1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ năm 1960, ngay giữa lúc kinh tế đang đình trệ cấp độ nhẹ. Ông đã lập tức đề xuất cắt giảm thuế theo như chính sách tài chính Keynes. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế đến năm 1964 mới được ban hành và những tác động của nó đã không phát huy tác dụng cho đến vài năm sau nữa. Trước lúc đó, tình hình nền kinh tế Mỹ đã thay đổi theo chiều hướng khác, việc cắt giảm thuế trở nên không còn hiệu quả. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sự chậm trễ trong quá trình thông qua chính sách của Tổng thống Kennedy thể hiện độ trễ ngoài
B. Sự chậm trễ trong quá trình thông qua chính sách của Tổng thống Kennedy thể hiện độ trễ trong
C. Việc chính sách cắt giảm thuế được ban hành năm 1964 nhưng chưa phát huy hiệu quả ngay thể hiện cả độ trễ trong và độ trễ ngoài.
D. Việc chính sách cắt giảm thuế được ban hành năm 1964 nhưng chưa phát huy hiệu quả ngay không thể hiện được độ trễ của chính sách thuế
-
Câu 2:
Tổng cầu (AD) không dịch chuyển khi yếu tố nào sau thay đổi:
A. Mức giá chung
B. Chi tiêu của chính phủ
C. Thu nhập của dân chúng
D. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Câu 3:
Lợi nhuận mà 1 công ty A của Việt Nam thu được ở Mỹ sẽ được tính vào:
A. GDP của Việt Nam
B. GDP của Mỹ
C. GNP của Việt Nam
D. Cả GNP của Việt Nam và GDP của Mỹ
-
Câu 4:
GDP theo giá yếu tố sản xuất bằng:
A. GDP theo giá thị trường – khấu hao
B. GDP theo giá thị trường – thuế gián thu
C. GDP theo giá thị trường – thuế trực thu
D. GDP theo giá cố định – thuế gián thu
-
Câu 5:
Bản chất của chỉ số giảm phát GDP là:
A. Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm hiện hành so với năm gốc
B. Chỉ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện hành so với năm gốc
C. Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm hiện hành so với năm trước
D. Chỉ số giá của mẫu hàng hóa tiêu thụ ở năm hiện hành so với năm gốc
-
Câu 6:
Chỉ số giá hàng tiêu dùng là mức giá trung bình của những hàng hóa và dịch vụ mà 1 gia đình mua ở:
A. Kỳ hiện hành so với kỳ gốc
B. Kỳ hiện hành so với kỳ trước
C. Kỳ trước so với kỳ gốc
D. Kỳ hiện hành so với kỳ sau
-
Câu 7:
Giả sử lãi suất thực năm X1 là 5%; lạm phát dự kiến là 7%. Vậy lãi suất danh nghĩa là:
A. 2%
B. 5%
C. 7%
D. 12%
-
Câu 8:
Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích trường hợp nào sau đây hơn?
A. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỷ lệ lạm phát 1%
B. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỷ lệ lạm phát là 14%.
C. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỷ lệ lạm phát là 25%.
D. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỷ lệ lạm phát là 9%.
-
Câu 9:
GDP danh nghĩa năm 1997 là 6000 tỷ. GDP danh nghĩa năm 1998 là 6500 tỷ. Chỉ số giá năm 1997 là 120. Chỉ số giá năm 1998 là 125. Tỷ lệ tăng trưởng năm 1998 là:
A. 0.04
B. 0.0833
C. 0.045
D. 0.1
-
Câu 10:
Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân mậu dịch (cán cân thương mại) của 1 nước:
A. Đồng nội tệ xuống giá so với ngoại tệ
B. Sự gia tăng đầu tư trựp tiếp nước ngoài
C. Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng
D. Xuất khẩu giảm mạnh trong khi nhập khẩu tăng
-
Câu 11:
Trên đồ thị trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng ghe mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi:
A. Mức giá chung thay đổi
B. Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách
C. Thu nhập quốc gia thay đổi
D. Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể
-
Câu 12:
Khi đầu tư nước ngoài vào Việt nam tăng, nếu các yếu khác không đổi, Việt nam sẽ:
A. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thanh toán
B. Tăng xuất khẩu ròng
C. Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 13:
GDP danh nghĩa là 4000 tỷ vào năm 1 và 4400 tỷ vào năm 2. Nếu chọn năm 1 là năm cơ sở (năm gốc) thì:
A. Chỉ số giá chung là 110
B. Giá gia tăng bình quân là 10% mỗi năm
C. GDP thực không đổi
D. Chỉ số giá chung là 90,9
-
Câu 14:
Trong tình hình nền kinh tế bị lạm phát hiện nay, để kiềm chế lạm phát chính phủ áp dụng các biện pháp:
A. Thắt chặt tiền tệ
B. Cắt giảm các khoản chi tiêu công
C. Chính phủ phát hành trái phiếu, công trái trong nhân dân
D. Bán trái phiếu cho công chúng
-
Câu 15:
Những khoản nào sau đây được tính vào đầu tư của nền kinh tế:
A. Tiền mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp
B. Tiền chi xây dựng nhà mới của hộ gia đình
C. Tiền mua văn phòng phẩm trong công ty
D. Tiền mua ô tô của người dân để đi lại
-
Câu 16:
Biết rằng m’’ là số nhân tổng cầu của nền kinh tế mở, m’ là số nhân tổng cầu của nền kinh tế đóng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. m’’ > m’
B. m’’ < m’
C. m’’ ≥ m’
D. m’’ ≤ m’
-
Câu 17:
Cho các nhân tố sau:(1) Giảm phát, lạm phát; (2) Cung cầu ngoại hối; (3) Tình hình thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế; (4) Mức chênh lệch giữa lãi suất của 2 dòng tiền; (5) Hàm lượng vàng của tiền tăng lên hay giảm đi; (6) Thu nhập thực tế tính theo đầu người tăng lên; (7) Mức chênh lệch lạm phát trong điều kiện nền kinh tế khép kín; (8) Mức chênh lệch lạm phát trong điều kiện nền kinh tế mở. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái?
