500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gọi là vùng nguy cơ thiếu dinh dưỡng thấp, khi tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới -2SD:
A. Cao hơn 30%
B. Từ 15 - 30%
C. Dưới 15%
D. Dưới 10%
-
Câu 2:
Các chỉ tiêu sức khỏe nào sau đây hay dùng trong các hệ thống giám sát dinh dưỡng:
A. Vòng đầu, Vòng ngực, Vòng cánh tay
B. Vòng ngực, Vòng bụng, Vòng mông
C. Cân nặng trẻ sơ sinh, Cân nặng, chiều cao trẻ em theo tuổi
D. Vòng cánh tay, Vòng đùi
-
Câu 3:
Tỷ lệ tử vong của trẻ từ 0-1tuổi / 1000 sơ sinh sống đã được dùng như là chỉ tiêu của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, điều này phản ánh dinh dưỡng ở thời kỳ :
A. Thai nhi trong bụng mẹ
B. Bú mẹ
C. Ăn sam
D. Chuyển tiếp chế độ ăn
-
Câu 4:
Trong thời kỳ chuyển tiếp, vấn đề dinh dưỡng ở nước ta có những đặc điểm:
A. Khẩu phần ăn của người dân ngày càng nhiều rau xanh
B. Các bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu giảm đi
C. Các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng ngày càng tăng lên
D. Các bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu giảm đi, Các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng ngày càng tăng lên
-
Câu 5:
Vì sao bát đĩa thìa đũa cần đẹp?
A. Để tránh mắc các bệnh đường tiêu hoá
B. Để tạo cảm giác ăn ngon miệng
C. Để giúp người ăn có ý thức giữ gìn không làm mất, làm hỏng
D. Để bày trí bàn ăn cho đẹp
-
Câu 6:
Phương pháp nào sau đây có nhiều ưu điểm khi sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại cộng đồng:
A. Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống
B. Phương pháp lâm sàng
C. q Phương pháp nhân trắc học
D. Phương pháp hóa sinh
-
Câu 7:
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phương pháp nào sau đây được sử dụng:
A. Phương pháp miễn dịch học
B. Phương pháp sinh học phân tử
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào
D. Phương pháp hóa sinh
-
Câu 8:
Khi bảo quản thực phẩm cần hiểu rõ các tính chất của nó để có cách bảo quản thích hợp. Tính chất nào sau đây của thực phẩm là không cần quan tâm:
A. Dễ bị oxy hoá
B. Dễ bị nhiễm trùng
C. Dẫn nhiệt kém
D. Dễ hoà tan
-
Câu 9:
Kích thước nhân trắc để đánh giá khối lượng cơ thể được biểu hiện bằng:
A. Chiều cao
B. Cân nặng
C. Vòng cánh tay
D. Vòng bụng
-
Câu 10:
Kích thước nhân trắc để đánh giá cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein được biểu hiện thông qua:
A. Cân nặng
B. Vòng cánh tay
C. Lớp mỡ dưới da
D. Chiều cao
-
Câu 11:
Để riêng rẽ thực phẩm sống và thực phẩm chín nhằm mục đích:
A. Để khi ăn không có mùi vị lạ do thực phẩm sống trộn lẫn vào
B. Để không lan các mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín
C. Để thuận lợi khi chế biến và sử dụng
D. Để dễ lựa chọn thực phẩm
-
Câu 12:
Những kích thước cơ bản nào sau đây thường được dùng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng tại thực địa cho mọi lứa tuổi:
A. Chiều cao, cân nặng, Vòng cánh tay, Vòng ngực
B. Nếp gấp da ở cơ tam đầu, Vòng cánh tay, Vòng ngực
C. Vòng cánh tay, vòng ngực, vòng bụng, vòng mông
D. Chiều cao, cân nặng, Nếp gấp da ở cơ tam đầu, Vòng cánh tay
-
Câu 13:
Trước khi đưa vào sản xuất hay chế biến, thực phẩm cần phải được:
A. Khử trùng
B. Hoà tan trong nước
C. Loại bỏ các phần khó tiêu
D. Chế biến sơ bộ
-
Câu 14:
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ càng thấp càng tốt được áp dụng đối với:
A. Các thực phẩm có độ ẩm cao
B. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
C. Sữa và nước ép trái cây
D. Thịt và cá
-
Câu 15:
Những kích thước cơ bản nào sau đây thường được dùng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng tại thực địa cho trẻ em trước tuổi đi học:
