500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiêu hao năng lượng cho lao động thể lực không phụ thuộc vào yếu tố?
A. Năng lượng cần thiết cho động tác lao động
B. Thời gian lao động
C. Kích thước cơ thể
D. Giới tính
-
Câu 2:
Lipid nào sau đây là loại acid béo no không có mạch nối đôi:
A. Oleic
B. Panmitic
C. a-linoleic
D. Arachidonic
-
Câu 3:
Lipid nào sau đây là loại acid béo không no có ít nhất 1 nối đôi:
A. Linoleic
B. Butiric
C. Caprilic
D. Stearic
-
Câu 4:
Nếu nhu cầu protein trong khẩu phần ăn thiếu trường diễn cơ thể sẽ dễ mắc:
A. Bệnh ung thư
B. Bệnh tim mạch
C. Tăng đào thải calci
D. Suy dinh dưỡng
-
Câu 5:
Sử dụng thừa protein quá lâu cơ thể sễ dẫn tới:
A. Tăng đào thải calci
B. Tăng đào thải phospho
C. Kém hấp thu các vi chất dinh dưỡng
D. Rối loạn dung nạp đường trong máu
-
Câu 6:
Lipid là hợp chất hữu cơ có thành phần chính là:
A. Triglyxerid-este
B. Triglyxerid-este của glycerin
C. Triglyxerid-este của glycerin và các acid béo
D. Triglyxerid-este và các acid béo
-
Câu 7:
Lipid ở sữa có đặc điểm nào sau đây?
A. Có nhiều photphatid là 1 photpho lipit quan trọng, có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa
B. Có nhiều acid béo no cần thiết, có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa
C. Ở trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao, Có nhiều acid béo no cần thiết
D. Có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa. Có nhiều photphatid và ở trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao
-
Câu 8:
Trong 3 tháng đầu, người mẹ cần bổ sung thêm năng lượng so với lúc mang thai khoảng:
A. 100 kcal
B. 200
C. 300
D. 350
-
Câu 9:
Ước tính để cung cấp được 100 ml sữa, khẩu phần ăn của người mẹ cần tăng khoảng bao nhiêu kcal:
A. 50-75
B. 70-85
C. 80-95
D. 100-115
-
Câu 10:
Các nghiên cứu cho thấy, bằng chứng transacid được tạo ra khi dầu thực vật hydrogen hóa lại có tác dụng:
A. Phát triển hệ thần kinh của thai nhi
B. Giảm cân nặng của thai nhi và vòng đầu
C. Là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E
D. Giảm nguy cơ đẻ non
-
Câu 11:
Lượng Calci mà người mẹ chuyển cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh ra:
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
-
Câu 12:
Không được vitamin A liều cao trên 15 UI/ ngày trong thời kì mang thai vì:
A. Gây vàng da
B. Gây dị tật thai nhi
C. Gây đau đầu, rụng tóc
D. Gây khô da, sạm da
-
Câu 13:
Trẻ dưới 12 tháng tuổi phải được ăn tuần tự các loại thức ăn như sau:
A. Lỏng, bột, loảng, cháo, cơm
B. Lỏng, bột, đặc, cháo, cơm
C. Lỏng, bột lỏng, bột đặc, cháo, cơm
D. Bột lỏng, bột đặc, cháo , cơm
-
Câu 14:
Trẻ sinh đủ tháng, nguồn dự trữ sắt có thể đủ:
A. trong 3 tháng đầu
B. trong 4 tháng đầu
C. trong 5 tháng đầu
D. trong 6 tháng đầu
-
Câu 15:
So với sữa bò, thì protein trong sữa mẹ có:
A. Protein ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết
B. Protein nhiều hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết
-
Câu 16:
Trong 2 tuần lễ đầu, trong 1 ml sữa mẹ có tới:
A. 2000 bạch cầu
B. 4000
C. 6000
D. 8000
-
Câu 17:
Khi trẻ bú, sẽ kích thích tuyến yên tiết prolactin và oxytocin, prolactin có tác dụng:
