNP cao – lãi suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
B. GNP thấp – lãi suất có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
C. Lãi suất cao – GNP có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
D. Lãi suất thấp – GNP có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
-
Câu 2:
Câu nào trong số các câu dưới đây diễn tả tri thức công nghệ tăng lên?
A. Một nông dân phát hiện ra rằng trông cây nào vào mùa xuân tốt hơn trồng vào mua hè
B. Một nông dân mua thêm một máy kéo
C. Một nông dân thuê lao động thêm một ngày
D. Một nông dân gửi con đến học tại trường đại học nông nghiệp và người con trở về làm việc trong trang trại
-
Câu 3:
Nếu hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd, thì hàm tiết kiệm sẽ là:
A. S = 50 + 0,2Yd
B. S = 50 – 0,2Yd
C. S = -50 + 0,2Yd
D. S = -50 + 0,8Yd
-
Câu 4:
Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất giảm, tiêu dùng tăng, và đầu tư tăng. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
A. Chính sách tiền tệ mở rộng.
B. Chính sách tiền tệ thắt chặt.
C. Chính sách tài khoá thắt chặt.
D. Chính sách tài khoá mở rộng.
-
Câu 5:
Những đề xuất của chính sách ngân sách theo trường phái Keynes chủ yếu liên quan đến:
A. Tăng trưởng trong dài hạn.
B. Lạm phát trong dài hạn.
C. Cân dối ngân sách.
D. Chính sách chống chu kỳ.
-
Câu 6:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường cầu tiền danh nghĩa dịch chuyển sang phải?
A. GDP thực tế tăng lên.
B. Lãi suất giảm.
C. Mức giá chung giảm
-
Câu 7:
Lạm phát thấp hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
A. Những người nhận thu nhập cố định.
B. Những người cho vay theo lãi suất cố định.
C. Những người đi vay theo lãi suất cố định.
D. Những người tiết kiệm.
-
Câu 8:
Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP?
A. Tăng giá xe đạp Thống Nhất
B. Tăng giá xe tăng do Bộ Quốc Phòng mua
C. Tăng giá máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và được bán cho Lào
D. Tăng giá xe máy Spacy được sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam
-
Câu 9:
Nhân tố nào dưới đây không làm tăng GDP trong dài hạn (chọn 2 đáp án đúng)?
A. Công nhân được đào tạo tốt hơn
B. Tăng mức cung tiền
C. Đầu tư thay thế bộ phận tư bản đã hao mòn
D. Cả B và C
-
Câu 10:
Số nhân chi tiêu chính phủ được sử dụng để tính:
A. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
B. Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị chi tiêu chính phủ.
C. Sự thay đổichi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
D. Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
-
Câu 11:
Trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá thả nổi, việc tăng chi tiêu chính phủ, thì ban đầu lãi suất có xu hướng tăng và do đó:
A. lấn át một phần đầu tư tư nhân, nhưng đầu tư giảm ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ
B. lấn át đầu tư một khối lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
C. thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
D. thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
-
Câu 12:
Khi tăng cung ứng tiền tệ với mức giá chung không đổi sẽ làm:
A. Tăng tổng cung.
B. Tăng tổng cầu.
C. Giảm tổng cung.
D. Giảm tổng cầu.
-
Câu 13:
Số nhân thuế được sử dụng để tính:
A. Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
B. Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị thuế.
C. Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
D. Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
-
Câu 14:
Chính sách tài khóa thắt chặt thường giảm thâm hụt ngân sách chính phủ và giảm lãi suất, điều này gây ra:
A. Giảm trong đầu tư và xuất khẩu ròng, do đó giảm tác động của chính sách này tới tổng cầu.
B. Tăng trong đầu tư và xuất khẩu ròng, do đó giảm tác động của chính sách này tới tổng cầu.
C. Tăng trong đầu tư và xuất khẩu ròng, do đó tăng tác động của chính sách này tới tổng cầu.
D. Tăng trong đầu tư nhưng giảm xuất khẩu ròng, do đó giảm tác động của chính sách này tới tổng cầu.
-
Câu 15:
Từ năm 2001 đến 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP danh nghĩa. Điều này cho thấy:
A. Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này.
B. Người dân Việt Nam phải trả phần lớn thu nhập dưới dạng thuế thu nhập.
C. Mức giá chung đã tăng trong thời kỳ này.
D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP danh nghĩa.
