1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Việc giảm tỉ lệ dự trữ/tiền gửi sẽ làm tăng cung ứng tiền tệ thông qua:
A. Tăng cở sở tiền tệ.
B. Tăng số nhân tiền.
C. Giảm tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi.
D. Giảm lãi suất chiết khấu.
-
Câu 2:
Số nhân tiền sẽ tăng nếu:
A. Ngân hàng trung ương quyết định mua trái phiếu chính phủ.
B. NHTW bán trái phiếu chính phủ.
C. Người dân quyết định giữ ít tiền mặt hơn so với tiền gửi.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 3:
Các ngân hàng có xu hướng giảm tỉ lệ dự trữ đến mức tối thiểu vì:
A. Dự trữ không có lãi suất.
B. Dự trữ lớn hơn có nghĩa khả năng thanh khoản thấp hơn.
C. Tiền gửi là tài sản của ngân hàng, còn dự trữ thì không.
D. Tỉ lệ dự trữ càng lớn thì vị thế của ngân hàng càng yếu.
-
Câu 4:
Giá trị của số nhân tiền:
A. Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
B. Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
C. Do NHTW trực tiếp điều tiết
D. Tăng khi tỉ lệ dự trữ giảm.
-
Câu 5:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỉ lệ tiền mặt càng nhỏ thì:
A. Tỉ lệ dự trữ càng lớn.
B. Số nhân tiền càng nhỏ.
C. Số nhân tiền càng lớn.
D. Cơ sở tiền càng nhỏ.
-
Câu 6:
Thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
A. Lãi suất thực tế.
B. Tiền mặt không được trả lãi.
C. Tỉ lệ lạm phát.
D. Lãi suất danh nghĩa.
-
Câu 7:
Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
A. Để giao dịch.
B. Để dự phòng.
C. Để chuyển sức mua sang tương lai.
D. Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
-
Câu 8:
Nếu bạn mang tiền khi đến lớp để phòng trường hợp giáo viên yêu cầu phải mua ngay tài liệu, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
A. Cầu dự phòng về tiền.
B. Cầu đầu cơ về tiền.
C. Cầu giao dịch về tiền.
D. Không phải các động cơ trên.
-
Câu 9:
Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi:
A. Lãi suất không thay đổi.
B. GDP thực tế không thay đổi.
C. Cung tiền bằng với cầu tiền.
D. Câu A và C đúng.
-
Câu 10:
Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang:
A. Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
B. Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
C. Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
D. Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
-
Câu 11:
Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến vị trí của đường cung tiền?
A. Quyết định chính sách của NHTW.
B. Lãi suất.
C. Quyết định cho vay của các NHTM.
D. Hoạt động thị trường mở
-
Câu 12:
Với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi:
A. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn.
B. Thu nhập cao hơn.
C. Mức giá cao hơn.
D. Tất cả các câu trên đúng.
-
Câu 13:
Lý thuyết ưa thích thanh khoản về lãi suất của Keynes cho rằng lãi suất được quyết định bởi.
A. Cung và cầu vốn.
B. Cung và cầu tiền.
C. Cung và cầu lao động.
D. Tổng cung và tổng cầu.
-
Câu 14:
Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, việc cắt giảm lãi suất:
A. Làm tăng lượng cầu tiền.
B. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
C. Làm giảm lượng cầu tiền.
D. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải.
-
Câu 15:
Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, tăng lãi suất:
A. Làm tăng lượng cầu tiền.
B. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
C. Làm giảm lượng cầu tiền.
D. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải
-
Câu 16:
Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá giảm:
A. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
B. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
C. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
D. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
-
Câu 17:
Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự gia tăng trong cung tiền là:
A. Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
B. Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
C. Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
D. Làm dịch chuyển tổng cung sang trái
-
Câu 18:
Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự cắt giảm mức cung tiền là:
A. Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
B. Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
C. Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
D. Làm dịch chuyển tổng cung sang trái.
-
Câu 19:
Nếu như lý do để bạn giữ tiền là để trả tiền thuê nhà thì các nhà kinh tế học sẽ xếp khoản tiền đó vào:
A. Động cơ đầu cơ của bạn.
B. Động cơ thu nhập của bạn.
C. Động cơ dự phòng của bạn.
D. Động cơ giao dịch.
-
Câu 20:
Lý do nào dưới đây để mọi người giữ tiền cho những khoản chi tiêu theo kế hoạch?
A. Đơn vị hạch toán.
B. Động cơ giao dịch.
C. Động cơ đầu cơ.
D. Động cơ dự phòng.
-
Câu 21:
Lượng tiền mà mọi người nắm giữ để dùng cho giao dịch:
A. Là một số không đổi theo thời gian.
B. Không có quan hệ gì với lãi suất.
C. Không có quan hệ gì với thu nhập mà mọi người kiếm được.
D. Phụ thuộc dương vào thu nhập và phụ thuộc âm vào lãi suất.
-
Câu 22:
Nếu bạn mang tiền theo mình nhiều để đề phòng trường hợp các bạn rủ ở lại ăn trưa, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
A. Cầu tiền dự phòng của bạn.
B. Cầu tiền đầu cơ của bạn.
C. Cầu tiền giao dịch của bạn.
D. Câu A và C
-
Câu 23:
Nếu bạn gửi tiền trong tài khoản để chờ mua khi giá cổ phiếu giảm, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
A. Cầu tiền dự phòng của bạn.
B. Cầu tiền đầu cơ của bạn.
C. Cầu tiền giao dịch của bạn.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 24:
Giả sử bạn đang xem xét để quyết định mua một cổ phiếu. Nếu bạn nghĩ giá cổ phiếu sẽ thấp hơn trong tuần tới thì lý do để bây giờ bạn giữ tiền trong tay mà không mua cổ phiếu được coi là:
A. Cầu tiền dự phòng của bạn.
B. Cầu tiền đầu cơ của bạn.
C. Cầu tiền giao dịch của bạn.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 25:
Chi phí của việc giữ tiền tăng lên khi:
A. Sức mua của đồng tiền tăng lên.
B. Lãi suất tăng lên.
C. Giá của hàng hóa và dịch vụ giảm.
D. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
-
Câu 26:
Lượng tiền danh nghĩa là:
A. Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ hiện hành.
B. Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ vào năm gốc.
C. Lượng tiền được tính bằng số đơn vị GDP.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 27:
Khi các yếu tố khác không đổi, mức giá tăng lên gấp 2 lần có nghĩa là:
A. Cầu tiền thực tế tăng lên gấp 2 lần.
B. Cầu tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
C. Cung tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
D. Cầu tiền danh nghĩa vẫn không thay đổi.
-
Câu 28:
Lượng tiền thực tế bằng:
A. Thu nhập danh nghĩa chia cho mức giá.
B. Lượng tiền danh nghĩa chia cho mức giá.
C. Mức giá chia cho lượng tiền danh nghĩa.
D. Lượng tiền danh nghĩa chia cho thu nhập danh nghĩa.
-
Câu 29:
Lượng tiền danh nghĩa bằng:
A. Lượng tiền thực tế nhân với mức giá.
B. GDP thực tế nhân với mức giá.
C. GDP nhân với chỉ số điều chỉnh GDP.
D. Lượng tiền thực tế chia cho mức giá.
-
Câu 30:
Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, GDP thực tế tăng lên thì:
A. Cầu tiền thực tế tăng lên.
B. Cầu tiền thực tế giảm đi.
C. Không có ảnh hưởng gì đến cầu tiền thực tế.
D. Cầu tiền thực tế sẽ tăng lên đến một mức nào đó, và sau đó nó sẽ tự động giảm xuống.