A. 1, 2, 3, 4, 5, 7
B. 1, 2, 3, 4, 6, 7
C. 1, 2, 3, 4, 5, 8
D. 1, 2, 3, 4, 6, 8
-
Câu 18:
Tổng cầu (AD) là tổng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ nội địa cho thành phần:
A. Hộ gia đình
B. Doanh nghiệp
C. Chính phủ
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 19:
Khoản nào sau đây không được tính vào GDP:
A. Sản phẩm trung gian
B. Sản phẩm cuối cùng
C. Sản phẩm cuối cùng – sản phẩm trung gian
D. Tổng sản lượng sản xuất – sản phẩm cuối cùng
-
Câu 20:
Lạm phát do đầu tư quá mức sẽ làm cho:
A. Sản lượng giảm, giá giảm
B. Sản lượng tăng, giá tăng
C. Sản lượng không đổi, giá tăng
D. Sản lượng tăng, giá giảm
-
Câu 21:
Lãi suất chi phí đẩy xảy ra khi:
A. Tiền lương danh nghĩa giảm
B. Giá các yếu tố chi phí sản xuất giảm
C. Chi phí thuế giảm
D. Giá các yếu tố chi phí sản xuất tăng mạnh
-
Câu 22:
Theo cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu nếu GDP thực tế nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì:
A. Mức giá sẽ giảm để khôi phục trạng thái cân bằng.
B. Nhập khẩu đang quá lớn.
C. GDP thực tế sẽ giảm.
D. Tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng.
-
Câu 23:
Với một nền kinh tế nhỏ, mở:
A. trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không.
B. trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không.
C. trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không.
D. trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tiền tệ thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tiền tệ làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tài khoá thì không
-
Câu 24:
Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp có thể trở nên bất lợi hơn khi:
A. Mọi người tin rằng lạm phát sẽ tăng tốc.
B. Nền kinh tế trải qua một cú sốc cung bất lợi.
C. Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng.
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 25:
Ràng buộc ngân sách của các hộ gia đình trong mô hình hai thời kỳ có thể viết như sau:
A. C1 + C2 = Yd1 + Yd2
B. C1 + C2/(1 + r) = Yd1 + Yd2/(1 + r).
C. C2 + C1(1 + r) = Yd2 + Yd1(1 + r).
D. Cả B và C đúng.
-
Câu 26:
Theo mô hình Baumol-Tobin, lượng cầu về tiền thực tế sẽ giảm nếu:
A. Chi phí đến ngân hàng giảm.
B. Tỉ lệ lạm phát giảm
C. Chi tiêu giảm.
D. Câu A và C
-
Câu 27:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2008 là:
A. 7,8%
B. 8,5%
C. 8,2%
D. 6,2%
-
Câu 28:
Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế độc lập với thu nhập, khi chính phủ tăng trợ cấp 100 cho các hộ gia đình, với mỗi mức lãi suất cho trước đường IS sẽ dịch chuyển sang phải một lượng bằng:
A. 100
B. 200
C. 300
D. 400
-
Câu 29:
Nếu Ngân hàng Trung ương giảm cung tiền và chính phủ muốn duy trì tổng cầu ở mức ban đầu, chính phủ cần:
A. giảm chi tiêu chính phủ.
B. tăng thuế.
C. yêu cầu NHTƯ bán trái phiếu trên thị trường mở.
D. tăng thuế và chi tiêu chính phủ cùng một lượng
-
Câu 30:
Trong một nền kinh tế nhỏ, mở với tỷ giá cố định, nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền:
A. thu nhập quốc dân sẽ không bị ảnh hưởng.
B. sự gia tăng ban đầu của cung tiền sẽ bị triệt tiêu nếu Ngân hàng Trung ương duy trì tỷ giá cố định.
C. đường LM ban đầu dịch chuyển sang phải, sau đó lại dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.