-
Câu 16:
Lạm phát cao hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
A. Những người nhận thu nhập cố định.
B. Những người cho vay theo lãi suất cố định.
C. Những người đi vay theo lãi suất cố định.
D. Những người tiết kiệm.
-
Câu 17:
Giả sử một nước có dân số là 40 triệu người, trong đó 18 triệu người có việc làm và 2 triệu người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp của nước này là bao nhiêu?
A. 11%
B. 8%
C. 5%
D. 0.1
-
Câu 18:
Nếu chỉ số giá tiêu dùng là 120 năm 1994 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 10%, thì chỉ số giá tiêu dùng của năm 1995 là:
A. 130
B. 132
C. 144
D. 110
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là đúng?
A. Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt.
B. Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân trở nên vô trách nhiệm.
C. Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.
D. Việc trả tiền lương theo mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.
-
Câu 20:
Đầu tư gộp được xác định là:
A. Đầu tư ròng cộng với khoản thanh toán cổ tức của các hãng.
B. Đầu tư ròng trừ đi khoản giảm giá vốn.
C. Đầu tư ròng trừ đi khoản đầu tư thay thế.
D. Đầu tư rộng cộng với khoản giảm giá.
-
Câu 21:
Điều nào dưới đây có tác động thắt chặt chính sách tài khóa lớn nhất đến nền kinh tế?
A. Giảm việc mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ khoảng 100 tỉ đồng.
B. Giảm thanh toán chuyển giao khoảng 100 tỉ đồng.
C. Giảm thuế thu nhập khoảng 100 tỉ đồng.
D. Tăng thuế thu nhập khoảng 100 tỉ đồng.
-
Câu 22:
Điều gì dưới đây là một bất lợi chủ yếu của hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay?
A. Mỗi nước đều có thể kiểm soát cung tiền của nước mình.
B. Thị trường không thực hiện chức năng một cách hiệu quả.
C. Tỷ giá hối đoái dao động với biên độ rộng.
D. Điều chỉnh cán cân thanh toán khó khăn.
-
Câu 23:
Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
A. Để giao dịch.
B. Để dự phòng.
C. Để chuyển sức mua sang tương lai.
D. Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
-
Câu 24:
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
A. Tiết kiệm quốc dân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
B. Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
C. Tổng đầu tư tư nhân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
D. Tất cả các câu trên đúng.
-
Câu 25:
Một NHTM có thể tạo tiền bằng cách:
A. Bán trái phiếu cho chính phủ.
B. Tăng mức dự trữ.
C. Bán trái phiếucho NHTW.
D. Cho vay một phần số tiền huy động được.
-
Câu 26:
Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:
A. Thất nghiệp thấp.
B. Giá cả ổn định.
C. Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 27:
Tại bất kì một năm cho trước, mức thâm hụt việc làm bằng với:
A. Thâm hụt cơ cấu.
B. Thâm hụt chu kì.
C. Thâm hụt thực tế.
D. Ngân sách việc làm là zero.
-
Câu 28:
Sự kiện nào dưới đây tạo ra khả năng thành công hơn cho một chính sách tài khóa chống chu kì?
A. Dự báo về GDP kém chính xác hơn trước.
B. Các nhà kinh tế bất đồng trong việc tính quy mô số nhân.
C. Quốc hội tin rằng, ưu tiên đầu tiên của chính phủ là giảm thâm hụt ngân sách.
D. Nghiên cứu mới về kinh tế chỉ ra rằng, những thay đổi trong tổng cầu ảnh hưởng đến lạm phát ít hơn người ta tưởng trước đây.
-
Câu 29:
Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 129,5 (2000 là năm cơ sở), thì chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm:
A. 129,5% so với năm 2000.
B. 29,5% so với năm 2000.
C. 129,5% so với năm 2004.
D. 29,5% so với năm 2004.
-
Câu 30:
Thương mại quốc tế cho phép một nước:
A. Sản xuất và tiêu dùng tại một điểm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).
B. Sản xuất ở một điểm bên ngoài đường PPF nhưng không tiêu dùng ở điểm bên ngoài PPF.
C. Tiêu dùng ở một điểm bên ngoài đường PPF nhưng không sản xuất ở điểm bên ngoài PPF.
D. Không sản xuất và cũng không tiêu dùng ở một điểm bên ngoài đường PPF.