A. Vòng đầu, vòng ngực, vòng bụng
B. Vòng cánh tay, Nếp gấp da ở cơ tam đầu và nhị đầu
C. Nếp gấp da ở cơ tam đầu và nhị đầu, Vòng đầu, vòng ngực
D. Chiều cao, chiều dài nằm, cân nặng, Vòng cánh tay
-
Câu 16:
Theo bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng của Waterlow, đối tượng có chiều cao theo tuổi trên - 2SD và cân nặng theo chiều cao dưới -2SD, được đánh giá:
A. Bình thường
B. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
C. Suy dinh dưỡng thể thấp còi
D. Suy dinh dưỡng thể gầy còm
-
Câu 17:
Các thực phẩm có độ ẩm cao là môi trường rất tốt cho các vi khuẩn phất triển, do đó cần bảo quản ở nhiệt độ:
A. Càng cao càng tốt
B. Càng thấp càng tốt
C. Luôn luôn phải giữ trên 60oC
D. Bình thường
-
Câu 18:
Theo bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng của Waterlow, đối tượng có chiều cao theo tuổi dưới - 2SD và cân nặng theo chiều cao trên -2SD, được đánh giá:
A. Bình thường
B. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
C. Suy dinh dưỡng thể thấp cò
D. Suy dinh dưỡng thể gầy còm
-
Câu 19:
Đối với thực phẩm đã chế biến nhưng chưa sử dụng ngay (trong vòng 2giờ) cần phải được bảo quản bằng cách:
A. Đậy kín
B. Giữ nóng ở nhiệt độ trên 600C
C. Giữ lạnh < 50C
D. Tuỳ loại thực phẩm có thể dùng một trong 3 biện pháp đậy kín, giữ ở nhiệt độ > 600C hoặc < 50C
-
Câu 20:
Theo bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng của Waterlow, đối tượng có chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao dưới - 2SD, được đánh giá:
A. Bình thường
B. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
C. Suy dinh dưỡng thể thấp còi
D. Suy dinh dưỡng nặng kéo dài
-
Câu 21:
Dựa vào cân nặng theo tuổi, cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, nhưng KHÔNG:
A. Phân biệt được tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây hay kéo dài đã lâu
B. Phân biệt được mức độ thiếu dinh dưỡng
C. Dựa vào thang phân loại của Gomez
D. Xác định được suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
-
Câu 22:
Phương pháp thanh trùng kiểu Pasteur thường áp dụng với loại thực phẩm nào sau đây:
A. Thịt, cá
B. Trứng, sữa
C. Rau quả
D. Sữa tươi và nước ép quả
-
Câu 23:
Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm có thể giữ nguyên chất lượng và thành phần dinh dưỡng của đa số thực phẩm là:
A. < 5oC
B. 5 - < 10oC
C. 10 - < 15oC
D. 15 - < 20oC
-
Câu 24:
Yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến sự tồn tại của vi khuẩn trong thức ăn là:
A. Thành phần thực phẩm
B. Nhiệt độ
C. Thời gian bảo quản
D. Độ ẩm
-
Câu 25:
Nhiệt độ để giữ nóng thực phẩm là:
A. 40oC
B. 50oC
C. 60oC
D. 80oC
-
Câu 26:
Bảo quản thực phẩm bằng cách lên men tạo acid hữu cơ thường có PH từ:
A. <=2
B. <=3
C. <=4
D. <=5
-
Câu 27:
Gia công nấu nướng thực phẩm không nhằm mục đích này:
A. Tăng khả năng đồng hoá
B. Bảo quản tối đa các chất dinh dưỡng quý
C. Sát trùng nguyên liệu có khả năng bị nhiễm trùng
D. Giữ cho thực phẩm được tươi lâu
-
Câu 28:
Làm cho thực phẩm có tính cảm quan thơm ngon là mục đích của việc:
A. Lựa chọn thực phẩm
B. Bảo quản thực phẩm
C. Nấu nướng, chế biến thực phẩm
D. Phân loại thực phẩm
-
Câu 29:
Yêu cầu quan trọng nhất khi chọn mua thực phẩm là:
A. Giá rẻ
B. Nhiều
C. Tươi và sạch
D. Giá cả cao để có chất lượng tốt
-
Câu 30:
Nước lạnh và nước đá có làm chết vi trùng được không?
A. Làm chết các vi trùng gây bệnh đường ruột
B. Làm chết tất cả các loại vi trùng
C. Chỉ làm ức chế sự phát triển của vi trùng
D. Làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn và các loại ký sinh trùng gây bệnh