A. Kích thích tế bào tuyến sữa tạo sữa
B. Bài tiết sữa
C. Co hồi tử cung sau đẻ
D. Cầm máu sau đẻ
-
Câu 18:
Ý nào sau đây không đúng, trẻ từ 4-6 tháng tuổi chỉ nên cho thức ăn bổ sung khi:
A. Trẻ tăng cân không đều mặc dù được nuôi bằng sữa mẹ
B. Sau khi bú mẹ vẫn thấy trẻ đói
C. Trẻ đã biết nhai, biết cắn
D. Có khả năng điều khiển hoạt động của lưỡi tốt hơn
-
Câu 19:
Ở người già, khối cơ bắp giảm nhanh hơn khối thịt khi tuổi tăng lên. thường sau 60 tuổi, khối cơ giảm khoảng:
A. 5%/ 10 năm
B. 7
C. 10
D. 15
-
Câu 20:
Ở người cao tuổi, tỷ lệ viêm teo dạ dày tăng lên có liên quan đến thiếu vitamin:
A. B3
B. B12
C. A
D. C
-
Câu 21:
Khoảng 1/2 người già trên 70 tuổi , thị lực kém là một suy giảm chức năng phổ biến nhất do:
A. Đục nhãn mắt
B. Thiếu vitamin A
C. Thiếu vitamin E
D. Thiếu vitamin C
-
Câu 22:
Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng và chất khoáng ở người già nên:
A. Dựa vào kết quả xét nghiệm và theo chỉ định của thầy thúc đặc biệt và với liều cao
B. Chỉ những người ăn không đủ chất dinh dưỡng
C. Chỉ áp dụng với những người mắc viêm eo dạ dày
D. Chỉ áp dụng với người già ở nhà hoặc viện dưỡng lão không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
-
Câu 23:
Đối với người già ở nhà hoặc viện dưỡng lão không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên bổ sung thêm vitamin D với liều lượng:
A. Khoảng 5-10 ug/ngày
B. 50-400
C. 500-1000
D. 5000-10000
-
Câu 24:
Những người già đang dùng thuốc thì nên:
A. Dùng thuốc trước bữa ăn
B. Dùng thuốc sau bữa ăn
C. Có chế độ ăn riêng để giảm thiểu phản ứng giữa thuốc và thức ăn
D. Uống thuốc với thật nhiều nước
-
Câu 25:
Gọi là suy dinh dưỡng protein năng lượng nhưng đây không chỉ là tình trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà thường thiếu kết hợp nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là:
A. Thiếu các vitamin
B. Thiếu các yếu đa vi lượng
C. Thiếu các yếu đa đa lượng
D. Thiếu các vi chất dinh dưỡng
-
Câu 26:
Thể suy dinh dưỡng nào sau đây không phải là suy dinh dưỡng nặng trên lâm sàng:
A. suy dinh dưỡng thể phù
B. suy dinh dưỡng thể teo đét
C. suy dinh dưỡng thể kết hợp
D. suy dinh dưỡng thể thấp còi
-
Câu 27:
Đối với các thể suy dinh dưỡng nặng, người ta thường sử dụng thang đo hay chỉ số nào để phân loại:
A. Wellcome
B. Waterlow
C. Chỉ số cân nặng trên chiều cao
D. Chỉ số cân nặng theo lứa tuổi
-
Câu 28:
Khác với suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng tể teo đét có thể xảy ra:
A. Ngay trong năm đầu đời
B. Chủ yếu trong nhóm trẻ từ 1-3 tuổi ( thể phù)
C. Chủ yếu trong nhóm trẻ từ 3-5 tuổi
D. Chủ yếu trong nhóm trẻ từ 5-7 tuổi
-
Câu 29:
Biến đổi tâm lý ở trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét là:
A. Đôi khi lặng lẽ, mệt mỏi
B. Hay quấn khóc, mệt mỏi ( thể phù )
C. Mệt mỏi
D. Trẻ kích thích, khó ngủ
-
Câu 30:
Hậu quả do bị suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ làm ảnh hưởng lâu dài đến khả năng ............ ở tuổi trưởng thành:
A. Mắc bệnh béo phì
B. Mắc cách bệnh mạn tính
C. Lao động thể lục, trí lực cũng như 1 số bệnh mạn tính
D. Khả năng học tập và lao động